Dạo qua vài vòng trang mạng và các bài blog chia sẻ về cách học Tiếng Anh như nghe nhạc, xem phim, đọc báo,... Nhưng tất cả mới chỉ là những kỹ năng vô cùng sơ khai, như bạn có thể nói vài từ đơn giản, nếu giỏi nữa thì biết vài câu kho khó để dọa như  "Mị nói cái relationship này có healthy và balance không nghe!".  Bởi bạn thiếu một kỹ năng mà hầu hết chúng ta đều bị thiếu đó là "kỹ năng giao tiếp" trong Tiếng Anh.
Để nâng cao được kỹ năng giao tiếp cần rất nhiều, trong đó nổi bật là:
kỹ năng sống (bắt buộc phải có), kỹ năng diễn đạt/thuyết trính và lắng nghe
*Bài này mình sẽ chỉ đề cập đến kỹ năng diễn đạt/thuyết trình

Săn Tây!

Chắc hẳn bạn cũng không hề xa lạ về cái này, nói đơn giản chỉ là bạn chuẩn bị nội dung ra giấy và đi đến những địa điểm phù hợp để khiến xung quanh bạn toàn là Tây, âyyyy. Nếu mình không lầm thì cách thức này đang được vài bên trung tâm áp dụng và khá hiệu quả ở Hà Nội, giúp cho các bạn có được sự tự tin và ngữ âm tốt hơn. Giả dụ với từ "trip" mình hay nói " tao vừa đi tríp về đó", nếu là người Việt thì có hiểu nhưng người nước ngoài họ hông có hỉu vì từ đó họ đọc tách âm "t" và "r". Dạ vâng, khi biết được mới thấy lúc đó mình tây thế nào :))
Săn Tây - phương pháp học ngoại ngữ rất hiệu quả và không tốn kém.
Tuy nhiên bạn cũng không thể bỏ một cấp độ cao hơn của kỹ năng giao tiếp đó là kỹ năng tư duy phản biện (critical thinking), bởi mình thấy nó rất hữu ích trong công việc của mình, đặc biệt khi đảm nhiệm vị trí cao trong các tập đoàn lớn. Hiện nay chưa thực sự có một định nghĩa chung và thống nhất nào về tư duy phản biện. Tuy nhiên, mới đây theo Báo cáo Tương lai của các nghề nghiệp năm 2018 của Diễn đàn Kinh tế Thế giới định nghĩa tư duy phản biện như sau:
Sử dụng logic  lập luận để nhận ra điểm mạnhđiểm yếu của các giải pháp, kết luận và cách tiếp cận khác nhau đối với các vấn đề.
Nếu những ai hâm mộ bộ tiểu thuyết nổi tiếng "Eat, Pray, Love" (Ăn, cầu nguyện, yêu) của nữ nhà văn Elizabeth Gilbert, bà đã có một lý tưởng rằng tất cả chúng ta đều là thiên tài và đã bày tỏ ý kiến đó trong một chương trình TED talk- là một cộng đồng có quy mô toàn cầu, và đã đạt hơn 17 triệu lượt xem đồng thời, được bình chọn là một trong 20 video TED talk hay nhất mọi thời đại.
Gilber chia sẻ "Bạn biết đấy, ngay cả tôi cũng có một vài ý tưởng đến với mình từ những nguồn gốc mà thật lòng tôi không thể xác định được. Vậy thì đó là cái gì chứ? Và chúng ta liên hệ với nó như thế nào khi nó không làm ta mất trí, mà thật ra lại có thể giữ cho chúng ta sáng suốt?".
"Và rồi thời Phục hưng đến và mọi thứ thay đổi, chúng ta có một ý niệm rất lớn và ý niệm đó là hãy đặt cá nhân con người vào trung tâm của vũ trụ trên tất cả chúa trời và những bí ẩn, không còn vị trí nào cho những sinh vật thần bí thường chuyển lời của những đấng linh thiêng. Và đó, sự bắt đầu của chủ nghĩa nhân văn lý trí và con người bắt đầu tin tưởng rằng khả năng sáng tạo hoàn toàn nằm trong tự bản thân mỗi người. Và lần đầu tiên trong lịch sử, bạn nghe mọi người nhận xét về nghệ sĩ này hoặc nghề sĩ kia "là" thiên tài thay vì là "có" một linh hồn sáng tạo "genius" hỗ trợ".
Elizabeth Gilbert - tác giả tiểu thuyết "eat pray love"
Với việc bổ sung nguồn kiến thức phong phú từ chương trình sẽ giúp những người học Tiếng Anh mà tất cả những người yêu tri thức có thêm một cái nhìn mới cả về vũ trụ, tâm linh và khoa học. Hiện nay sự kiện TEDx (được tạo ra trên tinh thần sứ mệnh của TED) đầu tiên tại Việt Nam diễn ra vào năm 2010 mang tên “TEDxSaigon”. Từ đó đến nay đã có rất nhiền các sự kiện TEDx được tổ chức như TEDxYouth@DienBienPhuSt, TEDxMeKong, TEDxYouth@Hanoi, TEDxBaĐình… phối hợp cùng GPA (Golden Path Academics) mang lại ảnh hưởng tích cực đến cộng đồng người Việt đặc biệt là giới trẻ. Mới đây tại sân khấu TEDxHanoi 2019, tất cả khán giả và ban giám khảo đã vô cùng bất ngờ và thích thú trước bài diễn thuyết truyền cảm hứng của cô học trò 14 tuổi Hà Khánh Phương (học sinh lớp 9 Trường THCS Vinschool The Harmony) với những chia sẻ vừa sâu sắc, vừa trong trẻo. 
Cô bé 14 tuổi báo động vấn đề “ô nhiễm ánh sáng”
Cô bé chia sẻ, ít ai biết rằng ô nhiễm ánh sáng đang tác động xấu tới hơn 80% dân số thế giới, tới những loài sinh vật ban đêm và gây hại tới hệ sinh thái. Ánh sáng nhân tạo đem đến cuộc sống tiện nghi nhưng cũng là tác nhân tác động xấu tới môi trường tự nhiên, ảnh hưởng đến sức khỏe của chính chúng ta.Khánh Phương khuyến khích mọi người thay đổi những thói quen đơn giản mỗi ngày để hạn chế bớt việc sử dụng quá nhiều ánh sáng nhân tạo.
Thực sự biển học là vô bờ, một là xung quanh bạn toàn là nước hai là đừng học nữa, Mị mệt rồi :)). Hy vọng bài viết sẽ giúp các bạn có những cái nhìn mới và cách thức mới trong việc học Tiếng Anh của bản thân, để có thể thăng tiến trong công việc, học tập sắp tới.
Thân!