Cách đây vài tuần, tôi xem được một video từ Hội đồng Cừu với chủ đề "Sự bình đẳng nam nữ trong hôn nhân." Nội dung video đã đánh đúng chủ để mà tôi quan tâm và là nguồn tham khảo cho bài viết này. Vốn dĩ tôi đã luôn dành sự quan tâm đặc biệt về bình đẳng giới, tôi viết bài này vì nữ quyền là một phong trào đang nhận được quá nhiều sự ưu ái từ xã hôi. Trong khi lại không mang lại giá trị xứng đáng với sự ưu ái đó
Đây sẽ là một bài viết dài, trong đó: phần đầu tiên sẽ trình bày những ý kiến đa chiều về nữ quyền trích từ video, Điều nữ quyền không muốn bạn biết chỉ xuất hiện từ phần hai trở đi. Sau đó tôi sẽ lý giải nguyên nhân của bất bình đẳng giới ở phần ba và phân tích tại sao phụ nữ ngày nay được "bình đẳng" với đàn ông ở phần bốn. Cuối cùng, bài viết sẽ phác thảo một số dự đoán về tương lai trước khi kết luận.

Phần I : Quan điểm của Video

1.1 Nội dung video

Trong video tác giả có trích dẫn nhiều triết gia và các quan điểm đối lập nhau của họ về vấn đề này. Tôi sẽ để hình ảnh ở ngay ở đây nếu bạn muốn xem, còn nếu lười thì tôi cũng sẽ nêu cụ thể một số điểm nổi bật như sau : 
img_0

1.2 Các Triết gia không ủng hộ bình đẳng giới:

Aristotle và Plato:
- Aristotle cho rằng nam vượt trội nữ giới ở mọi mặt trong hai cuốn sách “ Politics” và “Nicomachean Ethics”, ông cho rằng định chế hộ gia đình trong xã hội loài người là sự kết hợp cơ bản giữa nhóm thống trị và bị trị trong đó nữ là nhóm bị trị. - Plato trong tác phẩm “ Republic” mô tả nữ giới là yếu đuối, ủy mị không xứng đáng tham gia vào đời sống chính trị. Nhưng trong cuốn Timaeus ông cho rằng phụ nữ có thể được học tập và tham gia chính trị, nhưng không phải vì bình đẳng. Mà là vì tầng lớp thống trị chỉ toàn là nam thì không thể sinh sản. ( nếu làm theo Plato thì chỉ bộ phận nhỏ nữ giới ở tầng lớp cao được học tập và tham gia chính trị )
img_1
St.Augustine, Rousseaus và St.Aquinas:
- St.Augustine cho rằng nam giới có khả năng lý tính cao hơn nữ, ông cũng giả định chúa trời là đàn ông và giá trị nữ giới chỉ có thể mang ý nghĩa thần thánh nếu đi với người đàn ông. - St.Aquinas nói nữ giới là phiên bản lỗi không chính thức của đàn ông, lý giải sự lệ thuộc tự nhiên của nữ vào nam, ông cho rằng trật tự tốt xảy ra khi phụ nữ được đặt dưới sự quản chế của đàn ông - Rousseaus tác giả cuốn “ khế ước xã hội “ cho rằng nam khao khát nữ giới nhưng không cần cô ta để tồn tại mà luôn có thể thay thế bằng người nữ khác, ngược lại nữ khao khat nam và cần anh ta để tồn tại. Ông cũng cho rằng nữ chỉ cần học làm vợ và làm mẹ, phục vụ chồng là đủ. ⇒ Tác giả Tấn Trung thấy rằng các triết gia trên đều không dựa vào sức mạnh vũ lực để cho rằng người nam ở trên người nữ mà họ đều viện vào lý tính. Tức ý họ là đàn ông thông minh hơn, có lý tính, tư duy tốt hơn. Có vẻ ngay từ xưa người ta cũng ngại nói rằng “vì tao mạnh hơn nên tao có quyền“

1.3 Các Triết gia thời kỳ khai sáng

John Locke, Mary Astell, và John Stuart Mill
- John Locke cho rằng gia đình không có thứ bậc tự nhiên người nữ chẳng ở dưới người nam, từ đó phủ nhận sự thượng đẳng của nam giới trong chính trị và gia đình - Mary Astell trong cuốn Reflections Upon Marriage so sánh hôn nhân trong thời đại bà như chế độ nô lệ. Trong đó người phụ nữ phụ thuộc vào ý chí tùy tiện, không chắc chắn, mâu thuẫn của nam giới. + Bà đặt câu hỏi nếu đàn ông lý tính hơn thì tại sao nhiều cuộc hôn nhân tan vỡ dưới sự quản lý của họ ? - John trong cuốn “ The subjection of women “ cho rằng sự phục tùng của nữ giới chỉ là vì bạo lực. và trong hôn nhân không có gì để bảo vệ người vợ nếu người chồng quá đáng. +John cũng thách thức những quan điểm cho rằng bản chất phụ nữ là như thế này thế nọ, ông cho rằng sự khác biệt nam và nữ là vì họ được đối xử và nuôi dạy khác nhau từ khi còn bé ( trong quá trình gọi là socialization )
img_2
⇒ Các nhà nữ quyền ngày nay cũng có lý luận giống John khi họ cho rằng sự khác biệt nam nữ đến từ định kiến giới. Cụ thể hơn là từ trong môi trường gia đình nữ giới đã bị dạy là “ nữ phải như này , như nọ “, chính những định kiến đó kìm hãm nữ giới ngay từ ban đầu. Chứ họ cũng chẳng kém đàn ông. 
- Các định kiến giới phổ biến bao gồm: 
+ Phụ nữ thường bị kỳ vọng phải  làm nội trợ, chăm con, và phụ thuộc vào chồng. + Quan điểm cho rằng phụ nữ không phù hợp với các công việc ngoài xã hội hay vị trí lãnh đạo cao. + Phụ nữ thường bị coi là không giỏi bằng nam giới trong các lĩnh vực khoa học, công nghệ, kỹ thuật, toán học (STEM), hoặc những ngành nghề đòi hỏi sức mạnh hay sự quyết đoán. + Phụ nữ bị gắn liền với những đặc điểm như yếu đuối, dễ xúc động, thiếu lý trí, ghen tị, hay drama với phụ nữ khác, và cần được bảo vệ. + Trong một số xã hội, phụ nữ bị kiểm soát về quyền tự quyết, từ việc chọn ngành nghề, học vấn, đến quyền lựa chọn bạn đời, sinh con hay không sinh con.

Phần 2: Lịch sử và lý giải về bất bình đẳng giới

Trích dẫn ý kiến của các triết gia, tiến sỹ đến vậy là đủ, từ đây tôi sẽ nêu ra quan điểm của mình. Trước khi vào vấn đề chính thì tôi muốn làm rõ trước rằng, về chủ đề này thì ý kiến phổ biến nhất hiện nay là phụ nữ là nạn nhân chịu nhiều bất công, đáng thương, cần phải được như này như kia. Nhưng tôi viết bài này không phải để vuốt ve, nói có lợi hay ngon ngọt với bất kỳ ai mà để nói lên sự thật khách quan. Mà sự thật thì có thể đau đớn, có thể mất lòng. Thế nên tôi khuyên bạn nhìn nhận xem liệu bản thân có đầu óc cởi mở hay bạn chỉ muốn nghe điều làm mát lòng mình? Nếu bạn thuộc trường hợp thứ hai thì bài viết này sẽ có những ảnh hưởng tới tâm trạng của bạn, thôi không dài dòng nữa giờ ta vào chủ đề chính. 
Sẽ thế nào nếu điều nữ quyền không muốn bạn biết chính là :
Phụ nữ không ngang hàng với Đàn ông về cả giá trị lẫn năng lực !

2.1 Lịch sử của bất bình đẳng giới

Ảnh 1: Đa phần người thành công trong ngành ẩm thực là nam
Ảnh 1: Đa phần người thành công trong ngành ẩm thực là nam
Để giải thích tại sao câu trên đúng thì hãy cùng tôi nhìn vào xã hội và lịch sử loài người, xã hội ngày nay đề cao bình đẳng giới trong đó nữ giới được tiếp cận các nguồn lực, cơ hội được tham gia vào kinh tế, được cân nhắc nguyện vọng, nhu cầu, ngang với nam giới. Thế giới hiện đại là vậy nhưng khi nhìn vào lịch sử chúng ta thấy điều ngược lại: Trong 5000 năm lịch sự được ghi lại của loài người thì nam giới luôn chiếm ưu thế vượt trội hoàn toàn. Phần lớn các nhân vật vĩ đại danh lưu thiên cổ là nam giới, các tướng lĩnh, chính trị gia, triết gia, nghệ sĩ, tác giả đều là nam giới. Thậm chí việc bếp núc thứ thường được gắn với nữ giới thì những đầu bếp giỏi nhất đa phần đều là nam giới, ảnh minh họa 1, 2. Còn vai trò của người phụ nữ trong nhiều xã hội chỉ như là một dạng tôi tớ, trong xuốt hàng ngàn năm điều này không thay đổi. Có vẻ phụ nữ thực sự thua kém đàn ông, nhưng hãy lắng nghe ý kiến đa chiều trước khi đi đến kết luận, ngay sau đây hãy xem feminist nói gì về sự thể hiện kém hơn của nữ giới trong lịch sử.

2.2 Bất bình đẳng giới dưới lý giải của Feminist

Các nhà nữ quyền (tôi sẽ gọi tắt nữ quyền và phe ủng hộ họ là feminist) giải thích sự tụt lại của nữ giới trong lịch sử với lý luận rằng :
Nam giới chiếm ưu thế trong lịch sử không phải vì nữ kém hơn, mà do xã hội phụ quyền kéo dài hàng ngàn năm, phụ nữ bị hạn chế quyền tiếp cận giáo dục, chính trị, và nghề nghiệp. Định kiến giới truyền thống, pháp luật bất công, và việc sinh nở khiến phụ nữ thiếu cơ hội phát huy tiềm năng. Lịch sử chủ yếu được ghi lại bởi nam giới, dẫn đến việc đóng góp của phụ nữ thường bị lãng quên. Hiện nay, với bình đẳng giới dần được cải thiện, phụ nữ đang chứng tỏ năng lực không thua kém nam giới trong mọi lĩnh vực
Ảnh  2: CEO nữ so với CEO nam
Ảnh 2: CEO nữ so với CEO nam
Nghe thì cũng thuyết phục đấy tóm lại là “ tại đàn ông lãng quên đóng góp của phụ nữ, tại gia trưởng, tại xã hội phụ quyền” ngắn gọn hơn nữa thì là “tại đàn ông hết đàn bà vô tội”. Nhưng nghe xong câu trả lời kia trong đầu tôi liền nảy lên 1 câu hỏi như sau
Những câu hỏi
- Tại sao phụ nữ lại bị hạn chế quyền tiếp cận giáo dục, chính trị và nghề nghiệp nếu họ ngang hàng đàn ông về năng lực ? Nếu có năng lực ngang nhau thì người nữ phải có khả năng cạnh tranh với người nam chứ cớ sao lại bị hạn chế mà không thể làm gì ? Thử suy nghĩ logic sẽ thấy một cá nhân có năng lực thì đất dụng võ còn không hết chứ chắc gì kiềm chế nổi?, nếu nữ giới thực sự ngang hàng nam giới thì họ phải cạnh tranh sòng phẳng được với đàn ông chứ tại sao một bên lại chiếm hết ưu thế ? - Nếu nói rằng vì đàn ông đã chiếm ưu thế trong xã hội Phụ Quyền nên người nữ mới kém hơn, thế tại sao khi phụ nữ có vị thế cao ở xã hội Mẫu Quyền nơi họ không bị kìm hãm thì họ không thể làm cho các xã hội này cạnh tranh lại các xã hội Phụ Quyền. Mà lại bị thụt lùi về mặt văn hóa và các đóng góp cho nhân loại ? Có lẽ xã hội mẫu quyền kém hơn xã hội Phụ Quyền ? - Tại sao tất cả các định kiến giới đều có vẻ “ kìm hãm nữ giới “ mà không phải kìm hãm nam giới ? nếu như họ ngang đàn ông về năng lực ? sự kìm hãm phụ nữ phải chịu là do năng lực kém hơn hay là tại ai ? tại đàn ông à hay tại ông trời ? - Nếu phụ nữ kém hơn chỉ vì họ bị kìm hãm bởi xã hội thế tại sao mà nữ lại bị kìm hãm còn nam thì không ? Nếu các định kiến kìm hãm phụ nữ thế tại sao định kiến không kìm hãm nam à ? Hay nam giới không chịu định kiến ? - Tại sao các xã hội theo chế độ ‘’Mẫu Quyền“ nơi người phụ nữ làm trung tâm như là “Người Mosuo, Người Minangkabau,Người Khasi Ấn Độ, Người Bribri“ là rất ít và thường chẳng có thành tựu văn hóa, khoa học công nghệ gì đáng kể. Nhưng trong lịch sử thì phần lớn xã hội theo chế độ Phụ Quyền và những đế chế với nhiều thành tựu cho nhân loại như “ Hy Lạp cổ đại, La Mã cổ đại, Trung Hoa phong kiến, Mông Cổ…“ đều theo chế độ này.
người mosuo theo chế độ mẫu hệ.
người mosuo theo chế độ mẫu hệ.
Tôi từng đọc được 1 câu nói trên FB như sau
Qua hàng ngàn năm khi chế độ Mẫu Quyền vẫn quanh quẩn xó vườn thì chế độ Phụ Quyền đã đưa con người lên mặt trăng

2.3 Tổng kết phần 2

Đến đây, chúng ta thấy thế giới hiện đại nói chung và woke nói riêng kể những câu chuyện rằng phụ nữ ngang hàng với đàn ông, chỉ tại xã hội đã bạc đãi, nếu không họ cũng chẳng kém gì. Nhưng lịch sử và thực tế lại kể 1 câu chuyện ngược lại, các xã hội ( Mẫu Quyền) nơi phụ nữ không bị kìm hãm lại hoạt động kém hơn xã hội Phụ Quyền. Cái này giống như nữ cho rằng tao kém hơn vì mày chiếm vị trí lãnh đạo rồi, nhưng khi nữ có được vị trí cao thì xã hội mà họ lãnh đạo lại kém phái triển ?  
Phần này đã hoàn thành việc nhìn vào lịch sử, nêu ra mâu thuẫn và đặt những câu hỏi. Ngay sau đây tôi sẽ trả lời những câu hỏi trên bằng cách giải thích nguyên nhân của bất bình đẳng giới, từ đó chúng ta sẽ hiểu tại sao các định kiến về nữ giới lại hình thành. Tôi cho rằng đây là những điều mà không thấy các bạn nữ quyền lý giải, họ luôn nói rằng “tại định kiến, xã hội kìm hãm nên phụ nữ mới… “ nhưng câu hỏi “ thế tại sao luôn hình thành định kiến, xã hội kìm hãm phụ nữ còn nam giới thì không ?“ lại chẳng được nói đến. Vậy sau đây tôi sẽ là người giải đáp điều mà nữ quyền không nói.  

Phần 3 : Nguyên nhân phụ nữ không bằng nam giới.

Như đã nói ở trên Feminist và các triết gia ủng hộ họ cho rằng “ đàn ông thống trị vì bạo lực,  nữ kém hơn chỉ do bị phân biệt từ khi nuôi dạy, tại định kiến xã hội nên mới …“. Các triết gia  khác lại lý giải vị thế cao hơn của nam giới với những lập luận như là “ đàn ông lý tính hơn, người nữ cần đàn ông và lệ thuộc vào anh ta để tồn tại, vì nữ yếu đuối ủy mị“ . Sau đây tôi sẽ đưa ra lý giải của riêng mình đối với chủ đề này !

3.1 Giải thích và lý giải nguyên nhân của định kiến.

Khi đọc các ý kiến ủng hộ sự vượt trội của nam giới ở phần 1 thì có người hẳn sẽ cười khẩy nghĩ “mẹ, mấy ông triết gia ngày xưa cũng chỉ đến thế”, nhưng bạn đừng vội tưởng mình khôn hơn những nhân vật danh lưu thiên cổ nhé. Tôi công nhận rằng trong góc nhìn của một người ở thế giới hiện đại thì thật dễ để không đồng tình với các vị kia. Nhưng tôi sẽ giải thích tại sao nữ giới lại kém hơn nam giới trong xuyên xuốt lịch sử  và cho bạn thấy rằng các vị kia nói đúng kể cả đối với bối cảnh hiện tại. Mà để biết vì sao lại thế thì phải bàn đến gốc rễ của bất bình đẳng và định kiến giới, feminist nói riêng và nữ giới nói chung hay đổ tại cái này cái kia để lý giải cho sự thụt lại của nữ giới trong các lĩnh vực. Nhưng tôi thì cho rằng nguyên nhân gốc rễ không phải “ định kiến, phụ quyền, đàn ông, xã hội”, cũng chẳng phải tại “ nữ ủy mị, lệ thuộc, kém lý tính”. Gốc rễ thật sự nằm ở những gì hai giới thể hiện trong thực tế và cách họ sinh sản . Để làm rõ hơn ngay sau đây tôi sẽ giải thích thêm cho bạn, xin mời nhìn vào hình ảnh minh họa bên dưới. 

3.2 Vai trò sinh học là nguyên nhân gốc rễ của bất bình đẳng, thứ đẻ ra định kiến. 

Tiêu đề của phần này đã nói lên tất cả nhưng để làm rõ hơn, trước tiên tôi sẽ nói về vai trò sinh học của hai giới:
Nam giới: Nam giới tuy không thể đẻ con nhưng với nhiều Testosterone giúp nam giới khỏe hơn và thực hiện vai trò lao động, chiến đấu.  Nữ giới: Kém hơn về lao động và chiến đấu nhưng vai trò sinh học của họ gắn liền với sinh sản, nuôi dưỡng, và chăm sóc. Estrogen hỗ trợ phát triển cơ thể phù hợp cho mang thai, sinh con, và nuôi con, đồng thời tạo nên khả năng tích trữ năng lượng để đáp ứng các nhu cầu này. Khi mỗi giới thực hiện tốt vai trò sinh học của mình sẽ góp phần đảm bảo sự sống còn và phát triển của loài.
Ảnh 3: Sự phân chia vai trò trong xã hội nguyên thủy
Ảnh 3: Sự phân chia vai trò trong xã hội nguyên thủy
Xét về vai trò sinh học của nam nữ trong thời nguyên thủy không có chênh lệch quá lớn, vai trò của giới tính từ thuở sơ khai của xã hội săn bắt và hái lượm được phân bổ như ảnh 3.
Nam giới: Thường đảm nhận việc săn bắt, cung cấp thịt (protein, chất béo) cho cộng đồng, đòi hỏi sức mạnh và khả năng di chuyển xa. Nữ cũng có thể tham gia hoạt động này
Nữ giới: Chủ yếu hái lượm thực vật, đảm bảo nguồn thực phẩm ổn định (quả, hạt, rau), và chăm sóc con cái. Nam cũng có thể tham gia hoạt động này 
Sự khác biệt giữa giới tính không quá lớn vào thời kỳ này, cả hai giới tính đều tham gia vào việc săn bắn mang lại những món ăn giàu (protein, chất béo) và việc hái lượm điều mang lại nguồn cung ( quả, hạt, rau) ổn định hơn . Cả hai giới đều có thể tham gia vào vai trò của người kia, sự khác biệt đáng kể duy nhất vào thời này là người nữ chỉ kém hơn trong khả năng chiến đấu và khi mang thai cô ấy trở nên càng yếu đuối hơn. Nhìn chung khoảng cách giới tính lúc này là nhỏ
img_3
Tuy nhiên “ bất công” lại là một phần của cuộc sống là cái giá phải trả để phát triển, khoảng cách giới tăng lên khi dân số tăng và con người đi lên xã hội nông nghiệp. Trong xã hội này thì giá trị của người nữ giảm vì lao động nông nghiệp nặng nhọc quá khả năng của họ, cũng chẳng còn có thể hái lượm. Từ đó không thể ngang hàng trong lao động với đàn ông như trong xã hội nguyên thủy nữa và phụ thuộc vào anh ta.  Như ảnh 3 ta thấy nam nữ đều có vai trò được phân chia khá đều dù họ không hoàn toàn ngang hàng nhau, nhưng trong xã hội nông nghiệp thứ đòi hỏi khả năng lao động tốt hơn thì người nữ không còn có thể tự kiếm ăn. Họ chỉ còn vai trò sinh nở còn người nam giờ vừa phải chiến đấu lại phải đảm đương toàn bộ việc kiếm ăn, điều này khiến cho cuộc sống người phụ nữ chỉ còn xoay quanh việc sinh nở, họ giảm về năng lực lẫn giá trị. Còn người đàn ông vừa phải làm việc của mình lại phải lấp vào khoảng trông lao động mà người nữ không làm được, tuy nhiều việc hơn nhưng họ lại tăng lên về vai trò và vị thế.. ( bạn có thể nhìn vào ảnh 4 cho dễ hiểu )
Ảnh 4
Ảnh 4
Chế độ phụ quyền ( The Patriarchy) hình thành từ đây, khi mà người phụ nữ vừa không thể tự nuôi sống lẫn bảo vệ bản thân, thì mọi trách nhiệm đều đổ lên vai người đàn ông. Mà nhiều trách nhiệm hơn thì nhiều quyền lợi hơn, người nam phải làm thêm việc nên dĩ nhiên tất cả quyền lực và vị trí cao trong xã hội thuộc về họ.
Bức ảnh 4 này phác họa khoảng cách năng lực giới tính trong xã hội nông nghiệp, so sánh với ảnh 3 ta thấy vai trò người nữ suy giảm và vị thế trong cộng đồng của họ cũng giảm. Người đàn ông giờ có vai trò quá lớn khiến cho vị thế trong cộng đồng của anh ta cao hơn. Ảnh 4 cho thấy người đàn ông tự làm 3 trên 4 vai trò còn người nữ thậm chí còn không hoàn toàn có thể tự sinh sản, trong ảnh tôi dùng nét đứt để nối vai trò của phụ nữ với sinh sản tại vì cô ấy cũng chẳng thể sinh sản nếu không có đàn ông. Hay nói trắng ra thì việc thường được gắn với phụ nữ là sinh sản thì họ cũng chỉ có khả năng này khi có 1 người đàn ông, nếu không có đàn ông thì cái khả năng duy nhất này của họ cũng chẳng thể có.  Ngoài ra việc sinh sản lại đẩy vị thế của họ xuống thấp hơn vì vốn dĩ họ đã có khả năng tự vệ và lao động kém nên trong quá trình mang thai người nữ có rất nhiều nhu cầu mà họ không thể tự đáp ứng,  dẫn tới họ càng cần phải phụ thuộc vào đàn ông để tồn tại. Ngược lại vai trò của người nam đã nhiều hơn nó lại cho anh ta nhiều quyền lực, chiến đấu và, lao động là những ưu thế lớn. Tổng kết : Phụ nữ yếu đuối hơn về thể chất dẫn tới vai trò của họ bị trói buộc và họ phải ở vị trí thấp bị phụ thuộc, còn đàn ông với khả năng chiến đấu tốt hơn khiến cho mọi trách nhiệm, vai trò và quyền lực đều rơi vào tay anh ta điều này tăng vị thế của anh ta trong cộng đồng. Từ đó hình thành xã hội Phụ Quyền nơi nam giới là chủ đạo, điều này phủ nhận luận điệu mà feminist hay nói. Feminist cho rằng việc phụ nữ đóng góp ít hơn trong xã hội là tại họ "bị kìm hãm, bị áp bức, tại xã hội, tại chế độ phụ quyền, tại đàn ông" nhưng sự thật là từ lúc sinh ra người nữ đã không thể làm được những điều mà người nam làm được. Đó chính là điều mà nữ quyền không muốn bạn biết, tất cả những bất công mà họ kêu gào xảy ra với họ tại vì năng lực của họ chỉ đến thế. Trong một thế giới khắc nghiệt đầy cạnh tranh thì một đối tượng mà kém khả năng chiến đấu, lao động thì không thể tự chủ, tự quyết và dĩ nhiên là sẽ bị tụt lại ở vị trí thấp hơn trong xã hội. Đến đây tôi đã đập tan thủ đoạn tinh vi của feminist khi họ luôn cảm thấy những vấn đề của họ là tại xã hội ngoài kia hay là tại đàn ông, họ xử dụng thủ đoạn tinh vi của việc đóng vai kẻ yếu thế và kể câu truyện trong đó họ là nạn nhân của áp bức, kìm hãm và bất công nên mới có vị trí kém. Dù thực tế là vì họ kém nên mới phải chịu những điều đấy, họ phải kể một câu chuyện trong đó họ là nạn nhân để xin được lòng thương hại của xã hội và vụ lợi cho mình. Để làm lợi cho mình nữ quyền buộc phải có được sự thương hại của xã hội vì nếu họ nói đúng sự thật như bên dưới thì chẳng thể dụ được ai và người ta sẽ thấy là không thể tự làm gì thì ở vị trí thấp là xứng đáng.
tôi có vị trí thấp trong xã hội vì khả năng lao động, chiến đấu, của tôi thấp. Tôi có thể đẻ con nhưng cũng phải có đàn ông mới làm được
Vậy nên feminist phải kể câu chuyện mà gạt đi hết tiêu cực ở họ và đổ nó ra ngoài thì mới hiệu quả cho việc gạt giò thiên hạ. Một luận điệu như dưới đây sẽ hiệu quả hơn rất nhiều dù nó không có khách quan và mang động cơ vụ lợi.
tại sự kìm hãm của đàn ông và chế độ phụ quyền, tại định kiến xã hội, tại giáo điều cổ hủ nên tôi mới kém hơn. Tôi là một nạn nhân đáng thương
Khi bạn hiểu được điều này thì sẽ thấy những ý kiến của các triết gia không ủng hộ bình đẳng giới là hoàn toàn đúng vào thời đại của họ
- St.Augustine nói rất có lý khi cho rằng “ giá trị nữ giới chỉ có thể mang ý nghĩa thần thánh nếu đi với 1 người đàn ông”. Vì ông ta thấy người phụ nữ không thể tự nuôi sống mình mà không có đàn ông, giá trị duy nhất là đẻ con thì cũng phải có đàn ông mới làm được. - Rousseaus nói có lý khi cho rằng “nam khao khát nữ giới nhưng không cần cô ta để tồn tại, ngược lại nữ khao khát nam và cần anh ta để tồn tại” Nguyên nhân thì đã nói rõ, người nữ không thể tự nuôi sống mình trong xã hội mà ông sống. - Plato đã đúng khi mô tả nữ giới là yếu đuối, ủy mị. Nữ yếu hơn đã là điều hiển nhiên và trong bối cảnh quá yếu để tự sinh tồn thì ủy mị là cách tốt nhất để tồn tại. - Tự lo thân còn chẳng xong thì dĩ nhiên là Plato cũng có căn cứ khi cho rằng “nữ giới không xứng đáng tham gia vào chính trị”

3.3 Về khả năng tự nhiên của mỗi giới.

Có thể bạn còn thắc mắc “ tại sao việc người nữ không còn khả năng lao động lại khiến vị thế của cô ấy trong cộng đồng giảm mạnh tới vậy ? đàn ông lo lao động thì phụ nữ vẫn lo việc nhà mà, ai cũng có việc mà cớ sao khoảng cách giới là quá lớn? “ Câu trả lời lại khá oái oăm ở chỗ là khả năng đẻ con của người nữ thực ra chỉ kìm hãm họ hơn chứ chẳng cho họ ưu thế gì và họ cũng chẳng thể tự đẻ nếu không có đàn ông. Cụ thể hơn thì sau đây tôi sẽ so sánh khả năng tự nhiên của mỗi giới và ảnh hưởng của nó, hãy nhìn vào ảnh 5.
Ảnh 5: Vai trò chủ đạo của mỗi giới cho họ những gì
Ảnh 5: Vai trò chủ đạo của mỗi giới cho họ những gì
Nam giới : Khả năng chiến đấu của người nam cho anh ta rất nhiều và dĩ nhiên nó là một lợi thế, kẻ mạnh thì có quyền mà, đồng thời nó cho anh ta khả năng lao động điều mà nữ giới không có trong xã hội nông nghiệp. Những điều trên cho anh ta sự độc lập để không chỉ có sức mạnh cơ bắp mà còn có được cả sức mạnh trí óc, bạn có thể thấy phần lớn nhà khoa học, triết gia, tác giả trong lịch sử là nam giới. Tóm lại thì quyền lực về tài chính, vũ lực hay tri thức đều nằm trong tay nam giới.  Nữ giới : Việc mang thai khiến nữ giới vốn lo thân không xong bị đẩy sâu hơn vào tình trạng yếu đuối phụ thuộc, mang thai hạn chế khả năng vận động của nữ giới, cơ thể vốn đã kém hơn cho lao động dĩ nhiên không thể tự nuôi mình hay đứa con dẫn tới sự phụ thuộc, tất cả điều trên tạo ra sự kìm hãm không chỉ ở mặt thể chất mà ở cả mặt trí tuệ. Khi mang thai hay tới kỳ kinh nguyệt thì tâm trạng và trí tuệ đều bị ảnh hưởng, điều này khiến người nữ khó cạnh tranh với nam giới dù là trên phương diện trí tuệ hay vũ lực.
Ảnh 6 So sánh elo của những đại kiện tướng cờ vua nam/ nữ
Ảnh 6 So sánh elo của những đại kiện tướng cờ vua nam/ nữ
Bạn có thể thấy kể cả trong những công việc không phải lao động nặng nhọc thì nữ giới vẫn không đuổi kịp nam giới, ảnh 4 này so sánh elo của những kỳ thủ cờ vua nữ và nam hàng đầu, ảnh 1 thì cho thấy hầu hết những đầu bếp hàng đầu đều là nam. Cả trong những công việc không cần tới lao động nặng nhọc thì họ vẫn không thể bằng đàn ông. Có lẽ đây là nguyên nhân vì sao mà xã hội xưa trọng nam khinh nữ, nhìn vào thực tế ta thấy chức năng sinh học của họ phù hợp cho việc mang thai và làm những việc tái sản xuất.  Kết luận: Trong phần này tôi đã cho bạn biết nguyên nhân gốc rễ của bất bình đẳng giới và điều nữ quyền không muốn bạn biết. Đó là do người nữ đã không thể bắt kịp người nam trong tiến trình phát triển của xã hội loài người. Đây là điều mà nữ quyền muốn né tránh, xã hội gia trưởng mà họ ghét sinh ra từ chính sự yếu đuối của họ. Khoảng cách giới tính là tại vì họ không thể theo kịp đàn ông, nhưng họ lại thích nói là tại đàn ông với xã hội làm khó làm dễ họ.

3.4 Tại sao Feminist lờ đi sự thật trên ?

Theo tôi nguyên nhân feminist luôn lấy “xã hội gia trưởng, định kiến, đàn ông“ những thứ bề nổi để than vãn về vấn đề của họ mà không nhắc tới nguồn gốc sâu sắc của các hiện tượng trên, là do nếu tìm hiểu sâu về nguồn gốc thì lòi ra là vì nữ giới đã thể hiện kém hơn khi xã hội loài người phát triển. Nhưng họ đâu thể nói là “tại tôi … nên tôi bị …” như thế thì làm sao đóng vai nạn nhân được ? Phải nói là “tại định kiến , tại xã hội, nên phụ nữ mới …”, chỉ như thế mới mua được lòng thương hại.
Đọc bài viết này bạn sẽ thấy nếu họ theo kịp được nam giới trong xã hội nông nghiệp thì đã có vai trò hơn trong lao động và chiến đấu từ đó sẽ không có xã hội gia trưởng phụ quyền. Tóm lại vấn đề mà họ luôn kêu ca trách móc thế giới lại từ chính họ mà ra, nhưng họ đi trách móc ngược lại xã hội và đàn ông vì chuyện đó ?
img_4
Đây là thủ đoạn “ một nửa sự thật” chỉ kể phần mà khiến câu chuyện có lợi cho kẻ xảo biện, ý đồ sau cùng là hưởng lợi từ việc đóng vai một nạn nhân đáng thương. Giống như : “đứa trẻ phạm nội quy trường bị phạt roi, nhưng về nhà lại nói là bị giáo viên bạo hành”. Trong trường hợp này thì là “ Nữ quyền lên án xã hội và định kiến, nhưng lại không kể rằng tại họ nên xã hội mới có định kiến như vậy“. Thủ đoạn này hết sức tinh vi mà nếu bạn không biết phân tích và nhìn nhận sâu sắc sẽ dễ bị dắt mũi bởi chiều bài đánh vào tâm lý “ thương người “, tôi cũng đã bị lừa bịp bởi thủ đoạn này trong 1 thời gian dài.
Tiên trách kỷ, Hậu trách nhân

Phần 4 : Trả lời ý kiến phản biện

4.1 Giải đáp một mâu thuẫn nhỏ ?

Chưa cần đăng bài viết này tôi cũng đã lường được rằng trong đầu một số bạn sẽ hiện lên câu nói sau : “Nữ giới phụ thuộc, cần đàn ông để sống chỉ là định kiến, ngày nay phụ nữ cũng đi làm không kém đàn ông, thậm chí có những người còn thành đạt hơn nam giới. Tác giả bảo vệ các định kiến nhưng thực tế cho thấy là chúng sai”.
img_5
Tôi công nhận trong bối cảnh hiện nay thì thật dễ để phủ nhận sự phụ thuộc của nữ vào nam, nhìn qua thì nữ giới chỉ lép vế trong những việc đụng đến cơ bắp. Nhưng nếu năng lực của họ không kém gì đàn ông thì tại sao chế độ Phụ Quyền lại tồn tại qua hàng ngàn năm ? Tại sao không có chế độ Mẫu Quyền nào cạnh tranh được với chế độ Phụ Quyền ? Câu trả lời là : chỉ đến cuối thời kỳ hiện đại thì mới có đủ điều kiện để nữ có chút cửa cạnh tranh với nam, hay còn nói là vị thế ngày nay của họ chỉ có khi thời đại thay đổi chứ không hề đến từ năng lực. Điều này trái với các diễn ngôn của feminist như  không cần đàn ông, phụ nữ mạnh mẽ, phụ nữ giá trị”
Chẳng phải tự nhiên mà làn sóng nữ quyền đầu tiên chỉ bắt đầu vào giai đoạn cuối của thời hiện đại (1848) chứ không phải sớm hơn, thế giới thay đổi và nó cho phép người phụ nữ được tự chủ, an toàn và độc lập về kinh tế. Sự cho phép này vả vào mọi ý kiến nói rằng phụ nữ độc lập, tự chủ và sau đây tôi sẽ làm rõ những hiện tượng đã thay đổi vị thế người phụ nữ.

4.2 Thế giới hiện đại đã thay đổi vị thế người phụ nữ như thế nào ?

Thế giới ngày nay trải qua 4 hiện tượng mà nếu không có nó thì vị thế của người nữ sẽ mãi thấp và các phong trào nữ quyền sẽ không bao giờ thành công và ngay sau đây tôi sẽ nói cụ thể về từng hiện tượng một.  
Sự thay đổi trong sinh sản : Sự xuất hiện của các biện pháp ngừa thai thay đổi rất nhiều cách con người sinh sản và sự thay đổi này có lợi cho nữ giới. Mang thai đẩy người nữ vào tình trạng yếu đuối phụ thuộc, dù là lao động chân tay hay trí óc cũng bị hạn chế và trong thai kỳ phụ nữ có nhiều nhu cầu mà không thể tự đáp ứng. Điều này khiến trách nhiệm đè nặng vào nam giới và khiến vị thế của người nữ thấp đi do họ ở trong thế luôn phải cầu cạnh người khác. Nhờ vào sự xuất hiện của các biện pháp tránh thai mà tình trạng này thay đổi, giờ họ được lựa chọn có mang thai hay không và giảm hẳn việc bị đẩy vào tình trạng yếu đuối này.
Sự suy giảm của vũ lực : Thế giới chúng ta sống là mạnh được yếu thua vì vậy người nữ mặc định là sẽ không thể hoạt động tốt trong xã hội, nếu ra ngoài tự vệ cũng không xong thì nói gì đến lao động hay vươn lên trong xã hội? Họ chỉ có thể quanh quẩn trong nhà và phụ thuộc vào kẻ có năng lực hơn, nhưng xã hội con người đã phát triển và tạo ra một môi trường nhân tạo với các đặc điểm riêng. Trong môi trường xã hội hiện đại với Luật Pháp, Cảnh Sát và hệ thống an ninh thì tất cả đều phải tuân theo quy luật chung được đặt ra. Phụ nữ sống dưới sự bảo vệ này họ được đảm bảo an toàn cho dù yếu hơn, điều này mở ra một  không gian hoạt động lớn hơn cho nữ giới.
img_6
Sự thay đổi trong kinh tế : Trước đây do công nghệ và dịch vụ chưa phát triển nên việc kiếm sống chủ yếu là lao động chân tay và nông nghiệp, người nữ yếu hơn nên giá trị của họ là cực thấp, ngoài việc nội trợ và sinh nở thì họ chẳng có giá trị gì khác. Tuy nhiên nền kinh tế ngày nay  dựa vào dịch vụ, công nghệ, và kiến thức, vai trò của sức mạnh cơ bắp không còn lớn như xưa. Điều này cho phép người nữ có vai trò trong nền kinh tế, giảm sự lệ thuộc và thu hẹp khoảng cách với nam giới.
Các giá trị cũ suy yếu : Các giá trị truyền thống, chế độ thần quyền và chế độ phong kiến suy yếu khi công nghệ và xã hội thay đổi. Công nghệ giải thích được những điều mà chế độ thần quyền bó tay, nó thúc đẩy giao thương làm lung lay nền kinh tế tự cung tự cấp của xã hội phong kiến, con người có thể di chuyển xa hơn hiểu biết nhiều hơn từ đó thách thức các giá trị truyền thống. Khi các giá trị cũ suy yếu thì vị thế của người nữ lại tăng, vì các giá trị hay chế độ xã hội cũ phân chia vai trò giới rất khắt khe và sự suy yếu của chúng cho phép người phụ nữ được thay đổi.

4.3 Bình đẳng giới liệu có thật ?

Đọc những dòng trên ta thấy rằng vị thế nữ giới chỉ cải thiện khi xã hội thay đổi những yếu tố đằng sau sự cải thiện này không xuất phát từ họ mà là từ ngoại cảnh và những ngoại cảnh này được thúc đẩy bởi nam giới. Thậm chí có thể nói rằng "phụ nữ chỉ được bình đẳng khi nam giới tạo điều kiện cho họ làm thế", khi nhìn vào bốn hiện tượng vừa nêu sẽ thấy nam giới có vai trò lớn tới mức mà nếu không có họ thì các hiện tượng trên chẳng thể xảy ra.
Để cả 4 hiện tượng trên xảy ra thì rất cần sự phát triển của công nghệ mà hầu hết người có khả năng nghiên cứu khoa học trong lịch sử nhân loại là nam giới, có nam giới thì mới có công nghệ, sức lực và bản lĩnh để đi xa khám phá rồi thách thức các giá trị cũ. Có công nghệ thì mới có nền kinh tế hiện đại ít đụng tay chân hơn để người nữ được tham gia lao động. Một xã hội an toàn hơn cho phụ nữ cũng là nhờ vào hệ thống cảnh sát, pháp luật và bạn chắc cũng biết là nam giới có vai trò không thể thay thế trong những ngành này. Thậm chí các biện pháp tránh thai thứ giúp người phụ nữ thoát khỏi sự kìm hãm của thai kỳ thì cũng nhờ nam giới mới có. Tóm lại là tất cả những điều cho phép người phụ nữ được tự do hơn là nhờ đàn ông mới xảy ra, có thể khẳng định rằng phụ nữ ngày nay vẫn chỉ hoạt động trong tầm cho phép của đàn ông. Điều này phủ nhận những người cho rằng họ sống chẳng cần đàn ông, hai giới tính ngang nhau.
Ảnh 7: Charles Goodyear, Julius Fromm, Thomas Hancock
Ảnh 7: Charles Goodyear, Julius Fromm, Thomas Hancock
một ví dụ nhỏ : Nền tảng của bao cao su hiện đại được thiết lập nhờ Charles Goodyear và Thomas Hancock tạo ra công nghệ lưu hóa cao su. Một thế kỷ sau đó nhà công nghiệp người Đức Julius Fromm cải tiến bao cao su nhờ kỹ thuật "nhúng thủy tinh" (dipping glass mold) công ty Youngs Rubber Company của ông là một trong những đơn vị đầu tiên sản xuất bao cao su latex, một cải tiến giúp tăng tính tiện dụng, tăng hiệu quả ngừa thai và ngăn bệnh tình dục. Đây là một ví dụ điển hình của việc những biện pháp đã giải phóng phụ nữ, cũng phải nhờ đàn ông thì mới có được. Khi hiểu những điều trên bạn sẽ không khỏi thắc mắc rốt cuộc thì việc nữ bình đẳng với nam liệu có thật ? Nếu như vị thế của bạn chỉ tốt lên khi thời đại thay đổi và chính nam giới thay đổi cái thời đại đó vậy liệu bạn có thật sự ngang hàng với họ khi mà bạn chỉ bình đẳng lúc họ cho bạn được như thế chứ bạn chẳng tự làm gì cả ? Đây là một gáo nước lạnh hất vào những luận điệu cho rằng phụ nữ giá trị, độc lập, không cần thậm chí là hơn đàn ông như ảnh bên dưới.
Những luận điệu không biết điều và ngông cuồng.
Những luận điệu không biết điều và ngông cuồng.
Đây cũng là một điều mà Feminist không muốn các bạn biết, truyền thông nữ quyền hay tuyên truyền những luận điệu như “phụ nữ độc lập, không cần đàn ông, điều đàn ông làm được phụ nữ còn làm tốt hơn“. Nhưng sự thực thì phụ nữ ngày nay được tham gia lao động, được tự chủ hơn, chẳng phải vì họ có giá trị gì hơn xưa. Họ được làm thế là vì những người đàn ông đã miệt mài nghiên cứu xây dựng và hi sinh để thế giới càng ngày càng an toàn hơn, tân tiến hơn. Chỉ khi đàn ông xây nên một thế giới đủ hiện đại và tân tiến thì mới có không gian cho nữ giới được hoạt động an toàn, từ đó họ mới được bình đẳng được tự chủ chứ họ đâu có tự làm được ? Thế nhưng một bộ phận nữ giới ngày nay có được chút vị thế rồi lại tưởng mình tuyệt lắm, tưởng tự mình làm đấy, tưởng chẳng cần đàn ông, tưởng rằng đàn ông phải đáp ứng mình. Tuy đây có thể coi là hành vi vô ơn ăn cháo đá bát và truyền thông hiện đại khiến hành vi này làn rộng, nhưng đó vẫn chỉ là một bộ phận, họ chỉ ngu chứ cũng chẳng cố tình, vấn đề này rồi thì cũng sẽ được chấn chỉnh.  
Tổng Kết : Phần này tôi đã cho bạn biết được rằng tại sao phụ nữ hiện đại có vẻ là ngang hàng với đàn ông, có vẻ là độc lập mà không cần đàn ông. Tôi cũng đã phân tích tất cả những điều mà người phụ nữ hiện đại đang làm là nhưng điều mà đàn ông cho phép, tạo điều kiện cho họ làm. Hay nói cách khác phụ nữ hiện đại tưởng rằng họ đã thắng chế độ phụ quyền, đạ đạt được giá trị. Nhưng họ vẫn chỉ làm điều mà chế độ này cho phép và giá trị của họ đến đầu vẫn là do chế độ phụ quyền định đoạt.

Phần 5 : Những tiêu cực ít ai thấy, phỏng đoán tương lai và tổng kết.

5.1 Nữ quyền và mặt trái ít ai thấy. 

Ở phần bốn tôi đã làm rõ vị thế của nữ giới được cải thiện trong thế giới hiện đại như thế nào, ở phần này tôi sẽ nói về những tiêu cực mà phong trào này gây ra. Đây là những điều mà truyền thông không nói với chúng ta, họ chỉ tập trung vào những điều tốt đẹp tích cực của feminist. Khi các mặt trái của vấn đề ít được nhắc tới và cũng ít người đủ sâu sắc để nhìn vượt ra lớp thông tin tuyên truyền dày đặc, thì chúng ta mặc nhiên sẽ bị dắt mũi và lợi dụng. Sau đây tôi sẽ nêu ra một số mặt trái mà ít ai nói tới của hiện tượng xã hội mang tên " Nữ quyền, bình đẳng giới, feminist"
Mất cân bằng về vai trò: Chúng ta thấy ngày nay điều gì nam làm thì nữ cũng vậy, thậm chí ở mức độ nào đó người nữ còn hưởng lợi. Trong khi các tiêu chuẩn cũ “tam tòng, tứ đức, phụ nữ phải thế này, thế kia..” đều đã thành cổ hủ, lạc hậu nhưng các tiêu chuẩn muôn thuở về nam tính như “đàn ông phải thế này, thế kia, phải nhiều tiền, phải chu cấp, mạnh mẽ, cao ráo…” vẫn được đa số chị em công nhận với rất ít ý kiến trái chiều. Nhưng vai trò giới liên quan mật thiết với nhau, việc vai trò của người nữ thay đổi nhiều nhưng vai trò của người đàn ông hầu như vẫn thế tạo nên những mâu thuẫn sau :
- Nam giới thường phải mạng trách nhiệm chu cấp, điều này đúng trong xã hội nông nghiệp đòi hỏi lao động nặng nhọc điều người nữ không làm nổi. Nhưng giờ người nữ cũng được tham gia lao động thì không nên đặt nặng trách nhiệm tài chính lên người nam. - Phụ nữ được cho là phái yếu trong tư tưởng truyền thông nên nam giới mà ga lăng, bảo vệ phụ nữ là điểm cộng. Nhưng nếu phụ nữ độc lập tự chủ ngang hàng với đàn ông, thì cũng không cần những đối xử đặc biệt như ga lăng, bảo vệ, với phụ nữ. Độc lập bình đẳng thì hãy tự lo thân, còn nếu không thể tự vệ thì mặc nhiên là bạn không ngang hàng với đàn ông rồi. - Phụ nữ ngày nay không còn buộc phải phục vụ nhà chồng và chẳng được về ngoại như xưa, nữ quyền cho rằng đó là quan điểm cổ hủ từ đời nào, vậy có lẽ đàn ông cũng không cần phải sính lễ hoặc phải đáp ứng tiêu chuẩn tài chính để cưới vợ nữa chứ. Quan niệm đàn ông luôn phải lo kiếm sống cũng là cổ hủ từ đời nào mà.  - Một số phụ nữ mồm kêu “ độc lập, tự chủ, bình đẳng” nhưng vẫn mang trong đầu tư tưởng lấy chồng giàu để được nhờ vả ? nếu độc lập bình đẳng thì tự làm mà ăn còn nếu muốn dựa dẫm thì ko có bình đẳng, tự chủ đâu.  - Feminist rất thích đòi hỏi về nghỉ thai sản, về lương lao động ngang nhau nhưng khác với nữ giới người nam có thể làm việc mà ko bị cản trở bởi thai kỳ. Tức là họ có ích hơn cho công ty, nếu bạn là chủ doanh nghiệp dĩ nhiên sẽ trả tiền ít hơn cho đối tượng đem lại ít lợi ích, vậy lại đòi ngang nhau thì có vô lý ko ?
Thái độ không biết điều : Đàn ông đánh phụ nữ bị cho là tệ, xã hội hiện đại cũng xây dựng thái độ không nên dùng vũ lực với nữ giới. Nhưng một số phụ nữ lại không biết điều, có lẽ chúng ta đã cho phép họ có nhiều quyền lợi nhưng đổi lại không đòi hỏi trách nhiệm gì nên phụ nữ tưởng là đàn ông “phải” ưu tiên và chiều theo họ. Đây là tư duy ngu đần và nguy hiểm hậu quả của nó là có nhiều đàn ông chịu sự tấn công tinh thần, lời nói của phụ nữ và độ nghiêm trọng của nó đã được lên báo như ảnh dưới.
img_7
Hậu quả chính là những người đàn bà rủa xả cho sướng cái mồm và những người đàn ông thì đang phải cố kiềm chế, nếu đấm thì đánh phụ nữ là sai với xã hội nhưng nếu chịu con dẩm này thì sai với chính mình. Kết cục có thể dẫn tới là người đàn ông khi họ đến cái ngưỡng chịu đựng sẽ như quả bom không kìm lại được và kẻ to mồm gần đó sẽ lãnh hết hậu quả.
Sau đây là một trường hợp thực tế về việc tại sao phụ nữ nên kiềm cái mồm mình lại mà dùng những cách khéo léo nhu mì hơn để giải quyết mâu thuẫn. Đầu tiên là ảnh bên dưới một vụ án, đại khái là đôi này yêu nhau nhưng vấn đề ở chỗ là 1 đứa không biết kiềm chế cảm xúc và một đứa không biết kiềm chế lời nói gặp nhau. Mâu thuẫn thì âm ỉ cô kia chửi anh này, anh ta không chịu được nữa và thế là họ lên báo, trong vụ việc này nếu như người nam bớt nóng người nữ bớt mồm thì hẳn mọi chuyện đã khác.
img_8
Có thể vụ việc trên vẫn chưa phải là thuyết phục nhất vì người ta sẽ chú ý tới kẻ giết người hơn là nạn nhân, vậy sau đây là 1 trường hợp khác. Cặp này mâu thuẫn người nam đã nhiều lần phải nhịn người nữ, đỉnh điểm sự việc xảy ra người nữ chửi bới gào thét người nam cố lái xe né đi nhưng cô kia đuổi theo để chửi bới thóa mạ đến cùng. Kết quả sau đó là điều cô kia xứng đáng nhận được.
https://x.com/360nhatot/status/1873281097087557671
https://x.com/360nhatot/status/1873281097087557671
Trong vụ việc này lời nói hợp lý nhất để gửi tới cô vợ là “ nếu không tử tế xin hãy tử vong “, nhưng cô này may mắn là vẫn còn cơ hội để làm lại và rút ra bài học là nếu bạn không biết tự hãm cái mỏ lại, thì đành phải để xã hội khóa mõm bạn. Mà đã để thiên hạ dạy dỗ thì đôi khi còn mỏ để hót đã là may mắn rồi, vậy nên hãy biết mình là ai trên đời này kẻ mạnh kẻ giàu chơi ngông còn chết, hãy biết điều.
Ảnh hưởng tới cách xã hội vận hành: Ảnh hưởng tiêu cực cuối cùng mà tôi muốn nhắc tới là phụ nữ ngày nay được phép dấn thân vào thị trường lao động lĩnh vực mà trước đây chỉ có nam giới, vì nền kinh tế hiện đại có các ngành dịch vụ cho phép vai trò của nữ giới vươn ra ngoài phạm vi gia đình. Thêm vào đó các phong trào nữ quyền, đã thành công thuyết phục các chính phủ, các xã hội để đưa ra những chính sách khuyến khích phụ nữ lao động và học tập. Điều này đã tạo động lực mạnh mẽ để phụ nữ rời bỏ vai trò truyền thống của họ và dấn thân sâu hơn vào thị trường lao động.
Đọc đến đây chắc bạn vẫn không hiểu là ảnh hưởng tiêu cực nó ở chỗ nào, chẳng phải là sẽ tốt hơn khi được học tập và lao động hay sao? Đúng tốt thật đấy, nhưng có một vấn đề đó là khi ta cho phép nữ giới tham gia vào những việc kia thì họ không còn tập trung vào sinh nở nữa và dân số suy giảm. Tôi đã thấy không ít trường hợp người phụ nữ vì học tập hay sự nghiệp mà từ bỏ việc làm mẹ, thậm chí còn có bộ phận coi khinh việc làm nội trợ. Khác với nữ giới nam giới có thể lao động dù là tay chân hay trí óc mà không bị ảnh hưởng, còn phụ nữ thì việc sinh nở sẽ ảnh hưởng tới họ trong mọi phương diện. Khiến họ nếu muốn học tập hay lao động cũng phải giảm thậm chí là từ bỏ việc sinh nở, và đây chính là cái tiêu cực của việc cho phụ nữ nhiều quyền hơn mà chỉ tôi mới nói với bạn. Nếu cho phép họ học tập và lao động thì ai sẽ là người làm việc sinh sản việc mà chỉ họ làm được ? Đây cũng là lý do vì sao việc cho phụ nữ tham gia vào môi trường học thuật và lao động không tốt như ta tưởng. 
https://www.statista.com/statistics/1033777/fertility-rate-japan-1800-2020/
https://www.statista.com/statistics/1033777/fertility-rate-japan-1800-2020/
Trước khi đào sâu hơn thì tôi cần phải phủ nhận một việc, đó là khi nhắc tới giảm dân số thì người ta nói là do chi phí tăng cao, do cuộc sống khó khăn. Nhưng nếu nói như thế thì tại sao ngày xưa con người còn khổ còn khó hơn nhiều mà họ vẫn đẻ ? Điều này phủ nhận việc tỷ lệ sinh giảm là tại chi phí hay do khó khăn. Theo tôi nguyên nhân thực sự của tỷ lệ sinh giảm là vì xã hội hiện đại cho phép phụ nữ được tham gia vào lao động, giáo dục điều này tạo ra một hệ thống và môi trường khiến tỷ lệ sinh giảm. Điều này ngược lại với xã hội cũ nơi mà phụ nữ không thể tham gia vào giáo dục, lao động họ chỉ tập trung vào làm nội trợ và sinh sản thì tỷ lệ sinh sẽ ổn định.
Cụ thể hơn ta hãy thử so sánh hai hệ thống xã hội
Biểu đồ minh họa
Biểu đồ minh họa
- Trong xã hội cũ : Phụ nữ không có khả năng lao động hay chiến đấu nên mặc định là họ ở vị trí thấp trong xã hội nên cũng không được học hành. Trong xã hội như thế họ buộc phải lập gia đình, phụ thuộc, dựa dẫm vào một người đàn ông để sinh tồn. Người đàn ông cũng buộc phải gánh trách nhiệm làm chủ gia đình, nuôi vợ cho cô ta ăn, mặc và họ dĩ nhiên phải sinh con, trong xã hội đó cũng không có biện pháp để tránh thai. Hệ thống xã hội này tạo ra môi trường mà trong đó con người buộc phải đến với nhau và sinh sản mà không có lựa chọn khác, điều này trái với xã hội hiện đại .   
- Trong xã hội hiện đại: Trong một thế giới mà phụ nữ tưởng rằng họ được lựa chọn, họ ngang hàng với đàn ông. Thì dĩ nhiên họ sẽ không muốn vai trò truyền thống vừa gò bó vừa phụ thuộc mà họ sẽ muốn làm theo ý mình, họ thích kiếm tiền hơn là làm chức năng sinh sản. Khi phụ nữ rời bỏ vai trò truyền thống thì đàn ông cũng từ bỏ trách nhiệm, cả hai giới tính đều rời bỏ vai trò của mình. Điều này dẫn tới tỷ lệ kết hôn và sinh con giảm và khủng hoảng dân số, hệ thống xã hội hiện đại thúc đẩy tính cá nhân và quyền tự do lựa chọn. Nhưng đồng thời nó làm xói mòn đi tính cộng đồng, trách nhiệm và cào bằng những người không giống nhau, tạo ra một xã hội nơi tỷ lệ sinh thấp. Điều này rút ra cho chúng ta bài học rằng không phải nhân danh bình đẳng công bằng thì đã là tốt cho xã hội, việc cho phụ nữ học tập và lao động đem lại những lợi ích ngắn hạn. Nhưng về lâu về dài nó lại ảnh hưởng nghiêm trọng tới cách xã hội vận hành

5.2 Phỏng đoán tương lai

Chúng ta cùng đi đến những dòng cuối cùng của bài viết dài này, ở đây tôi muốn nói rằng tuy phong trào nữ quyền có những tích cực của nó. Nhưng nó không thể tồn tại lâu vì mặt trái của nó ít ai thấy được mà lại lớn, xã hội con người đến được ngày hôm nay là nhờ chế độ Phụ Quyền trong đó nữ và nam có vai trò của riêng mình. Các phong trào nữ quyền phất lên ngọn cờ thì nghe rất chính nghĩa, nhưng thực ra nó làm đảo lộn trật tự vận hành của xã hội con người và cố gắng cáo bằng hai giới tính thứ vốn dĩ không giống nhau. Tuy đem lại chút lợi ích ngắn hạn khi trao nhiều tự do hơn, nhưng về lâu dài lại gây ra sự suy giảm dân số. Đến giờ truyền thông đại chúng vẫn không nhìn nhận hay nêu ra tiêu cực của phong trào này, vì nó còn mạnh họ chẳng giám trái ý số đông. Nhưng khi hiện tượng suy giảm dân số này đủ nghiêm trọng, tác động mọi mặt tới đời sống kinh tế xã hội. Thì đó sẽ là động lực để các chính phủ, xã hội nhìn nhận thẳng thắn và giải quyết vấn đề. Vấn đề sẽ được giải quyết bằng cách tái lập lại trật tự và đưa các giới tính quay lại đúng vai trò của mình. Tôi phỏng đoán rằng trong tương lai ( không gần ) điều này sẽ xảy ra và khi ngày đó tới thì những luận điệu về " quyền phụ nữ, quyền bình đẳng, tự do cá nhân" sẽ bị gạt phắt đi vì không thể để lợi ích của một nhóm nhỏ làm ảnh hưởng tới xã hội. Già hóa dân số sẽ thúc đẩy các xã hội, các chính phủ đưa trật tự giới tính về quy củ, khi đó nam giới hay nữ giới đều sẽ quay trở lại vai trò truyền thống của họ để phục hồi dân số. Có thể nói rằng là dòng chảy của thời đại cho phép phụ nữ được rời khỏi vai trò truyền thống của họ thì nó cũng sẽ có thể đẩy họ quay lại vai trò đó. Đương nhiên là không giống hệt như xã hội cũ nhưng sẽ tương đồng, mà cụ thể tương đồng ra sao thì chỉ có tương lai mới biết dược.

5.3 Tổng kết

Bài này được viết ra nhằm lột trần những sự thật mà ít ai biết về phong trào nữ quyền và thẳng thắn chỉ ra những tiêu cực của nó, không phải ai cũng nhìn ra những điều này vì feminist quá giỏi trong việc đóng vai nạn nhân và chụp mũ người trái ý họ là " kỳ thị, phân biệt". Điều này khiến đa số mọi người đều bị lừa mà không thể nhìn thấy những tiêu cực của phong trào này, nếu họ có nhìn thấy thì cũng sẽ bị chụp mũ và bị feminist dập luôn. Vì thế tôi đã tham khảo một chút từ Youtube khi viết về chủ đề này. Mục đích nhằm để nói lên những tiêu cực mà không phải ai cũng có thể nói thẳng thắn về phong trào được cho là tốt là chính nghĩa. Sau đây là tổng kết lại các phần và bài học rút ra từ đó.
Phần 1 : Nêu lên những quan điểm đối lập về quyền phụ nữ trong lịch sử Phần 2 : Một lịch sử của bất bình đẳng giới tính. ==> Phần này cho bạn biết rằng khoảng cách giới tính đã là một chân lý diễn ra trong xuyên suốt lịch sử con người Phần 3 : Lý giải nguyên nhân thật sự của khoảng cách giới tính ==> Phần này cho bạn thấy nguyên nhân người nữ kém hơn hoàn toàn chẳng phải tại người nam hay do xã hội, người nữ đã không thể theo kịp nhưng nữ quyền thì sẽ đổ tại xã hội và tại đàn ông. Phần 4 : Trả lời ý kiến phản biện, lý giải tại sao phụ nữ có vẻ ngang hàng với đàn ông trong xã hội hiện đại ==> Phần này chỉ ra rằng phụ nữ hiện đại được đi làm đi học là vì đàn ông đã tạo điều kiện cho họ làm thế, từ đó đập tan ảo tưởng " phụ nữ độc lập, tự chủ, mạnh mẽ, không cần đàn ông" Phần 5 : Hậu quả ít ai nhắc tên, phỏng đoán tương lai và Tổng kết ==> Phần này chỉ ra việc người nữ lấn vào những vai trò ngoài vai trò truyền thống của họ đã làm đảo lộn cách vận hành của xã hội con người và góp phần khiến tỷ lệ sinh giảm.
Bài học chúng ta có thể rút ra được ở đây là hãy cảnh giác kể cả với những thứ nhìn bên ngoài có vẻ là vô hại, tốt đẹp hay đáng thương. Lòng tốt của bạn có thể bị lợi dụng và bạn thì bị dắt mũi như một con bò mà lại không hề hay biết. Bài viết này đến giờ cũng đã dài,cảm ơn vì bạn đã đọc đến đây.
img_9