Mình xin tóm tắt những điều cơ bản, ngắn gọn về quản trị khủng hoảng trong bài viết này
Quản trị khủng hoảng mang tính hệ thống, nó là quá trình nghĩ tới phạm vi rộng lớn của các khủng hoảng tiềm tàng cũng như cách chúng xảy ra đối với bất kì ngành nào. Hơn thế nữa, quản trị khủng hoảng còn dự đoán những hệ thống mà sự sụp đổ của nó có thể gây ra khủng hoảng và cuối cùng đó là quá trình lên kế hoạch hành động cho nhiều cổ động, những người có thể tác động hoặc bị tác động bởi cuộc khủng hoảng
Bạn cần phải biết rằng, quản trị khủng hoảng không phải là quản trị nguy cơ ( Risk management - Quản lí rủi ro ), lập kế hoạch liên tục ( Business continuity planning ) hay truyền thông khủng hoảng ( Crisis communications ). Cả 3 khía cạnh được đề cập ở trên đều đóng vai trò rất quan trọng nhưng chúng chỉ là một phần trong quá trình quản trị khủng hoảng tổng thể.
4 - Nhân Tố và 3 - Thời Kỳ
Nhân Tố: Loại khủng hoảng, Cơ chế khủng hoảng, Hệ thống khủng hoảng, Cổ đông khủng hoảng - Thời Kỳ: Trước ( bộc lộ điểm yếu, xây dựng các khả năng ), Trong ( thực hiện các khả năng ) và Sau ( học hỏi, tát thiết ). Khủng hoảng thường tạo ra nhiều cảm xúc mạnh mẽ và phản ứng lại với những cảm xúc này dù không nguy hiểm nhưng cũng vô cùng khó khăn nếu không có sự chuẩn bị hay được đào tạo từ trước. Thời kỳ ''trước'' xây dựng những khả năng thực tế này. Thời kỳ ''trong'' mới khủng hoảng thật sự. Thời kỳ này liên quan đến việc thực hiện theo đúng dự tính những khả năng đã được phát triển trước khủng hoảng. Thời kỳ ''sau'' khủng hoảng dành cho việc học hỏi những bài học rút ra từ khủng hoảng, thiết kế lại những khả năng khủng hoảng của doanh nghiệp, tổ chức, xây dựng những hệ thống thực hiện tốt hơn khi sau này tiếp tục xảy ra khủng hoảng. Khủng hoảng chỉ gói gọn trong một số loại, có nghĩa là một công ty sẽ không phải chuẩn bị cho mọi thể loại khủng hoảng có thể xảy ra ( một điều không thể - mission impossbile ). Thay vào đó, những doanh nghiệp tốt nhất ( chủ động trong việc đối đầu với những khủng hoảng có thể xảy ra ) họ đều cần phải chuẩn bị cho ít nhất một khủng hoảng đối với mỗi danh mục khủng hoảng ( thiên tai, dịch bệnh, khủng hoảng kinh tế, bất ổn chính trị, sai lệch thông tin, mất nguồn nhân lực giỏi, danh tiếng bị ảnh hưởng ). Vì khủng hoảng không bao giờ xảy ra như chúng ta đã lên kế hoạch cho chúng, nên học cách nghĩ đến những việc không thể nghĩ đến và hạn chế tác hại rủi ro một cách khôn khéo có ý nghĩa sống còn.\
Các cơ chế khủng hoảng: Phát hiện dấu hiệu => Thăm dò/chuẩn bị => Ngăn chặn thiệt hại => Phục hồi kinh doanh => Đồng thuận/học hỏi
Các thành phần của một chương trình quản trị khủng hoảng lý tưởng
1. Quản trị khủng hoảng là ưu tiên hàng đầu
2. Danh mục đầu tư khủng hoảng thiết thực
3. Luôn nâng cao trình độ phát hiện cảnh báo/ thăm dò/ chính sách ngăn chặn thiệt hại
4. Luôn kiểm tra các hệ thống: công nghệ và văn hóa
5. Luôn đưa các cổ đông vào trong các kế hoạch quản trị khủng hoảng củ doanh nghiệp
6. Chuẩn bị các chương trình đào tạo/ giả lập quản trị khủng hoảng
7. Tích hợp quản trị khủng hoảng vào quản lý chất lượng tổng thể
Cuối cùng, liên tục học hỏi là bài kiểm tra thực tế khả năng và sẵn sàng triển khai quản trị khủng hoảng của một doanh nghiệp!