Học được gì từ các các thiên tài
Quan sát và suy ngẫm từ nhiều tác phẩm hồi ký, tiểu sử về các chính khách, thiên tài hội hoạ hay âm nhạc, nghệ thuật và khoa học, và...
Quan sát và suy ngẫm từ nhiều tác phẩm hồi ký, tiểu sử về các chính khách, thiên tài hội hoạ hay âm nhạc, nghệ thuật và khoa học, và phát hiện ra một số điều thú vị.
1. Đa số các thiên tài từ nhỏ rất bình thường, thậm chí hơi bất bình thường, điển hình là ít giao tiếp với con người, mà chủ yếu đã từ sớm gần gũi với thiên nhiên, động vật và đặt nhiều câu hỏi, quan sát. Rất ít có sẵn biểu hiện năng khiếu, mà thường sau một thời gian tự rèn luyện sơ khởi, người nhà mới phát hiện, và cho cơ hội thử nghiệm bằng cách tìm thầy dạy. Chủ yếu thiên tài do giáo dục mà thành.
2. Đa số có người mẹ rất mực yêu thương con cái, và dành nhiều thời gian nỗ lực, nghiêm khắc và hợp lý để dạy con (không roi vọt, không đay nghiến là điều quan trọng nhất).
3. Thiểu số có người cha đã giỏi trong một lĩnh vực, và họ lại tiếp nối người cha giỏi trong lĩnh vực đó.
4. Đa số là tự thân vận động, trải qua rất nhiều khó khăn, và hầu hết bị người đương thời công kích, hoặc lãng quên, có khi cả mấy trăm năm sau người ta mới phát hiện ra tài năng khi có người hậu thế xem lại. Tóm lại thiên tài thường đi trước thời đại từ 50 đến 200 năm là bình thường.
5. Nếu có người bảo trợ (không phải lo nghĩ gì về tài chính), thường họ sẽ bộc phát mãnh liệt tài năng của mình, thậm chí không chỉ trong một lĩnh vực, mà điển hình như Leonardo Da Vinci.
6. Sống trong đau khổ và nghèo khó cũng giúp rèn ý chí của họ, nhưng đa số như vậy họ sẽ yểu mệnh, chết sớm, bệnh tật và có rất nhiều điều còn dang dở chưa làm, điển hình là Mozart và Beethoven.
7. Đa số có một cuộc sống tuổi thơ hạnh phúc. Những người có tuổi thơ có biến động lớn thường đi vào lĩnh vực khoa học xã hội, hoặc trở thành chính khách, người kinh doanh. Những người có tuổi thơ yên bình và được bay nhảy thích hợp, không có biến động gì lớn thường đi vào lĩnh vực nghệ thuật và khoa học.
8. Từ nhỏ không phải họ đã thích học toàn diện, mà thường họ rất tò mò vào một môn học nào đó hoặc đặt câu hỏi, hoặc hay lơ mơ làng màn vào tâm trí, quên ăn quên uống vì theo đuổi đam mê, có sự tập trung cao độ nhưng trong tâm trí của họ, có nhiều người bị dự đoán là học hành chẳng ra gì, lớn lên chẳng làm nên trò trống gì, vì thầy giáo không hiểu và tự phụ.
9. Thiên tài thường là đàn ông là bởi vì không phải xuất phát họ thông minh hơn, mà rào cản cho phụ nữ quá nhiều, khiến họ không phát huy đuọc đầy đủ, hiếm có trường hợp như Marie Curie, và gần như không có.
10. Người cha thường rất mờ nhạt, nhưng nếu chỉ cần người cha đậm đà một chút, thì tỷ lệ thành công của đứa con rất cao. Trường hợp cha của Beethoven rất dở hơi, ham mê rượu chè nhưng cũng ép được con vào con đường học tập nghiêm khắc, khiến cho Beethoven rèn luyện được một ý chí sắt đá (dù việc học hơi cực vì không được chơi nhạc theo cách mình muốn mà phải theo kỷ luật thép).
11. Tiện nghi cuộc sống không quan trọng bằng việc đứa trẻ có không gian tự do, được giao tiếp đầy đủ với thế giới xung quanh, được gần gũi với thiên nhiên là yếu tố quan trọng bậc nhất.
12. Đa số các thiên tài đều chống đối lại lề thói học cũ kỹ của xã hội, ban đầu họ được xem là những người nổi loạn hoặc không theo quy định, họ bị các thầy giáo cổ hủ chèn ép, tấn công, thậm chí nhục mạ vì không theo kịp các môn học ở trường. Như Einstein học thiên lệch chỉ yêu thích mỗi môn vật lý, thậm chí rất dốt toán và hoá, sau đó ông phát hiện là nếu thiếu Toán thì ông không hiểu sâu sắc về Lý, nên ông đã học và yêu thích môn hình học, rồi dần dần là đại số, lượng giác và tỷ ty nhưng thứ khác.
13. Khi chuyên sâu về một môn nào đó, họ bắt đầu tìm hiểu về triết học, về tôn giáo, và quan tâm sâu sắc đến chính trị.
14. Thiên Tài thường có 2 loại, một loại gàn dở và một loại hài hước và điềm tĩnh. Nhưng cả 2 loại đều rất không quan tâm đến danh tiếng. Đa số cũng bị cuốn vào danh tiếng hay các hoạt động xã hội vì bị cám dỗ bởi danh tiếng, nhưng rồi họ nhận ra nếu cứ như vậy họ sẽ không theo đuổi niềm đam mê được nữa, họ không tập trung chuyên môn được, nên họ sớm tránh xa truyền thông.
15. Hầu hết họ không quan tâm đến công chúng nghĩ gì, không tranh luận và không phản bác với những người, mà có thể gọi là "thợ sửa ống nước và ông cắt tóc bàn về thuyết tương đối của Einstein", xã hội thời kỳ nào cũng gặp dạng người này, họ cho việc tranh cãi là phí phạm.
16. Hầu hết ngại giao tiếp xã hội, không giỏi networking là mấy. Trừ khi làm chính khách, chính trị gia.
17. Đa số cổ vũ, đấu tranh cho tự do, chống độc tài.
18. Tỷ lệ số người giỏi đa ngành và giỏi 1 chuyên môn là không mấy khác biệt, thường họ được thế giới biết đến là một định danh như nhà Vật Lý, Hoạ Sĩ v.v... nhưng thực chất họ còn giỏi 2-3 thứ khác, Leonardo Da Vinci không phải là trường hợp đặc biệt duy nhất giỏi nhiều môn (quan niệm "nhất nghệ tinh nhất thân vinh" của ông bà không đúng với trường hợp này).
19. Đa số vô cùng kiên nhẫn với một số điều, nhưng lại vô cùng mất kiên nhẫn với một số điều, tính cách của họ thoạt nhìn rất mâu thuẫn vì nếu nhìn bằng con mắt của một người theo số đông xã hội, nhưng họ luôn có lý.
Nếu bạn còn bổ sung gì xin hãy cho biết ý kiến nhé.
Nếu bạn còn bổ sung gì xin hãy cho biết ý kiến nhé.
Truyền cảm hứng
/truyen-cam-hung
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất