Hầu như người chơi khi mới bắt đầu tập đánh cầu lông thì thường hay chú trọng vào những kỹ thuật đánh cầu lông mà quên rằng cách cầm vợt cầu lông cũng là một trong những yếu tố quan trọng.
Nhất là ảnh hưởng đến hiệu quả trận đấu của bạn, cũng như giúp bạn không bị chấn thương ở cánh tay một cách ngoài ý muốn.
Bài viết này sẽ tổng hợp toàn bộ những cách thức cầm vợt cầu lông chuẩn và đúng cách nhất cho bạn.

1/ Vì sao phải cầm vợt cầu lông chuẩn, đúng cách

Với những ai chưa có nhiều kinh nghiệm hoặc là người mới bắt đầu chơi cầu lông có lẽ sẽ cho rằng đây là một kỹ thuật quá đơn giản, ai mà chẳng biết.
Nhưng thực sự cách cầm vợt chuẩn kỹ thuật là bước đầu tiên và quan trọng nhất để bạn chơi giỏi bộ môn thể thao này, vì sao lại như vậy?
Cách cầm vợt chuẩn, đúng cách
Cách cầm vợt chuẩn, đúng cách
Khi bạn cầm vợt cầu lông không đúng cách thì khả năng đánh cầu lông của bạn cũng bị hạn chế rất nhiều về phản xạ, lực đánh(không được mạnh) cho tới cảm giác cầu cũng kém hơn.Khi bạn cầm vợt sai cách thì rất dễ sẽ dẫn đến trường hợp là phần cổ tay bạn có thể bị chấn thương.Ngược lại nếu như bạn thực hiện động tác này đúng ngay từ đầu thì ngoài khắc phục được 2 nhược điểm trên thì sự tiến bộ của bạn khi đánh cầu lông có thể nói là nhìn thấy sự thay đổi rõ rệt qua từng buổi tập

2/ Kỹ thuật cầm vợt cầu lông chuẩn, đúng cách

2.1 Cách cầm vợt thuận tay chữ V (v-grip)

Đây được xem là cách cầm vợt cầu lông cơ bản nhất. Trước tiên, bạn hãy giữ phần tay thuận ở tư thế như đang chuẩn bị bắt tay. Các ngón tay hướng thẳng về phía trước. Sau đó, đặt vợt giữa lòng bàn tay sao cho mặt vợt vuông góc với mặt đất và nắm các ngón tay lại một cách nhẹ nhàng. 
Bạn đừng nên cầm vợt quá chặt. Hãy nhẹ nhàng nắm lấy cán vợt sao cho bạn có thể chuyển động cổ tay linh hoạt và di chuyển vợt một cách thoải mái nhất.
Bạn chỉ nên cầm chặt vợt khi thực hiện các cú đánh cầu. Ngón đeo nhẫn và ngón út sẽ giúp ngăn vợt trượt khỏi tay. Nếu cầm đúng tư thế, ngón cái và ngón trỏ của bạn sẽ tạo thành một hình chữ V, đây cũng là lý do vì sao cách cầm vợt này còn có tên gọi là V-grip.
 Cách cầm vợt thuận tay chữ V (v-grip)
Cách cầm vợt thuận tay chữ V (v-grip)

2.2 Cách cầm vợt cầu lông trái tay (backhand thumb grip)

Khi chơi cầu lông, đối thủ của bạn có thể thực hiện các cú đánh cầu từ nhiều hướng khác nhau, vì vậy bạn cần có khả năng thay đổi cách cầm vợt linh hoạt từ thuận tay sang trái tay để đáp trả các cú đánh này. Với cách cầm vợt trái tay, bạn sẽ dễ dàng thực hiện các cú đánh cầu sang phần sân bên kia của đối thủ.
Bạn phải đảm bảo mặt vợt luôn hướng về phía quả cầu đang bay tới để có thể đáp trả thành công cú đánh của đối thủ. Ngón cái phải được đặt chính xác trên cạnh của tay cầm song song với mặt vợt. Ngón cái là nguồn lực chính để giúp thực hiện các cú đánh cầu trái tay. Các ngón tay còn lại ôm nhẹ theo tay cầm.
 Cách cầm vợt cầu lông trái tay (backhand thumb grip)
Cách cầm vợt cầu lông trái tay (backhand thumb grip)
Tương tự như cách cầm vợt thuận tay, bạn nên thả lỏng khi cầm vợt và chỉ siết chặt khi thực hiện các cú đánh. Cách cầm vợt này có thể được sử dụng trong nhiều kiểu đánh như giao cầu thấp tay, giao cầu trái tay và chụp lưới.
Xem video bên dưới để hiểu rõ hơn nhé:
Lưu ý: Nếu ngón cái của bạn có cùng phương với khung và mặt vợt thì bạn đang cầm sai cách rồi đấy. Cách cầm vợt cầu lông như vậy sẽ khiến bạn đánh hỏng cầu rất nhiều.

2.3 Cách cầm vợt cầu lông kiểu cán búa (hammer grip)

Cách cầm vợt kiểu cán búa rất hữu ích khi bạn thực hiện các cú đập nhảy. Bạn còn nhớ cách cầm búa chứ? Bạn chỉ cần siết nhẹ nhàng các ngón tay vào phần tay cầm của vợt là đã thực hiện thành công cách cầm vợt này rồi. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý không để bất kỳ ngón tay nào bị che bởi các ngón còn lại. 
 Cách cầm vợt cầu lông kiểu cán búa (hammer grip)
Cách cầm vợt cầu lông kiểu cán búa (hammer grip)
Bạn có thể bắt đầu pha cầu bằng cách cầm vợt thuận tay. Sau đó, khi đang vung cánh tay và nhảy lên, bạn xoay cán vợt thật nhanh để tạo thành kiểu cầm cán búa. Cuối cùng, bạn siết chặt tay cầm khi thực hiện cú đánh cầu.

2.4 Cách cầm vợt cầu lông kiểu cán chảo (net tap grip hay pan hold grip)

Sở dĩ có tên như vậy là do cách bạn cầm vợt trong trường hợp này sẽ tương tự như cách cầm chảo nấu ăn vậy.
Đây là kiểu cầm vợt cần thiết khi đáp trả các cú đánh cầu gần lưới của đối thủ. Vào thời điểm thích hợp, trước khi quả cầu hạ độ cao, bạn cần thực hiện các cú vỗ nhẹ để cứu cầu. 
Trước hết, bạn hãy thả lỏng các ngón tay. Sau đó, nhẹ nhàng giữ vợt bằng các ngón tay sao cho vẫn tạo được một khoảng cách giữa tay cầm của vợt và lòng bàn tay. Bạn sẽ dùng ngón cái, ngón trỏ và ngón giữa để di chuyển vợt. 
 Cách cầm vợt cầu lông kiểu cán chảo (net tap grip hay pan hold grip)
Cách cầm vợt cầu lông kiểu cán chảo (net tap grip hay pan hold grip)

2.5 Cách cầm vợt cầu lông khi tấn công Smash (nhảy đập cầu)

Có khá nhiều bạn khi mới chơi cầu lông thường băn khoăn về cách thức cầm vợt cầu lông khi đập cầu. Thực tế thì cách cầm vợt cầu lông khi tấn công Smash (nhảy đập cầu) không khác gì khi bạn cầm vợt đánh thuận tay.
Điểm mấu chốt trong cầm vợt khi đập cầu là ngón tay cái của bạn cần đặt ở vị trí để có thể tạo lực đập cầu và giữ thân vợt cầu lông chắc chắn nhất.
Cách cầm vợt cầu lông khi tấn công Smash (nhảy đập cầu)
Cách cầm vợt cầu lông khi tấn công Smash (nhảy đập cầu)

2.6 Cách cầm vợt khi phòng thủ trong cầu lông

Khi vào thế phòng thủ, chuẩn bị sẵn ở tư thế cầm vợt thuận tay. Tùy vào hướng cầu bay bên trái hoặc là bên phải thì ta sẽ phản đòn lại bằng những cú đập cầu hoặc là ve cầu. Vì vậy khi phòng thủ trong cầu lông, ngoài việc đoán hướng cầu bay thì bạn cần phải cầm vợt đúng cách.

3 Những cách cầm vợt cầu lông sai kỹ thuật

Dưới đây là những lỗi thường xuyên gặp phải đặc biệt là với người mới chơi cầu lông, các bạn hãy khắc phục những cách cầm vợt sai kỹ thuật này ngay từ đầu, nếu không về lâu dài sẽ rất dễ tạo thành thói quen.
Không nên để ngón trỏ dọc theo thân vợt
Không nên để ngón trỏ dọc theo thân vợt
Các bạn nữ mới chơi thường sử dụng cách cầm vợt là để ngón trỏ dọc theo thân vợt, cách này sẽ khiến lực đánh cầu lông yếu đi rất nhiều, đồng thời cũng rất dễ dẫn đến những chấn thương với ngón tay trỏ của bạn. Ngón trỏ của bạn phải được uốn cong và ôm vào cán vợt một cách tự nhiên.
Kiểu cầm vợt sai kỹ thuật ở các bạn nữ mới tập chơi
Kiểu cầm vợt sai kỹ thuật ở các bạn nữ mới tập chơi
Ngón cái không được che bất kỳ ngón tay nào khác vì điều này sẽ hạn chế chuyển động của vợt, khiến vợt di chuyển ít hoặc hoàn toàn không di chuyển.
Ngón cái không được che bất kỳ ngón tay nào khác
Ngón cái không được che bất kỳ ngón tay nào khác
Cách Cầm Vợt Cầu Lông Chuẩn, Đúng Cách là một trong những bài tập cơ bản mà bạn cần phải tập nhuần nhuyễn trước khi qua các bài tập nâng cao khác. Những kỹ thuật đánh cầu lông khác tuy có khó hơn nhưng nếu bạn cầm sai cách sẽ không phát huy đúng kỹ thuật đó, ngoài ra bạn có thể gặp chấn thương về xương khớp. Chúc các bạn sẽ thành công với bài tập này nhé!