Từ ngày 23 tháng 1 năm 2020, chúng ta ghi nhận ca nhiễm Covid-19 đầu tiên ở Việt Nam, rồi liên tiếp sau đó là ca nhiễm thứ 2 thứ 3 và đến nay đã hơn 78,000 ca nhiễm được ghi nhận tính đến ngày 23/7/2020.

Việt Nam trong cơn dịch

Ngay từ ngày đầu bước chân vào "trận chiến", người Việc đã biết rõ gian nan và sẳn sàng đối mặt với những khó khăn, cam go trước mắt. Tuy vậy tôi vẫn cảm thấy kinh hãi trước những sự kiện mà con vi rút này đã gây ra. Chỉ từ vấn đề cá nhân, vì sự bùng phát của đợt dịch thứ tư, tôi bị mất việc, hàng tá dự định cho mùa hè bị dẹp bỏ, tôi hiểu các bạn cũng như thế, nên cũng không thấy mình cô đơn. Nhìn những chuyện ập đến với tôi vì cơn dịch, tôi nhìn lại cộng đồng, không đơn giản là chuyến du lịch biển hay một tour cùng bạn bè khắp đồng bằng sông Cửu Long mà đó là những con số rùng mình. Tổng 62/63 tỉnh thành phố đều có ca nhiễm, gần 400 người tử vong vì Covid-19. Theo số liệu thống kê của Cục hàng không Việt Nam ước tính thiệt hại trong quá trình chống dịch lên đến 25,000 tỷ đồng, hơn 8,000 hộ kinh doanh phải ngừng hoạt động ở Hà Nội, ngân sách nhà nước thất thu từ 4,000 đến 16,000 tỷ (số liệu ngày 23/7/2021). Ngày 21 tháng 4 Cục thống kê cho biết cả nước có hơn 5 triệu lao động rơi vào tình trạng thất nghiệp và nghỉ việc luân phiên trong đó thành phố Hồ Chí Minh có hơn 600,000 lao động thất nghiệp, đáng nói là những người lao động nhập cư từ các tỉnh vừa mất việc vừa không thể về quê. Ngàng du lịch bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh, tính riêng quý I năm 2021, doanh thu ngành du lịch giảm 60,1% so với cùng kỳ năm 2020 ( cùng kỳ năm trước giảm 24,8% ). Một quốc gia bé nhỏ phải gồng mình chống dịch một cách phi thường như thế nhưng những tổn thất về người và kinh tế là vẫn không thể tránh khỏi.

Những con số của thế giới

Trên thế giới đến nay có hơn 193 triệu ca nhiễm, hơn 4 triệu người tử vong vì Covid-19. Mỹ là quốc gia gánh chịu cơn "sóng thần" SARS- Cov2 với gần 35 triệu ca nhiễm cùng thiệt hại về người khiến tôi thấy mình thật may mắn khi còn ở Việt Nam và chắc hẳn rất nhiều người vỡ cơn mộng về "giấc mơ Hoa Kì"
(Mỹ ghi nhận hơn 600,000 ca tử vong tính đến ngày 23/7/2021)
(Mỹ ghi nhận hơn 600,000 ca tử vong tính đến ngày 23/7/2021)

Vi rút làm anh hùng

Khi ai đó hỏi rằng tôi nghĩ gì về Covid-19 , tôi cam đoan tôi sẽ dùng hết vốn từ của mình để "chửi rủa" con vi rút thối tha này, không ai có thể không phát điên vì chúng, chúng làm tôi lỡ mất bao nhiêu là kế hoạch, dự định cùng bạn bè, gia đình và người yêu. Nhưng nếu hỏi tôi có biết ơn những con chú covid này không, tôi sẳn sàng nói rằng mình thật lòng biết ơn chúng.
Có vẻ vô lý khi Covid đem lại quá nhiều sự bất tiện và khó chịu cho 7,8 tỷ con người trên thế giới này nhưng tôi lại biết ơn chúng. Tuy nhiên mọi người sẽ thấy chúng thật sự là "heroes" của trái đất theo một khía cạnh nào đó.
Chắc mọi người còn nhớ về đợt ô nhiễm không khí những năm 2018/2019, đỉnh điểm là tháng 9/10 năm 2019, mức độ ô nhiễm mội trường khiến báo đài liên tục đưa tin, không phải mỗi ngày mà là mỗi giờ, tôi nhớ hầu như lúc đó chiếc smartphone của người người nhà nhà đều có sự xuất hiện của app AirVisual để cùng xem tình hình không khí, tôi không hoàn toàn nói rằng chúng ta thoát khỏi ô nhiễm không khí nhờ vào Corona vì chúng ta đã chứng kiến tình trạng ô nhiễm không khí có giảm từ trước khi Virus bị phát tán, nhưng nếu so sánh không khí giữa lúc ô nhiễm cùng khi không có dịch ta sẽ thấy mức ô nhiễm khác biệt hoàn toàn với không khí trong thời đại của "anh hùng" covid.
Mức không khí tháng 9 năm 2019 (trính từ google)
Mức không khí tháng 9 năm 2019 (trính từ google)
Mức không khí tháng 7 năm 2021
Mức không khí tháng 7 năm 2021
Không chỉ có sự thay đổi ở môi trường không khí, các loài động vật có nguy cơ tuyệt chủng bắt đầu có tiến triển tích cực hơn. Có thể thấy gấu trúc bản địa Trung Quốc trước dịch gần như được xem là loài có nguy cơ tuyệt chủng rất cao vì chúng không chịu giao phối, mỗi ngày có hàng trăm lượt khách đến nhìn ngó khiến những chúng không chịu giao phối vì...... ngại. Sau cơn dịch số du khách tham quan gần như không có do đó chúng bắt đầu thực hiện goạt động giao phối, tạo cơ hội tồn tại giống loài.
Bên cạnh đó lượng khí CO2 mà thế giới thải ra vào năm 2020 giảm 7% so với 2019, đến năm 2021 lượng cacbon dioxit thải ra chỉ giảm 5,6% so với 2019 nhưng đó cũng là con số đáng kể.
Theo bà Corinne LeQuere, nhà khoa học khí hậu tại Đại học East Anglia: "Việc phong tỏa không phải là biện pháp để đối phó với biến đổi khí hậu, tuy nhiên đây là tin tốt cho chất lượng khí quyển. Tôi cùng các đồng nghiệp đã dự đoán lượng khí thải sẽ giảm từ 4% đến 7% tùy thuộc vào diễn biến của bệnh dịch. Theo thống kê, lượng cacbon dioxit giảm 12% ở Mỹ và 11% ở Châu Âu, nhưng chỉ 1,7% ở Trung Quốc. Đó là bởi vì Trung Quốc có thời gian phong tỏa ngắn hơn. Bên cạnh đó, lượng khí thải của Trung Quốc phụ thuộc vào ngành công nghiệp nhiều hơn so với giao thông vận tải."
Gần đây tôi vừa xem được một thông tin tích cực, theo NASA thông tin thì lỗ thủng tầng ozone ở Nam Cực thu hẹp ở mức thấp nhất kể từ năm 1982.
Cá nhân tôi nhận thấy Covid như một tấm chắn vừa được lấy ra khỏi lò than, vừa che chở lại vừa làm bỏng người sử dụng, chúng bảo vệ sự thiệt hại của môi trường, tài nguyên cũng làm chúng ta mất đi nhiều về kinh tế và dân mạng. Con vi rút anh hùng này đã đặt cho nhân loại một bài toán khó cũng dành cho nhân loại bài học đáng giá về ý thức của chúng ta đối với chính môi trường sống của chúng ta.
=================================
Nguồn: