Hô hào để làm gì?
Trong phim cổ trang vẫn hay có cảnh quần hùng túm tụm quanh một đại anh hùng nào đó để bàn đại sự, nhất trí xong là hô to khẩu hiệu,...
Trong phim cổ trang vẫn hay có cảnh quần hùng túm tụm quanh một đại anh hùng nào đó để bàn đại sự, nhất trí xong là hô to khẩu hiệu: “chém cả nhà chúng nó, gà, chó cũng không tha”, “gặp đàn ông thì giết, gặp đàn bà bắt về áp trại” hay như “phản Thanh phục Minh”, “phù Thanh diệt Dương” chẳng hạn. Sau đó nhân sĩ võ lâm hừng hực khí thế, lũ lượt kéo nhau đến trang trại tụ tập người hiền để giết nhau, trên đường không quên hát vang khẩu hiệu.
Dù không khí nô nức trở về bình thường mới không còn xa đang nhấp nhô từng ngày, nhớ lại thời gian cao điểm toàn dân nêu cao tinh thần “ở nhà là yêu nước”, hay "tôi là Trâm - ở nhà cho yên tâm", "tôi là Thang - không đi lang thang", "tôi là Oanh - ở nhà trồng cây xanh" cách đây không lâu, nó có vẻ gì đó tương tự cảnh phim ở trên.
Quả thật không mấy khi thấy dân ta đồng lòng vì mục tiêu chung một cách sinh động như vừa rồi. Vậy đã có những khẩu hiệu gì để thể hiện tinh thần đó?
Những khẩu hiệu
“Mỗi người dân hãy là một chiến sỹ trong công tác phòng, chống dịch Covid-19”
“Tuân thủ thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 là trách nhiệm của toàn dân!”
“Quyết tâm kiểm soát, không để lây lan dịch Covid-19!”
“Ở nhà là yêu nước - yêu cộng đồng, yêu gia đình và yêu chính mình!”
“Toàn dân thực hiện phòng, chống Covid-19. Hạn chế tối đa ra ngoài đường, chỉ ra ngoài khi thực sự cần thiết!”
Dĩ nhiên những khẩu hiệu này do đông đảo quần chúng nhân dân, chú chủ tịch phường, bác chủ tịch huyện, ông chủ tịch tỉnh vừa hô vừa treo khắp xóm khắp ngỏ. Mà điều gì thuộc đông đảo thì luôn có tính dị bản - ai nấy đều muốn, và thấy cần, thêm chút sáng tạo nhất định khi tới lượt mình. Nhưng tựu chung lại, dễ thấy những khẩu hiệu này xuất phát từ các văn bản chỉ thị của cấp lãnh đạo cao hơn.
Nổi bật có thể liệt kê như:
Chỉ thị 16: “cách ly toàn xã hội”
Chỉ thị 15, 19: “chống dịch như chống giặc”
Rất sinh động, và tràn đầy khí thế, và hừng hực quyết tâm. Nhưng, điều đó có giúp ích khi triển khai thực hiện (chính là mục đích ban hành của chỉ thị) hay không?
Câu trả lời phải là Có.
Lúc đó nơi nơi, ít nhất là Sài Gòn, Bình Dương, đều nêu cao tinh thần “cách ly toàn xã hội” theo nguyên tắc “gia đình cách ly với gia đình, thôn bản cách ly với thôn bản, xã cách ly với xã, huyện cách ly với huyện, tỉnh cách ly với tỉnh, phân xưởng, nhà máy sản xuất phải bảo đảm khoảng cách an toàn, đeo khẩu trang, thực hiện khử trùng, diệt khuẩn theo quy định”.
Từ lãnh đạo các cấp đến cô bán bánh mì, chú bán cơm tấm, anh lái xe công nghệ đều cần quán triệt tư tưởng “chống dịch như chống giặc” một cách triệt để. Hàng loạt văn bản chỉ thị của UBND lặp lại tinh thần này, đóng hẳn dấu khẩn đỏ bầm và ban hành ngày trong chiều, trong đêm. Sáng hôm sau thực thi quyết cmn liệt. Hôm sau nữa, à mà thôi.
Nhưng nhìn lâu hơn một chút, tinh thần câu chữ của chỉ thị còn giúp hơn thế. Chẳng là, nó giúp hiểu nhầm các mẹ ạ. “Cách ly toàn xã hội” nghĩa là không ai gặp ai, không buôn bán, không giao nhận, không ăn, không uống, nhà có gì xử đó, không có thì tự trồng hành trồng rau chờ tiếp tế, chờ không nổi thì tiếp tục chờ chỉ thị. “Chống dịch như chống giặc” nghĩa là kỷ luật thép, như thiết quân luật, giặc mà, chiến tranh mà, và chúng ta là chiến sĩ mà. Quyết tâm.
Có một vài hiểu nhầm sinh động hơn:
Khi nói đến việc "bóc tách F0" ra khỏi cộng đồng thì thế này:
Một lãnh đạo khác thì:
Nhưng cũng trong chính buổi phỏng vấn đó:
Khi được hỏi về luồng ý kiến cho rằng TP.HCM phải chấp nhận có ca nhiễm trong cộng đồng thay vì theo đuổi mục tiêu "zero Covid-19", lãnh đạo Cục Quân y bày tỏ đồng tình với quan điểm này.
Như vậy là, đã có những hiểu nhầm giữa những sếp ở vai trò khác nhau và giữa chính lời trước và lời sau của cùng một sếp. Đến đây thì ta đã rõ những điểm chưa ổn của các khẩu hiệu trong chỉ thị, vậy mà xuyên suốt lịch-sử-không-chỉ-có-chống-dịch, mỗi khi muốn làm gì đó các bậc đại trí giả đều rất tha thiết với việc hò hét khẩu hiệu của mình.
Vậy hô hào như kia để làm gì?
Để đánh thức cảm xúc, để thu nạp nhân tâm.
Rõ ràng trong các kỹ thuật quản trị con người, không thể thiếu quản trị cảm xúc. Đặc biệt là khi điều hành đất nước, nơi đối tượng cần quản trị là quần chúng nhân dân. Tinh thần của cụm từ khẩu hiệu trong các chỉ thị có thể ví như như quảng cáo hay trailer phim. Làm gì có ai mua hàng mà không xem quảng cáo? Và chẳng phải mọi người luôn tua nhanh, chớp nhá những cảnh cần thiết khi xem phim p*rn đó sao? Trailer như vậy ok rồi thì là may ra ta mới xem từ từ.
Trên thế giới chúng ta vẫn luôn biết đến khẩu hiệu của Trump – “Make American Great Again”, quá hay, quá sướng, ủng hộ cmnl; của BMW – “Designed for Driving Pleasure”, hấp dẫn, phải thử và quả thật lái Bim phê thôi rồi không phải bàn; của Netlix – “See what’s next”, xem mờ mắt, rệu người mùa dịch nhé.
Kinh điển hơn như cảnh Catelyn Stark bị Tyrion phát hiện trong quán rượu. Yếu thế nhưng có thù với kẻ này, bà đã bình tĩnh hô hào ra điểm chung với các trai tráng, rồi chốt hạ “In the name of King Robert, and the Good Lords you serve,”, Tyrion trở thành tù binh một cách không thể đẹp hơn.
Rõ ràng người ta phải có cảm xúc trước đã, rồi mới tính đến làm gì tiếp theo. Bác Hồ cũng đã nói rồi đó thôi “Được lòng dân, thì việc gì cũng làm được, trái ý dân, thì chạy ngược chạy xuôi”. Hô hào trong chỉ thị phòng, chống covid là cần thiết. Bởi lẽ tạo “thế” để xốc tinh thần người ta răm rắp thực hiện chỉ thị đó là những điều hiển nhiên phải có. Cũng băn khoăn không biết hiện tượng tuồng tin ra ngoài trong các buổi họp của lãnh đạo, có cả họp với BQP như mấy đợt rồi chuyền tai nhau trên fb, trên zalo có phải là chiến thuật tạo “thế” của các bác không, mà thấy chỉ thị chưa ra dân đã tích trữ đủ hết, cả đồ ăn thức uống lẫn virus.
Dẫu vậy, cảm xúc thì mỗi người mỗi khác, và việc hiểu những cụm từ khẩu hiệu cô đọng đó cũng không thể giống nhau. Hiểu nhầm và áp dụng “loạn lạc” như đã nói ở như trên là không thể tránh khỏi.
Vậy làm gì để hô hào tốt hơn?
Tính chất cần có của câu hô hào thành công là: (i) phải ghi nhớ được; (ii) phải hình dung được; (iii) hình dung đó phải thôi thúc hành động; (iv) hành động đó phải phục vụ mục đích của ta. Các “cách ly toàn xã hội” và “chống dịch như chống giặc” quả thật đã đạt được (i), (ii) và (iii).
Còn (iv), “mục đích của ta” chắc khó có lãnh đạo nào ở Việt Nam cũng như thế giới hoàn toàn chắc chắn về mục đích của họ trong công cuộc điều hành đất nước chống dịch. Đôi chút chệch choạc thôi cũng gây hậu quả như đã thấy vừa qua. Nhất là khi ở Việt Nam, báo đài đăng tin câu được câu mất, chú bác anh em bạn dì đua nhau chia sẻ tin tức không cần biết thực hư, trí thức đọc chỉ thị gốc còn ù ù cạc cạc.
Việc tốt nên làm chính là hoặc bớt hô hào vô tội vạ, hoặc hô cho chính xác, hoặc hiểu cho đúng chỉ thị, hoặc chỉ thị cho đúng (?). Cái nào cũng khó tày trời, và còn dài lâu cùng nhiều người để thay đổi, nhưng bước đầu tiên - nhận thức tình hình - chẳng phải đã xong rồi sao?
Quan điểm - Tranh luận
/quan-diem-tranh-luan
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất