Chúng ta luôn hướng đến một xã hội, công bằng dân chủ và văn minh. Nhưng thực tế luôn có người bị bỏ lại phía sau. Bởi vì, nhu cầu xã hội sẽ ưu tiên cho những người có thể làm việc năng suất và mang lại hiệu quả cao.
Thế nên, một trong nhiều khiến bạn lo lắng nhất khi về già đó là bạn không còn đủ sức để lao động. Mắt mờ, tay run, tâm trí không còn đủ minh mẫn. Thu nhập của bạn phụ thuộc vào con cái hoặc lương hưu. Bạn nhàn rỗi đến mức luôn cảm thấy mình trở nên vô dụng. Trầm cảm tuổi già cũng vì lẽ đó.
Gần đây, khi được chứng kiến các cụ già tầm 60 - 70 tuổi hoặc hơn làm việc ở Aeon Mall, mình thấy lòng xốn xang. Những gì người Nhật làm, mới nhân văn làm sao. Các cụ làm việc chậm hơn một xíu, phải nhìn vào màn hình một hai lần mới đưa thẻ giữ xe cho khách. Nhưng tuyệt nhiên không ai khó chịu vì điều này.

Trong quá trình mình học Ux Design, Google dạy mình một trong hai trong bốn yếu tố cần có để tạo một sản phẩm chất lượng chính là tính công bằng (Equitable) và khả năng tiếp cận tối đa. Có nghĩa là thiết kế của bạn mang lại sự tiện lợi và hữu ích cho cả những nhóm người có khả năng và hoàn cảnh khác nhau.
Ví dụ một người mắc chứng khó đọc, thì phông chữ trên ứng dụng này có gây khó khăn cho anh ấy. Thiết kế này có tích hợp audio hướng dẫn nếu người mù muốn sử dụng. Đó là những gì một UX Designer cần phải nghĩ đến, cải tiến sản phẩm trở nên tốt hơn.
Làm thế nào để tăng khả năng tiếp cận tối đa?
Chiếc máy đánh chữ đầu tiên ra đời dành cho cô gái mù Caroline. Để cô có thể viết thư và sáng tác thơ, anh chàng thợ máy Terry đã dốc lòng phát minh ra nó. Đối với người bình thường, bạn chỉ cần giấy và mực là có thể viết nên hầu hết mọi người cho rằng máy đánh chữ là thứ không cần thiết với họ. Nhiều năm sau đó, máy đánh chữ mới bắt đầu trở nên phổ biến và thông dụng trong công việc văn phòng và cuộc sống hàng ngày. Nó là công cụ truyền cảm hứng để thiết kế ra máy tính cá nhân ngày nay. 

Bài học rút ra từ câu chuyện này chính là: Khi bạn thiết kế sản phẩm tiện lợi hơn cho những người khuyết tật, bạn cũng sẽ có cơ hội mang đến trải nghiệm tốt hơn cho những người khác. 
Để tạo ra một thiết kế toàn diện, sản phẩm của bạn phải tiếp cận được tất cả mọi người, bao gồm những người khuyết tật hoặc không. Thế giới có hơn 1 tỷ người khuyết tật. Đúng vậy! 1 tỷ người, chiếm 13% trên toàn thế giới. Chưa kể đến, khi bạn rơi vào một tình huống khó khăn, bạn bị hạn chế hoặc mất khả năng nghe, nói, đó là coi một cũng là một dạng khuyết tật tạm thời. 
Việc quan tâm đến những người khuyết tật, những người mất đi khả năng nào đó trong xã hội, chúng ta sẽ tạo ra những sản phẩm hoàn thiện hơn cho đa dạng nhóm người. 
Tại sao cần phát triển sản phẩm hướng đến sự công bằng
Mình còn nhớ hồi mới đi học đại học. Lúc đó, cũng nuôi dưỡng ước mơ xin được học bổng rồi đi du học. Thế nhưng, một đứa từ vùng tỉnh lẻ xa xôi, khi lên thành phố sẽ có rất nhiều bỡ ngỡ. Đặc biệt, mình phải làm quen cuộc sống mới, thay đổi bản thân kịp thời để thích ứng với nhu cầu xã hội. Hồi cấp 2, cấp 3, làm gì có cơ hội được đầu tư học tiếng anh. Khi mình đang vật lộn cuộc sống mới thì các bạn thành thị chỉ cần tham gia các hoạt động xã hội để làm đẹp hồ sơ xin học bổng nữa là xong. 
Bình đẳng là cơ hội được chia đều cho tất cả mọi người. Nhưng đối với những người trong hoàn cảnh khó khăn để nhận được cơ hội đó, họ phải cố gắng hơn gấp nhiều lần. 
Vậy nên, điều Google dạy mình chính là mang cơ hội đến với họ một cách dễ dàng hơn, chính là tối ưu hóa tính năng của sản phẩm cho đa dạng tầng lớp con người bất kể giới tính, vùng miền, ngôn ngữ hay chủng tộc. 
Ví dụ như có những nơi internet phát triển, bạn có thể vào mạng thoải mái không phải băn khoăn, lo lắng gì. Nhưng cũng có những vùng mà internet đắt đỏ và không được phổ cập. Youtube, Google, hay Coursera… đã phát triển tính năng download dữ liệu của sản phẩm giúp bạn có thể học bài, xem phim hay mở bản đồ ngay cả phạm vi ngoại tuyến. 
Dù họ là ai, họ ở đâu, trình độ, địa vị như thế nào thì khi bạn sử dụng ứng dụng, bạn thấy mình được đối xử công bằng. 
Google giống như đang vẽ cho mình một bức tranh tương lai thật lớn và vĩ đại, để mình thấy những khó khăn trước mắt chỉ là chuyện nhỏ thôi. 

Trước khi đăng ký khóa học Ux của Google, mình đã giả định nhiều tình huống xảy ra. Bởi vì mình không có nền tảng, kinh nghiệm liên quan đến thiết kế trước đó. 
Để đưa ra quyết định, mình tìm đọc nhiều tài liệu liên quan đến lĩnh vực này, trong đó có cuốn Design of Everything. Nhờ đó, mình lấy lại chút tự tin bởi vì suy cho cùng của thiết kế, sáng tạo hay viết đều dựa vào tâm lý học hành vi của con người để phát triển ý tưởng. 
Cuối cùng, mình cũng can đảm quyết định xin Coursera tài trợ học phí và đăng ký học khóa này. Sau 2 tuần mình nhận được email thông báo nhận được tài trợ 100% học phí khóa này. 
Đối với mình, quá trình học đó thực sự là trải nghiệm tuyệt vời nhất trong suốt thời đi học của mình. Mỗi bài học của Google truyền cảm hứng cho mình làm việc để cống hiến cho cộng đồng. Cứ mở bài ra học là cảm xúc tuôn trào, hào hứng và phấn khích.
Còn rất nhiều điều nữa mà mình học được, mình sẽ để dành kể dần dần cho các bạn nghe nhé.