Thành ngữ couch potato có nguồn gốc từ Hoa Kỳ vào những năm 1970. Khi đó, một họa sĩ chuyên vẽ minh họa truyện tranh đã vẽ hai nhân vật và đặt tên cho chúng là: Couch Potatoes. Hai nhân vật này có đặc trưng điển hình: lười liếng và ít vận động.
Kể từ đó, cụm từ “couch potato“ trở nên phổ biến, gợi đến hình ảnh một người có thói quen ngồi trên ghế sofa dài (couch) và xem TV trong một thời gian dài khiến họ trở nên tăng cân và do đó có hình dáng như một củ khoai tây (potato).
Thoạt đầu, thành ngữ này chỉ được dùng để chỉ những người rất thích dành nhiều thời gian xem TV. Sau đó, thành ngữ này đã dần phổ biến hơn và được sử dụng rộng rãi như là một tên gọi cho những người thích ngồi một chỗ, ăn không ngồi rồi và rất lười biếng.
Trong ngữ cảnh y học, “Couch Potato” được sử dụng để mô tả lối sống ít vận động, kết hợp với chế độ ăn uống không lành mạnh, có thể dẫn đến tình trạng kháng insulin, tiền đường, bệnh tim và các vấn đề sức khỏe khác. Khi các tế bào trong cơ thể và não không được thách thức, chúng trở nên tự mãn và do đó dễ bị tổn thương và bệnh tật.
Ngoài ra, việc thiếu thách thức trí tuệ cũng góp phần vào sức khỏe kém liên quan đến lối sống “Couch Potato”. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người tham gia vào các công việc hoặc sở thích đòi hỏi sự thách thức trí tuệ có thể có nguy cơ mắc bệnh Alzheimer thấp hơn do áp lực lợi ích đặt lên các tế bào thần kinh khi chúng được thách thức.
Từ thông tin các dẫn chứng ở trên, nguồn gốc của sự lười biếng thật sự đến từ đâu?
Từ sự bảo bọc và che chở từ gia đình
Vốn dĩ theo truyền thống lâu đời từ xa xưa, các con dân Châu Á nói riêng và Việt Nam nói chung. Chúng ta lớn lên từ sự bảo bọc và che chở từ ông bà, cha mẹ, anh, chị, em,... Dần dần nếu tình thương này lớn lên và vượt qua mức "tiêu chuẩn".
Điều này vô hình chung sự yêu thương từ gia đình lại trở thành sự nuông chiều theo nhiều cách khác nhau. Dẫn đến nhiều hệ luỵ, tiêu biểu là "lười biếng" và hình thành "thói quen" luôn có người làm giúp như là "để đó xíu nữa kiểu gì cũng có người làm dùm mà" hoặc là "mẹ làm giúp con việc này đi con không biết làm".
Chúng ta lười vì còn có lý do
Để lười biếng, thì thật sự rất cần một hay nhiều lý do để trì hoãn công việc. Và lý do được chọn nhiều nhất có lẽ là "để mai làm", bạn đã từng nghĩ như vậy chưa? Nếu chưa thì thật đáng ngưỡng mộ, những còn lý do sâu xa nào đó thật sự làm chúng ta lười.
Vì lo lắng, sợ hãi căng thẳng khi nghĩ tới deadline, công việc chất đống. Và không thể làm hết trong hôm nay nên mới để ngày mai làm, do đó sự lười biếng dẫn đến sự trì hoãn dài lâu. Không đơn giản vì chúng ta lười bởi vì chúng ta còn có lý do!
Ảnh bởi
Sepp Rutz
trên
Unsplash
Từ sự trì hoãn vì còn có thể để ngày mai làm
Đây là trạng thái dẫn đến đa số hành vi lười biếng, lười học, lười làm bài tập, lười tập thể dục và đơn giản là còn có ngày mai để làm, mà chúng ta thường thấy và vấp phải. Cái bẫy "để ngày mai làm" luôn rình rập, đặc biệt với thói quen trì hoãn công việc của con người. Với ví dụ cụ thể và trực quan nhất, theo như đúng lịch trình tôi đưa ra thì bài viết này đã xong và "xuất bản" từ tuần trước cơ :)).
Tất cả những trạng thái đó đều xảy ra khi kẻ lười biếng, trong đầu tự nhủ rằng "vẫn còn có thể trì hoãn". Bởi hậu quả của sự lười biếng không xảy ra ngay lập tức, nên con người ta cứ ỷ lại, không hành động. Từ đó dẫn đến tình trạng lười nhác, ỷ lại ngày càng trầm trọng hơn.
Các bạn đọc được bài viết này "vì" tôi đã lười... Hôm nay các bạn đã "lười biếng" chưa?