CHƯƠNG TRÌNH
Hội thảo trao đổi kiến thức, kỹ năng hành nghề luật sư chuyên sâu
trong lĩnh vực thương mại quốc tế phù hợp với các cam kết quốc tế
(khu vực phía Bắc)
Thời gian: Ngày 29/6/2020 (01 ngày).
Địa điểm: Nhà khách Trung ương, số 8 Chu Văn An, Ba Đình, Hà Nội.
Hà Nội, 2020
Hà Nội, 2020

I. Tư vấn, soạn thảo và đàm phán hợp đồng nhượng quyền thương mại quốc tế.

A. Lịch sử của “Nhượng quyền thương mại”

Mặc dù hoạt động nhượng quyền thương mại đã xuất hiện ở Việt Nam từ năm 1990 nhưng pháp luật Việt Nam thời kỳ này chưa có khung pháp lý điều chỉnh riêng hoạt động NQTM. Ở thời điểm này các hoạt động mang bản chất NQTM được điều chỉnh bởi pháp luật về chuyển giao công nghệ, pháp luật về hợp đồng lixang và pháp luật về sở hữu trí tuệ . Đến khi Luật thương mại 2005 ra đời đã chính thức ghi nhận NQTM là một hoạt động thương mại độc lập chịu sự điều chỉnh của Luật thương mại và có những quy định riêng tại mục 8 Luật này. Tiếp đó là các văn bản hướng dẫn: Nghị định 35/2006/NĐ-CP ngày 31/3/2006 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Thương mại về hoạt động nhượng quyền thương mại; Thông tư 09/2006/TT-BTM ngày 25/5/2006 của Bộ Thương mại hướng dẫn đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại và Quyết định 106/2008/QĐ-BTC ngày 17/11/2008 của Bộ Tài chính về việc quy định mức thu, nộp, quản lý và sử dụng lệ phí đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại. Với luật thương mại 2005 Việt Nam trở thành một trong khoảng 33 quốc gia có pháp luật riêng điều chỉnh hoạt động nhượng quyền thương mại.
Theo như bài viết của bà Nguyễn Hải Yến - Giảng viên Khoa Kiểm sát Dân Sự Trường ĐTBD NV Kiểm sát tại TP HCM viết vào Tháng Ba 22nd, 2020[i]
Tài liệu tham khảo:
1. Nguyễn Bá Bình (2011), “Nhượng quyền thương mại tại Việt Nam: trước khi có pháp luật nhượng quyền”, Tạp chí Vietnam Franchise World (1), tr.13-tr.15
2. Nguyễn Bá Bình (2011), “Phát triển nhượng quyền tại Việt Nam: từ khi có pháp luật nhượng quyền”, Tạp chí Vietnam Franchise World (1), tr.16-tr.17
3. TS.Bùi Ngọc Cường (2007), “Hoàn thiện khung pháp lý về nhượng quyền thương mại”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp (103).

B. Quy định về Hoạt động nhượng quyền thương mại

Luật thương mại ngày 14 tháng 06 năm 2005 [ii]
· Văn bản hợp nhất Luật thương mại ngày 05 tháng 7 năm 2019
· Nghị định Số: 35/2006/NĐ-CP ngày 31 tháng 3 năm 2006 Quy định chi tiết luật thương mại về hoạt động nhượng quyền thương mại.
· Nghị định Số: 08/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 1 năm 2018 Sửa đổi một số Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Công Thương quy định.
“LĨNH VỰC NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI
Điều 8. Sửa đổi Điều 5 Nghị định số 35/2006/NĐ-CP ngày 31 tháng 3 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết Luật thương mại về hoạt động nhượng quyền thương mại[iii]
“Điều 5. Điều kiện đối với Bên nhượng quyền
Thương nhân được phép cấp quyền thương mại khi hệ thống kinh doanh dự định dùng để nhượng quyền đã được hoạt động ít nhất 01 năm”.
Điều 9. Bãi bỏ Điều 6 và Điều 7 Nghị định số 35/2006/NĐ-CP ngày 31 tháng 3 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết Luật thương mại về hoạt động nhượng quyền thương mại.”

3. Điều kiện hoạt động nhượng quyền thương mại:

Theo Mục 1: ĐIỀU KIỆN HOẠT ĐỘNG NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI - Chương II HOẠT ĐỘNG NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG Nghị định Số: 35/2006/NĐ-CP quy định:
Điều 5. Điều kiện đối với Bên nhượng quyền
Thương nhân được phép cấp quyền thương mại khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
1. Hệ thống kinh doanh dự định dùng để nhượng quyền đã được hoạt động ít nhất 01 năm.
Trường hợp thương nhân Việt Nam là Bên nhận quyền sơ cấp từ Bên nhượng quyền nước ngoài, thương nhân Việt Nam đó phải kinh doanh theo phương thức nhượng quyền thương mại ít nhất 01 năm ở Việt Nam trước khi tiến hành cấp lại quyền thương mại.
2. Đã đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại với cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại Điều 18 của Nghị định này.
3. Hàng hoá, dịch vụ kinh doanh thuộc đối tượng của quyền thương mại không vi phạm quy định tại Điều 7 của Nghị định này.
Điều 6. Điều kiện đối với Bên nhận quyền
Thương nhân được phép nhận quyền thương mại khi có đăng ký kinh doanh ngành nghề phù hợp với đối tượng của quyền thương mại.
Điều 7. Hàng hoá, dịch vụ được phép kinh doanh nhượng quyền thương mại
1. Hàng hoá, dịch vụ được phép kinh doanh nhượng quyền thương mại là hàng hoá, dịch vụ không thuộc Danh mục hàng hoá, dịch vụ cấm kinh doanh.
2. Trường hợp hàng hoá, dịch vụ thuộc Danh mục hàng hoá, dịch vụ hạn chế kinh doanh, Danh mục hàng hoá, dịch vụ kinh doanh có điều kiện, doanh nghiệp chỉ được kinh doanh sau khi được cơ quan quản lý ngành cấp Giấy phép kinh doanh, giấy tờ có giá trị tương đương hoặc có đủ điều kiện kinh doanh.
Huỷ theo Nghị định Số: 08/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 01 năm 2018 SỬA ĐỔI MỘT SỐ NGHỊ ĐỊNH LIÊN QUAN ĐẾN ĐIỀU KIỆN ĐẦU TƯ KINH DOANH THUỘC PHẠM VI QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC CỦA BỘ CÔNG THƯƠNG

4. Thủ tục nhượng quyền thương mại ở nước ngoài về Việt Nam:

Quy định tại Mục 3:ĐĂNG KÝ HOẠT ĐỘNG NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI Nghị định Số: 35/2006/NĐ-CP quy định:
Điều 17. Đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại
Điều 18. Phân cấp thực hiện đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại
Điều 19. Hồ sơ đề nghị đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại
Hồ sơ đề nghị đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại bao gồm:
1. Đơn đề nghị đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại theo mẫu do Bộ Thương mại hướng dẫn.
2. Bản giới thiệu về nhượng quyền thương mại theo mẫu do Bộ Thương mại quy định.
3. Các văn bản xác nhận về:
a) Tư cách pháp lý của bên dự kiến nhượng quyền thương mại;
b) Văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp tại Việt Nam hoặc tại nước ngoài trong trường hợp có chuyển giao quyền sử dụng các đối tượng sở hữu công nghiệp đã được cấp văn bằng bảo hộ.
4. Nếu giấy tờ quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này được thể hiện bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch ra tiếng Việt và được cơ quan công chứng ở trong nước hoặc cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam ở nước ngoài chứng nhận và thực hiện việc hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Điều 20. Thủ tục đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại
Điều 21. Thông báo thay đổi thông tin đăng ký trong hoạt động nhượng quyền thương mại
Điều 22. Xóa đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại
Điều 23. Lệ phí đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại
Quy định tại Mục 4: HÀNH VI VI PHẠM PHÁP LUẬT TRONG HOẠT ĐỘNG NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI VÀ THẨM QUYỀN XỬ LÝ VI PHẠM Nghị định Số: 35/2006/NĐ-CP quy định:Điều 24.Hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động nhượng quyền thương mại1. Thương nhân tham gia hoạt động nhượng quyền thương mại có hành vi vi phạm sau đây thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính:a) Kinh doanh nhượng quyền thương mại khi chưa đủ điều kiện quy định;b) Nhượng quyền thương mại đối với những hàng hoá, dịch vụ cấm kinh doanh;c) Vi phạm nghĩa vụ cung cấp thông tin trong hoạt động nhượng quyền thương mại quy định tại Nghị định này;d) Thông tin trong bản giới thiệu về nhượng quyền thương mại có nội dung không trung thực;đ) Vi phạm quy định về đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại;e) Vi phạm quy định về thông báo trong hoạt động nhượng quyền thương mại;g) Không nộp thuế theo quy định của pháp luật mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;h) Không chấp hành các yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi tiến hành kiểm tra, thanh tra;i) Vi phạm các quy định khác của Nghị định này.2. Trường hợp thương nhân kinh doanh theo phương thức nhượng quyền thương mại có hành vi vi phạm gây thiệt đến lợi ích vật chất của tổ chức, cá nhân liên quan thì phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.Điều 25.Thẩm quyền, thủ tục xử lý vi phạm hành chínhĐiều 26. Khiếu nại, tố cáo

C. Nhương quyền thương mại là gì?

Hợp đồng nhượng quyền thương mại (tiếng Anh: Franchise Agreement) là hình thức thâm nhập thị trường phổ biến của các công ty nước ngoài nhằm phát triển thương hiệu ở mức toàn cầu.[iv]
Hợp đồng nhượng quyền thương mại là một phương thức xâm nhập thị trường nước ngoài trong đó một công ty (nhà sản xuất độc quyền) cung cấp cho một công ty khác (đại lí đặc quyền) một tài sản vô hình cùng với sự hỗ trợ trong một thời gian dài. Để đổi lại, nhà sản xuất độc quyền thường nhận được tiền thù lao. Đó là một khoản phí cố định trả trước và tiền kì vụ hoặc cả hai.

1. Hợp đồng nhượng quyền và hợp đồng sử dụng giấy phép

Hợp đồng nhượng quyền cho phép công ty kiểm soát tốt hơn việc bán hàng hóa của họ trên thị trường mục tiêu. Đại lí đặc quyền đòi hỏi phải đáp ứng được các chỉ dẫn nghiêm ngặt về chất lượng sản phẩm, công tác quản lí, hoạt động tiếp thị và quảng cáo.
- Hợp đồng sử dụng giấy phép tương đối phổ biến ở các ngành công nghiệp chế biến, trong khi đó hầu hết hợp đồng nhượng quyền được áp dụng trong các ngành công nghiệp dịch vụ như bán lẻ xe hơi, giải trí, khách sạn, nhà hàng và các dịch vụ kinh doanh khác.
- Hợp đồng sử dụng giấy phép thường chỉ trao các tài sản vô hình là hết nghĩa vụ, trong khi đó hợp đồng nhượng quyền đòi hỏi phải có thêm sự hỗ trợ tiếp tục từ phía nhà sản xuất độc quyền như đào tạo quản lí, tư vấn địa điểm hay các hoạt động quảng cáo...

2. Ưu điểm của hợp đồng nhượng quyền

- Hình thức này có chi phí và rủi ro thấp, đặc biệt với các công ty theo đuổi chiến lược toàn cầu dựa vào các sản phẩm tiêu chuẩn hóa trên thị trường quốc tế. Sử dụng hình thức này cho phép các nhà kinh doanh có sự thống nhất thông qua việc ra các bản sao tiêu chuẩn trên từng thị trường mục tiêu.
- Hình thức này cho phép công ty mở rộng thị trường nhanh chóng về phương diện địa lí. Các công ty có thể có thêm kiến thức về văn hóa và kĩ năng từ các nhà quản lí tại địa phương, nhờ vậy có thể giảm rủi ro kinh doanh trên các thị trường không quen thuộc, đồng thời tạo ra lợi thế cạnh tranh.

3. Nhược điểm của hợp đồng nhượng quyền

- Việc quản lí một số lượng lớn các đại lí đặc quyền trên các thị trường khác nhau thực sự cồng kềnh và phức tạp. Để kiểm soát tốt hơn công ty phải thành lập một đại lí đặc quyền chính trên mỗi thị trường.
- Khi thâm nhập một thị trường mới, các công ty sẽ phải đối mặt với những rào cản có thể gây khó khăn nếu dập khuôn theo phương pháp đã áp dụng tại thị trường nội địa. Nếu càng điều chỉnh theo những điều kiện khác biệt của nước sở tại thì sản phẩm của công ty càng ít độc đáo để thu hút các nhà kinh doanh tiềm năng và khách hàng.
- Các công ty nhỏ với những nhãn hiệu hay mác sản phẩm kém nổi tiếng sẽ khó có thể thâm nhập thị trường nước ngoài thông qua hợp đồng nhượng quyền.
(Theo Giáo trình Kinh doanh quốc tế, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân)

II. Trao đổi, thảo luận.

A. Giới thiệu về công ty Cổ phần Divine Corp.

1. Thông tin doanh nghiệp
CÔNG TY CỔ PHẦN X chuyên Tổ chức giải đấu eSports, truyền thông eSports; Đào tạo và quản lý các team eSports chuyên nghiệp; Fanpage, Group, Youtube, Sự kiện Offline; Các sự kiện về eSports, Cộng đồng, Công nghệ …
Nhằm phục vụ và đáp ứng nhu cầu giải trí của tất cả mọi người, Thương hiệu Divine Corp ra đời cung cấp và tổ chức giải đấu eSports, truyền thông eSports; Đào tạo và quản lý các team eSports chuyên nghiệp; Fanpage, Group, Youtube, Sự kiện Offline; Các sự kiện về eSports, Cộng đồng, Công nghệ …đến tay bạn dùng.Với Dịch vụ chăm sóc khách hàng vượt trội và các chính sách tối ưu
Sứ mệnh của Thương hiệu Divine Corp là giúp bạn có nhứng trải nghiệm và dịch vụ tốt nhất.[v]
2. Dự án kêu gọi đầu tư tại Shark Tank
Xuất hiện tại Shark Tank Việt Nam mùa 3, cặp đôi Vũ Đăng Công và Thu Đông, 2 nhà sáng lập của Divine Corp - dự án khởi nghiệp trong lĩnh vực eSports (Thể thao điện tử), đề nghị đầu tư 3 tỷ đồng cho 5% cổ phần của công ty. Divine Corp từng 2 lần vô địch giải đấu game PUBG Đông Nam Á.
“Trước đây các đội tuyển Việt Nam chỉ dám mơ ước mình sẽ có vé để tham dự các giải đấu của khu vực. Giờ đây với sự đầu tư bài bản, chúng tôi không những được tham dự, thậm chí còn vô địch đến 2 lần liên tiếp", Thu Đông giới thiệu về startup của mình.
Theo các nhà sáng lập Divine Corp, Việt Nam hiện có lượng người chơi và người xem trên Youtube gaming và Facebook gaming lớn nhất thế giới (theo thống kê từ Appota). Dự đoán 2019, lượng người chơi eSports tại Việt Nam sẽ đạt 26 triệu người, cùng với đó là 16 triệu người xem livestream gaming hàng tuần. Với số lượng người chơi và người xem khổng lồ như vậy, doanh thu của ngành eSports Việt Nam trong năm 2019 dự đoán sẽ đạt 365 triệu USD.
Hệ sinh thái xoay quanh eSports của Divine Corp gồm 3 mảng chính là: cung cấp phân phối game bản quyền và các sản phẩm eSports; đào tạo và quản lý các game thủ chuyên nghiệp, tổ chức sự kiện và các giải đấu eSports.
Divine Corp có vốn điều lệ là 20 tỷ đồng, doanh thu năm 2018 đạt 84 tỷ đồng và lợi nhuận bán hàng thu về 11 tỷ đồng. Nguồn thu của Divine Corp đến từ phân phối game bản quyền và bán các vật phẩm liên quan đến eSports với hơn 500.000 khách hàng tại Việt Nam. Công ty đã gọi vốn vòng một với cam kết đầu tư 500.000 USD cho 20% cổ phần từ một nhà đầu tư nước ngoài.
Các nhà sáng lập cho biết, họ muốn biến việc chơi game trở thành một nghề nghiệp thật sự nghiêm túc để giáo dục, định hướng giới trẻ chơi game văn minh và đúng cách. Đăng Công – CEO Divine Corp dẫn chứng chính bản thân anh dù dành nhiều thời gian cho việc chơi game nhưng vẫn tốt nghiệp bằng giỏi.
Cho rằng việc phân bổ quỹ thời gian học tập và chơi game của startup này là bất hợp lý, Shark Đỗ Liên đưa ra ý kiến: “Bạn nói thế hoàn toàn trái ngược với đồng hồ sinh học vì cơ thể chúng ta ít nhất cũng phải ngủ đủ từ 6 – 7 tiếng. Bạn ngủ có 4 tiếng làm sao thi giỏi được, tôi nghĩ bạn chỉ may mắn thôi. Thể chất không có thì bạn không thể có tư duy tốt được”.
Đồng quan điểm, Shark Hưng nói: “Từ eSports của các bạn khiến tôi liên tưởng đến trò chơi có vận động, có tính giáo dục. Tuy nhiên, cách các bạn giải thích về lĩnh vực này thì lại là vận động trí óc. Tôi phản đối vì tất cả hội chứng nghiện game đều do sự hoạt động quá độ của não gây ra”.
Cả Shark Liên và Shark Hưng đều từ chối đầu tư vì cho rằng chơi game có nhiều tác hại. Shark Việt và Shark Thủy cũng quyết định không rót vốn cho startup này.
Là một người chơi game và hiểu về eSports, Shark Dzung Nguyễn cho biết ông có quan điểm khác với Shark Liên và Shark Hưng. Tuy nhiên, dưới góc độ kinh doanh Shark Dzung cũng quyết định không đầu tư vì đánh giá Divine Corp chưa thể hiện được lợi thế cạnh tranh trong thị trường eSports Việt Nam.
Dù gọi vốn không thành công, nhà sáng lập Divine Corp cho biết, “Chúng tôi muốn đem đến cho mọi người một góc nhìn khác về game, nó không chỉ độc hại mà còn có những giá trị khác cho xã hội”. [vi]
........................................................................................................................ ........................................................................................................................ ........................................................................................................................

B. Giới thiệu về Game PUBG – nhà phát hành STEAM.

1. Nhà phát hành STEAM
Chính thức ra mắt vào tháng 9/2003, Steam là nền tảng phân phối game trực tuyến đầu tiên và cũng là nổi tiếng nhất trên hệ máy PC. Sau 16 năm phát triển, nền tảng này hiện có khoảng 1 tỷ tài khoản đăng ký, với hơn 90 triệu người dùng hoạt động tích cực hàng tháng.
Theo Wikipedia: Steam là một nền tảng phân phối trực tuyến, quản lý bản quyền kỹ thuật số, trò chơi điện tử nhiều người chơi, và dịch vụ giao tiếp xã hội trên nền internet phát triển bởi Valve Corporation. Steam cung cấp cho người dùng khả năng cài đặt và tự động cập nhật các trò chơi trên nhiều máy tính khác nhau, và các tính năng cộng đồng như là danh sách bạn bè và hội nhóm, lưu trữ đám mây, và chức năng trò chuyện và đàm thoại trong lúc chơi trò chơi. Phần mềm này cung cấp sẵn một giao diện lập trình ứng dụng (API) miễn phí gọi là Steamworks, với nó các nhà phát triển có thể sử dụng để tích hợp nhiều chức năng của Steam vào sản phẩm của họ, bao gồm giao tiếp xã hội và bắt cặp ván đấu, thành tích trong trò chơi, giao dịch mua bán, và các hỗ trợ cho các nội dung do người dùng tạo ra thông qua Steam Workshop.[vii]
2. Trò chơi trực tuyến PLAYERUNKNOWN’S BATTLEGROUNDS:
Cũng theo Wikipedia: PlayerUnknown's Battlegrounds (viết tắt: PUBG) là một trò chơi điện tử nhiều người chơi trực tuyến do PUBG Corporation, một chi nhánh của công ty phát triển game Bluehole, có trụ sở chính được đặt tại thành phố Seoul, Hàn Quốc thiết kế, phát triển và phát hành. Trò chơi này dựa trên các bản Mod trước đó đã được Brendan "PlayerUnknown" Greene - nhà thiết kế trò chơi điện tử người Ireland, phát triển cho các trò chơi khác bằng cách lấy cảm hứng từ một bộ phim được ra mắt vào năm 2000 mang tên Battle Royale và sau đó mở rộng thành một trò chơi độc lập dưới sự chỉ đạo nghệ thuật của chính Greene cùng với nhà sản xuất, phát triển game người Hàn Quốc Chang-han Kim - CEO của PUBG Corporation. Trong trò chơi, sẽ có tối đa một trăm người chơi (bao gồm cả Bot Players - những người chơi ảo được điều khiển tự động bởi trí tuệ nhân tạo) sẽ nhảy dù xuống một hòn đảo lớn. Người chơi sau đó phải nhanh chóng nhặt đồ dùng, vũ khí, phương tiện di chuyển và các trang thiết bị cần thiết để có thể sinh tồn, kết hợp với việc tiêu diệt những người chơi khác và tránh bị người khác giết. Khu vực an toàn sẵn có của bản đồ trò chơi nhỏ dần theo thời gian, đẩy những người chơi còn lại vào những khu vực hẹp hơn để ép buộc họ phải đụng độ với nhau. Người chơi cuối cùng hoặc đội 4 thành viên sống sót cuối cùng sẽ giành được chiến thắng.
Phiên bản truy cập sớm cho hệ điều hành Microsoft Windows trên Steam được phát hành vào tháng 3 năm 2017 và bản đầy đủ được phát hành vào 20 tháng 12 năm 2017. Cũng trong tháng 12, trò chơi đã được Microsoft Studios phát hành cho Xbox One qua chương trình Xbox Game Preview.
Đến đầu năm 2018, phiên bản Steam đã bán được hơn ba mươi triệu bản và có số người chơi đồng thời cao nhất trên ba triệu, khiến cho PUBG trở thành trò chơi được chơi nhiều nhất trên Steam, trong khi phiên bản Xbox One đã bán được hơn bốn triệu bản. Trò chơi cũng được bản địa hóa và được Tencent Games phát hành ở Trung Quốc, bao gồm hai phiên bản cho thiết bị di động khác nhau dành riêng cho quốc gia này là PUBG Mobile Timi và PUBG Mobile Lightspeed and Quantum.
Sau đó, vào tháng 3 năm 2018, Tencent Games và PUBG Corp đã kết hợp để cho ra mắt chính thức PUBG Mobile Lightspeed and Quantum phiên bản quốc tế (gọi tắt là PUBG Mobile) với năm loại máy chủ là Bắc Mỹ, Nam Mỹ, Châu Âu, Châu Á và KR/JP (Hàn Quốc/Nhật Bản).
Tiếp đó, ngày 26 tháng 11 năm 2018, PUBG Mobile phiên bản Việt Nam chính thức phát hành trên các dòng máy thuộc hệ điều hành iOS bởi VNG dưới sự hợp tác của VNG, Tencent Games và PUBG Corp (Bluehole), và đến ngày 27 thì ra bản cho Android. Tuy dành riêng cho thị trường Việt Nam nhưng bản này vẫn kết nối với máy chủ quốc tế.
PUBG nhận được nhiều nhận xét tích cực từ các nhà phê bình trong cả giai đoạn early access và cả phiên bản phát hành cuối cùng; những người đánh giá thấy rằng mặc dù trò chơi vẫn chưa hoàn thành và có một số sai sót về mặt kỹ thuật, nhưng PUBG đã đưa ra những kiểu chơi trò chơi mới mà người chơi ở mọi trình độ có thể dễ dàng tiếp cận và có thể muốn chơi lại. Trò chơi nhận được một số đề cử cho hạng mục "Game của năm" và các giải thưởng lớn nhỏ khác trong năm 2017, và được xem là trò chơi định hình của thể loại chiến đấu sinh tồn. Một số trò chơi video khác, sau thành công của PUBG, đã thêm vào các chế độ Battle Royale, trong khi một số bản sao, chủ yếu ở Trung Quốc, cũng xuất hiện. Tổng công ty PUBG đã tổ chức một số giải đấu nhỏ và giới thiệu các công cụ trong trò chơi để giúp phát sóng trực tiếp trò chơi cho khán giả xem, vì họ muốn trò chơi này trở thành một môn thể thao điện tử phổ biến, tuy nhiên, trò chơi cũng đã bị cấm ở một số quốc gia vì bị cho là có hại, bạo lực và gây nghiện cho người chơi trẻ tuổi.[viii]
........................................................................................................................ ........................................................................................................................ ........................................................................................................................

C. Vụ BAN 10.000 tài khoản PUBG.

Cuối tháng 5/2019, Divine Shop - phụ trách mảng mua bán key game của Divine Corp - tuyên bố công khai trên Facebook về việc bị Steam "khóa nhầm" trên 10.000 tài khoản đã bán ra cho khách hàng, gây thiệt hại hơn 6 tỷ đồng.
Theo nội dung bài đăng, Divine Shop đã gửi kháng cáo lên Steam để xin mở khóa lại 10.000 tài khoản. Bên cạnh đó, họ cũng bỏ ra số tiền hơn 176 triệu đồng để đền bù thiệt hại cho khách hàng.
Những tưởng bi kịch xảy đến với Divine Shop, nhưng "điều kỳ diệu" lại nhanh chóng xảy ra sau đó. Cũng theo nội dung bài đăng, công ty này cho biết Steam đã mở khóa lại hơn 10.000 tài khoản "khóa nhầm" ngay sau đó.
May mắn hơn, trong 176 triệu đồng dùng để khắc phục thiệt hại, hơn 100 triệu đồng đã được khách... gửi trả. Số tiền hơn 70 triệu đồng còn lại, Divine Shop tuyên bố... tặng luôn cho khách để cảm ơn.
Sự kiện hy hữu này nhanh chóng được cộng đồng game thủ Việt chú ý, thậm chí còn được mang lên diễn đàn quốc tế Reddit và gây nhiều tranh cãi. Tại thời điểm xảy ra vụ việc, nhiều người cho rằng bài đăng của Divine Shop không hề có bất kì chứng cứ nào cho thấy thật sự tồn tại câu chuyện trên. Đại diện thể hiện mạnh nhất ý kiến này tại thời điểm lúc đó được coi là Group với tên “Hội mê game bản quyền”. Không ngần ngại, sau đó quản lý của DIVINE đã liên hệ trực tiếp với đại diện Admin của Group - Hội mê game bản quyền để chia sẻ cũng như xác thực thông tin. Vụ việc sau đó đã được Hội mê game bản quyền đăng tin đính chính trên trang chủ của họ và yêu cầu không bàn luận trong Diễn đàn của họ nữa.
Việc mua bán game, tài khoản... trên nền tảng Steam bằng bất kì hình thức nào từ lâu đã là điều cấm kị. Valve, công ty chủ quản của Steam, cho rằng việc mua bán game và tài khoản trái phép dẫn đến gia tăng tình trạng hack/cheat và sẽ xử lý mạnh tay với hành vi này.
Theo Hợp đồng Thuê bao được xác nhận trước mỗi khi tạo tài khoản, Steam quy định rõ tại mục 1 khoản C:
Bạn không được tiết lộ, chia sẻ hoặc cho phép người khác sử dụng mật khẩu hoặc tài khoản của bạn trừ khi được Valve cho phép cụ thể.
Tài khoản của bạn, bao gồm mọi thông tin liên quan đến nó (ví dụ: thông tin liên hệ, thông tin thanh toán, lịch sử tài khoản và đăng ký...), hoàn toàn mang tính cá nhân. Do đó, bạn không được bán hoặc tính phí cho người khác quyền sử dụng tài khoản của mình hoặc chuyển nhượng tài khoản của bạn, cũng như không thể bán, tính phí cho người khác quyền sử dụng hoặc chuyển nhượng bất kỳ đăng ký nào khác bên ngoài quy định tại hợp đồng này, hoặc được Valve cho phép cụ thể.[ix]
Tuy nhiên, ở một diễn biến khác ngày 24/09/2019 Valve thua kiện, bị tòa án Pháp yêu cầu 'phải cho phép người dùng bán lại game đã mua trên Steam'.
Một tòa án tối cao tại Pháp tuần này đã ra phán quyết đầy tranh cãi, khi yêu cầu Valve (công ty chủ quản của Steam) phải cho phép người dùng Steam được tự do bán lại các tựa game định dạng digital (kĩ thuật số) đã mua trên nền tảng này một cách hợp pháp.
Theo đó, với phán quyết này, người dùng Steam tại Châu Âu có thể thoải mái mua hoặc bán lại với người dùng khác các tựa game mình đã mua trên Steam.
Về phía Valve, các luật sư của công ty này đã cố gắng tranh luận tại tòa khi lập luận, Steam là một dịch vụ cung cấp game hoạt động theo kiểu trả phí thuê bao, tương tự như Netflix ở mảng phim ảnh.
Tuy nhiên, tòa án tối cao thành phố Paris đã bác bỏ lời biện hộ này và cho rằng Steam thực chất là một nền tảng phân phối game trực tuyến, vốn cho phép người dùng được sở hữu vĩnh viễn game sau khi mua. Theo thẩm phán của tòa án tối cao Paris, việc gọi Steam là dịch vụ thuê bao là thiếu căn cứ, khi người dùng không phải trả tiền thuê bao hàng tháng để chơi một hoặc nhiều tựa game.
Theo luật pháp tại Châu Âu, tất cả hàng hóa, bao gồm phần mềm, có thể được tự do mua bán mà không cần sự cho phép của nhà sản xuất hoặc người bán ban đầu. Việc Steam và Valve cấm người dùng bán lại game đã mua là trái với luật pháp của Liên Minh Châu Âu, khi nó "cản trở dòng dảy tự do của sản phẩm kỹ thuật số", theo phán quyết của tòa án tối cao thành phố Paris.
Tuy nhiên, trong thông cáo báo chí được gửi tới trang Polygon, Valve cho biết công ty sẽ tiến hành kháng cáo.
"Chúng tôi không đồng ý với quyết định của Tòa án sơ thẩm Paris và sẽ kháng cáo ", đại diện của Valve cho biết. Công ty này cũng tuyên bố, quyết định trên của tòa án sẽ không có hiệu lực đối với Steam trong thời gian vụ kiện đang được kháng cáo.[x]
........................................................................................................................ ........................................................................................................................ ........................................................................................................................

D. Cơ sở nhượng quyền thương mại.

Nhằm cụ thể hóa Luật an ninh mạng thông qua ngày 12/06/2018 (Hiệu lực từ ngày 01/01/2019) với mục tiêu để bảo đảm hoạt động bảo vệ an ninh mạng; ngày 16/07/2019 vừa qua Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử (Cục PTTH & TTĐT) - Bộ Thông tin và Truyền thông đã làm việc với 10 doanh nghiệp Trung Quốc, Singapore và Hàn Quốc trong việc cung cấp trò chơi điện tử xuyên biên giới vào Việt Nam.
Qua đó, yêu cầu siết chặt quản lý đối với các tựa game Mobie, đồng thời tiến hành xử phạt đối với một số tựa game - cùng các nhà phát hành game như sau:
- Bộ Thông tin và Truyền thông đã phối hợp với Google, Apple và Facebook chặn, gỡ hoặc dừng quảng cáo đối với các game vi phạm. Từ năm 2017 đến nay, hai chợ ứng dụng App Store và Play Store đã rút tổng cộng 142 game không phép tại thị trường Việt Nam. Theo thống kê của Cục Phát thanh Truyền hình, trong số 142 game bị gỡ bỏ tại Việt Nam có 104 game cờ bạc, đổi thưởng, và 38 game có nội dung bạo lực, dung tục. Những nhà phát hành game chưa được cấp phép đã phải rút khỏi thị trường Việt Nam như Supercell, công ty sở hữu game “Clash of Clans” và “Clash Royale”.
- Trước đó, ngày 4/7, Supercell, nhà phát triển nhiều game nổi tiếng như Clash of Clans, Hay Day, Clash Royale, tuyên bố gỡ toàn bộ game của hãng khỏi các kho ứng dụng Android lẫn iOS tại Việt Nam "do một số quy định về pháp lý". "Các trò chơi vẫn được phát hành bình thường ở các nước khác. Chúng tôi sẽ tìm giải pháp để đưa trò chơi trở lại trong tương lai, rất mong đây sẽ không phải là lời từ biệt đến Việt Nam"- Supercell khẳng định.
Sau cú hích mạnh đến các Game Mobie, sẽ chỉ còn là việc sớm hay muộn mà các cơ quan quản lý nhà nước sẽ can thiệp đến thị trường Game PC - một thị trường tiềm năng với nhiều nguồn thu chưa được khai phá.
--------------------------------------------------
Qua đó có thể thấy xu hướng tận dụng triệt để nguồn vốn từ trò chơi điện tử của Cơ quan quản lý nhà nước, đồng thời sự giám sát chặt chẽ hơn đối với các sản phẩm mang tính thị trường đang được du nhập vào Việt Nam.
Bài viết có tham khảo nguồn từ Báo thể thao điện tử GameK, Fanpage PUBG Corp VN, và một số nội dung không thẩm định nguồn khác.
........................................................................................................................ ........................................................................................................................ ........................................................................................................................

E. Đánh giá tình hình.

1. Câu hỏi:
- Divine Shop là một công ty chuyên cung cấp các mã game bản quyền ở VN. Tuy nhiên trên thực tế thì công ty này không phải đại diện hợp pháp của các nhà phát hành game ở VN. Cuối năm 2019, Divine có bán một số lượng lớn lên tới 10.000 tài khoản STEAM. Điều này bị cấm trong chính sách điều khoản của STEAM. Vào tháng 12, 10.000 tài khoản này bị khoá, tuy nhiên chỉ sau 3 ngày gửi yêu cầu hỗ trợ. Đội ngũ Support của STEAM đã phản hồi và mở khoá lại toàn bộ 10.000 tài khoản. Vậy, việc Steam mở khoá Tài khoản cho dù vi phạm chính sách điều khoản có được coi là thoả thuận đồng ý Divine là Đại hiện hợp pháp tại Việt Nam không – để được quyền phát hành tài khoản, cung cấp game không ? Từ đó phát sinh quan hệ nhượng quyền thương mại.
Ans:
- Bản chất các nền tảng STEAM, Origin, Battle net, EPIC,… cũng không phải chủ sở hữu hay nhà phát hành ra các sản phẩm game. Họ giống như các đơn vị trung gian, cung cấp thị trường để người bán và người mua thực hiện các giao dịch về game, vật phẩm trong trò chơi, sử dụng một số tính năng khác. Giống như Shopee, Lazada hay Tiki ở Việt Nam. Vậy mỗi quan hệ ở đây sẽ được hiểu là:
Nhà phát hành Game Þ
Nền tảng Þ
Người dùng (Reseller, User, Trader…)
(Bên nhượng quyền)
(Bên nhận quyền )
(Bên thứ ba (Điều 290 – Luật thương mại))
Hay không có quan hệ nhượng quyền, chỉ có sự cung cấp dịch vụ ở đây.
Nhà phát hành Game
Nền tảng
Người dùng (Reseller, User, Trader…)
(Quan hệ hợp tác – Bên cung cấp dịch vụ)
(Người sử dụng dịch vụ)
Liên hệ với vụ việc ở Toà án Pháp – họ công nhận dịch vụ này là một quyền sở hữu gắn theo tài khoản. Và người dùng được phép mua đi bán lại tài khoản thuộc sở hữu của mình.
Ans:
- Quy định tại điều 8 Nghị định Số: 08/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 1 năm 2018 Sửa đổi một số Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Công Thương quy định sửa đổi điều 5 Nghị định Số: 35/2006/NĐ-CP ngày 31 tháng 3 năm 2006 Quy định chi tiết luật thương mại về hoạt động nhượng quyền thương mại.
“Điều 5. Điều kiện đối với Bên nhượng quyền
Thương nhân được phép cấp quyền thương mại khi hệ thống kinh doanh dự định dùng để nhượng quyền đã được hoạt động ít nhất 01 năm”.
Vậy tại sao lại đặt ra thời hạn 01 năm và sau 01 năm đó thì Doanh nghiện Nhượng quyền hay doanh nghiệp nhận quyền sẽ có nghĩa vụ chứng minh, thực hiện nghĩa vụ như thế nào? Mở rộng ra, một số game có thể sẽ vào thị trường dưới dạng early access sau một khoảng thời gian mới được chính thức phát hành realease. Vậy thời gian early access có tính vào thời gian 01 năm hay không? Việc update của game có ảnh hưởng đến quyền phát hành sản phẩm hay không ?
Ans:
- Việc Bộ Thông tin và Truyền thông siết chặt quản lý phát hành game tại Việt Nam thông qua việc yêu cầu nhà phát hành game phải có Văn phòng tại VN hoặc Đại lý uỷ quyền ở VN có xung đột thẩm quyền quản lý hoạt động, phí, thuế của Bộ Thương mại và Bộ Tài chính (Theo điều 4 Nghị định 35/2006/NĐ-CP) hay không? Hiện chưa có quy định cụ thể về các quy trình này, vậy thì Doanh nghiệp phải thực hiện thủ tục như thế nào để chứng minh điều kiện nhượng quyền thương mại này, thẩm quyền cấp phép, thẩm quyền quản lý cụ thể như thế nào?
Ans:
- Đánh giá điều kiện nhượng quyền thương mại của các sản phẩm Mã trò chơi điện tử theo Nghị định Số: 35/2006/NĐ-CP ngày 31 tháng 3 năm 2006 Quy định chi tiết luật thương mại về hoạt động nhượng quyền thương mại?
Ans: Theo điều 7 Nghị định 35/2006/NĐ-CP thì hành hoá không bị cấm và đủ điều kiện đăng kí kinh doanh nếu có là được phép trở thành đối tương nhượng quyền thương mại. (Tuy nhiên, điều 6-7 đã bị bãi bỏ theo quy định tại Điều 9 Nghị định Số: 08/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 01 năm 2018 SỬA ĐỔI MỘT SỐ NGHỊ ĐỊNH LIÊN QUAN ĐẾN ĐIỀU KIỆN ĐẦU TƯ KINH DOANH THUỘC PHẠM VI QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC CỦA BỘ CÔNG THƯƠNG[xi]
Vậy quy định về:
Điều 6. Điều kiện đối với Bên nhận quyền
Điều 7. Hàng hoá, dịch vụ được phép kinh doanh nhượng quyền thương mại
Đã bị bác bỏ, cơ sở nào xác định hàng hoá được tham gia hoạt động nhượng quyền?
Theo đó, danh mục Hệ thống ngành sản phẩm Việt Nam theo quy định tại Quyết định Số 43/2018/QĐ-TTg ngày 1 tháng 11 năm 2018 của Thủ tương chính phủ; thì
Phần mềm trò chơi thuộc các mã sau:
· Cấp 7: 4610181 - Đại lý máy vi tính, thiết bị ngoại vi và phần mềm
· Cấp 7: 4651000 - Dịch vụ bán buôn máy vi tính, thiết bị ngoại vi và phần mềm
· Cấp 7: 4700311 - Dịch vụ bán lẻ máy vi tính, thiết bị ngoại vi, phần mềm
· Cấp 6: 582001 - Phần mềm các trò chơi máy tính
-
2. Đánh giá:
........................................................................................................................ ........................................................................................................................ ........................................................................................................................
........................................................................................................................ ........................................................................................................................ ........................................................................................................................
........................................................................................................................ ........................................................................................................................ ........................................................................................................................

III. Tư vấn, soạn thảo và đàm phán hợp đồng nhượng quyền thương mại quốc tế (tiếp).

[i]NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỚI CÁC QUY ĐỊNH NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI CỦA PHÁP LUẬT TRONG ĐIỀU KIỆN ĐỔI MỚI NỀN KINH TẾ VÀ HỘI NHẬP QUỐC TẾ HIỆN NAY http://tkshcm.edu.vn/nhuong-quyen-thuong-mai-cua-phap-luat-viet-nam-voi-cac-quy-dinh-nhuong-quyen-thuong-mai-cua-phap-luat-trong-dieu-kien-doi-moi-nen-kinh-te-va-hoi-nhap-quoc-te-hien-nay/ truy cập ngày 17/06/2020.
[ii] Luật thương mại ngày 14 tháng 06 năm 2005 https://moj.gov.vn/vbpq/Lists/Vn%20bn%20php%20lut/View_Detail.aspx?ItemID=18140
[iii] Nghị định số 35/2006/NĐ-CP ngày 31 tháng 3 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết Luật thương mại về hoạt động nhượng quyền thương mại http://vbpl.vn/TW/Pages/vbpq-toanvan.aspx?ItemID=16348&Keyword=
[iv] Nhượng quyền thương mại: https://vietnambiz.vn/hop-dong-nhuong-quyen-franchise-agreement-la-gi-uu-diem-va-nhuoc-diem-20190906112714317.htm truy cập ngày 17/06/2020.
[v] Thông tin về Divine Corp https://divine.vn/
[vi] Bài báo “Chơi game vẫn tốt nghiệp bằng giỏi, CEO startup thể thao điện tử Divine Corp gọi vốn tại Shark Tank Việt Nam” Nguồn trang: https://ndh.vn/lam-giau/choi-game-van-tot-nghiep-bang-gioi-ceo-startup-the-thao-dien-tu-divine-corp-goi-von-tai-shark-tank-viet-nam-1253599.html truy cập ngày 17/06/2020.
[vii] Steam theo Wikipedia:Nguồn trang“https://vi.wikipedia.org/wiki/Steam_(ph%E1%BA%A7n_m%E1%BB%81m)” truy cập ngày 17/06/2020.
[viii] PUBG theo Wikipedia: Nguồn trang https://vi.wikipedia.org/wiki/PlayerUnknown's_Battlegrounds truy cập ngày 17/06/2020
[ix] Vụ STEAM khoá 10.000 tài khoản PUBG: https://zingnews.vn/shark-lien-da-dung-divine-ban-game-sai-luat-sao-lam-esports-tu-te-post977130.html truy cập ngày 17/06/2020
[x] Bài báo: “Valve thua kiện, bị tòa án Pháp yêu cầu 'phải cho phép người dùng bán lại game đã mua trên Steam'”. Nguồn trang: https://gamek.vn/valve-thua-kien-bi-toa-an-phap-yeu-cau-phai-cho-phep-nguoi-dung-ban-lai-game-da-mua-tren-steam-20190924161440831.chn truy cập ngày 17/06/2020.
[xi] Nghị định Số: 08/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 01 năm 2018 SỬA ĐỔI MỘT SỐ NGHỊ ĐỊNH LIÊN QUAN ĐẾN ĐIỀU KIỆN ĐẦU TƯ KINH DOANH THUỘC PHẠM VI QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC CỦA BỘ CÔNG THƯƠNG https://thuvienphapluat.vn/van-ban/dau-tu/Nghi-dinh-08-2018-ND-CP-sua-doi-Nghi-dinh-dieu-kien-dau-tu-kinh-doanh-quan-ly-Bo-Cong-thuong-372290.aspx