Author: James Rickards
Chương 1: Trước chiến tranh
Đề tài của tác giả khi thuyết trình cho APL là các quỹ đầu tư quốc gia ( Sovereign Wealth Funds, hay SWF). Đây là các quỹ khổng lồ do các chính phủ lập ra để đầu tư khoản dự trữ đôi dư của họ, nhiều quỹ có tổng giá trị lên tới hàng trăm tỷ đô la hay hơn nữa. Những khoản dự trữ này chủ yếu là thặng dư bằng ngoại tệ mạnh, đa phần là đô la Mỹ mà các chính phủ có được từ nguồn xuất khẩu tài nguyên thiên nhiên hay hàng hóa chế tạo
Công ty bình phong - là một cty con hay công ty ma ( shell company - chỉ đăng ký mà không hoạt động gì, để phục vụ việc tiền) giúp che giấu hoạt động hay ngăn ngừa việc giám sát một cty khác.
Trên tất cả, một cuộc tấn công tài chính hầu như chắc chắn sẽ liên quan tới bản thân đồng đô la. Phá hoại lòng tin vào đồng đô la sẽ có tác dụng hơn nhiều so với việc cố gắng phá giá của bất kỳ công cụ định giá bằng đô la nào. Nếu đồng đô la sụp đổ thì mọi thị trường định giá bằng đô la cũng sụp theo, và quyền lực về phong tỏa tài khoản của tổng thống trở nên không chắc chắn.
Chương 2: Chiến tranh tiền tệ
Bài học mà Lầu Năm Góc rút ra từ trò chơi chiến tranh này là thậm chí đồng đô la có hoàn toàn bị phá giá thì Mỹ vẫn còn níu kéo được nhờ vào lượng vàng dự trữ khổng lồ. Một sự thật hấp dẫn rằng hầu như tất cả các kho vàng dự trữ của Mỹ không chỉ được cất giữ trong kho của các ngân hàng mà trong căn cứ quân sự. Điều này cho thấy sự liên hệ giữa thịnh vượng quốc gia và an ninh quốc gia.               
Trò chơi chiến tranh tài chính của Lầu Năm Góc đã đi trước thời đại, nhưng chỉ một chút thôi, và có vẻ đây chính là một phần của việc chuẩn bị cho những ngày khó khăn phía trước - một sự bắt đầu chứ không phải sự kết thúc cho một thế giới đầy những nguy cơ mới về tài chính.
Chương 3: Hồi ức về một thời kỳ vàng son
Chiến tranh tiền tệ xảy ra khi một quốc gia liên tục phá giá đồng tiền của họ so với tiền tệ của các nước khác, là một trong những hậu quả có sức tàn phá lớn và đáng sợ nhất trong kinh tế học quốc tế.
Trái phiếu chính phủ: Trái phiếu chính phủ, công trái hay công khố phiếu là trái phiếu được phát hành bởi chính phủ một quốc gia. Trái phiếu chính phủ có thể được phát hành bằng đồng tiền nước đó hoặc ngoại tệ (trường hợp sau tiếng Anh gọi là sovereign bond).[1]
Có một nghịch lý nằm ngay trung tâm của mọi cuộc chiến tranh tiền tệ chính là tuy nó diễn ra trên bình diện quốc tế, nhưng lại bắt nguồn từ những vấn đề nội bộ. Để hiểu rõ vấn đề này, phải để ý đến công thức gồm 4 thành tố cơ bản của GDP ( tổng sản phẩm quốc nội) bao gồm:
-Tiêu dùng (C)
-Đầu tư (I)
- Chi tiêu chính phủ (G)
- Xuất khẩu ròng ( Xuất khẩu X trừ đi nhập khẩu M). Định nghĩa tổng quát về tăng trưởng đó được thể hiện qua phương trình sau đây:
GDP = C+I+G+(X-M)
Một nền kinh tế sẽ gặp vấn đề khi các nhân tố sụt giảm. Trong một nền kinh tế mà các cá nhân và doanh nghiệp không mở rộng chi tiêu/ sản phẩm, đồng thời chi tiêu công cũng bị hạn chế, lựa chọn duy nhất còn lại để tăng trưởng là tăng xuất khẩu ròng (X-M); và các nhanh nhất là hạ giá đồng nội tệ.
Ví dụ: một chiếc xe hơi Đức được định giá 30.000 EUR, tỷ giá 1EUR=1,4USD, như vậy giá chiếc xe này = 42000 USD. Bây giờ giả sử tiếp EURO xuống giá 1EUR =1,1 USD, khi đó giá chiếc xe này theo đô la Mỹ sẽ còn 33000 USD. Việc giảm giá theo đô la Mỹ  sẽ khiến mặt hàng này hấp dẫn hơn với người mua xe tại Mỹ, từ đó xe hơi Đức bán được nhiều hơn. Trong cả hai trường hợp, doanh thu  của nhà sản xuất xe hơi Đức là 30000 EUR cho một chiếc xe, con số này không thay đổi. Do đồng EURO bị hạ giá, nhà sản xuất có thể bán nhiều xe hơi tại Mỹ mà không phải hạ giá xe hơi tính theo EUR. Điều này làm gia tăng GDP của nước Đức, tạo thêm nhiều công ăn việc làm tại Đức để đáp ứng nhu cầu mua xe hơi của Hoa Kỳ.
Một trong những bất lợi của việc phá giá tiền tệ là Chi phí đầu vào gia tăng cùng với sự phá giá trả đũa của nước còn lại.
Đôi khi những hành động phá giá cạnh tranh không có hồi kết, khi mỗi bên đều có lợi thế tạm thời. Khi đấy để bảo vệ các nhà sản xuất trong nước, cần có một “ công cụ nặng ký hơn, đó là chủ nghĩa bảo hộ ( protectionism) dưới hình thức thuế quan, cấm vận hay những hàng rào khác đối với thương mại tự do.
Vì thế, phá giá tiền tệ đẩy mạnh xuất khẩu không hề là một vấn đề đơn giản. Nó có thể dẫn đến chi phí đầu vào gia tăng, những đợt phá giá trả đũa, những hàng rào thuế quan và cấm vận, suy thoái toàn cầu,vv.vv xảy ra rất sớm sau đó. Với những hậu quả tiêu cực và những tác dụng ngoài ý muốn như thế, nhiều người có thể thắc mắc tại sao chiến tranh tiền tệ vẫn xảy ra. Chiến tranh tiền tệ có hại cho cả đôi bên khi kéo dài, và rốt cuộc không ai là người chiến thắng trong trò chơi này.
Chương 4: Chiến tranh tiền tệ lần thứ nhất
Chiến tranh tiền tệ lần thứ nhất nổ ra một cách rất đặc biệt vào năm 1921 ngay sau chiến súng của Thế chiến thứ I, kéo dài mà không có kết thúc trọn vẹn cho đến tận năm 1936
Timeline:
1921: Đức - siêu lạm phát -> tăng năng lượng cạnh tranh
1925: Pháp - phá giá đồng Franc
1931: Anh từ bỏ bản vị Vàng
1932: Đức được xóa nợ
1933: Mỹ, Pháp, Anh phá giá tiền tệ với Vàng
1936: Pháp từ bỏ bản vị vàng
Sau chót, siêu lạm phát cho thấy một quốc gia hoàn toàn có khả năng đùa với lửa khi chấp nhận phá giá tiền giấy, rồi sau đó tìm đến giải pháp cuối cùng là Bản vị vàng hay các sản phẩm hữu hình khác để vãn hồi trật tự khi có cơ hội. Với siêu lạm phát, người ra có thể dự đoán được nhóm những người thua cuộc và những nhóm người thắng cuộc từ nó, cũng như hình dung được một số hành vi phản ứng nhất định, từ đó nó có thể được sử dụng về mặt chính trị để dàn xếp các quan hệ kinh tế/ xã hội giữa quốc gia đi vay và quốc gia cho vay, giữa lao động và tư bản; trong khi vàng luôn được giữ như một quân bài dự trữ để khi cần thì đem ra dùng nhằm dọn dẹp đống đổ nát do lạm phát gây ra.
Chương 6: Chiến tranh tiền tệ lần thứ 3 (2010- )
Ba đồng tiền mạnh nhất hiện nay - đô la Mỹ, Euro và Nhân dân tệ - do ba nền kinh tế lớn nhất thế giới phát hành ( Hoa Kỳ - Liên minh châu Âu và Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Trung Hoa)- Chính là các thế lực siêu cường trong một cuộc chiến tranh tiền tệ mới. Đây là chiến tranh tiền tệ lần thứ 3, bắt đầu từ năm 2010 như hệ lụy của đợt suy thoái 2007 và đến nay người ta mới quan tâm đến mọi khía cạnh và hậu quả của cuộc chiến này.
Mặt trận Thái Bình DươngMặt trận Đại Tây DươngMặt trận liên lục địa Á - Âu
CHƯƠNG 7: GIẢI PHÁP CỦA NHÓM G20
Nhóm 20 nền kinh tế lớn ( Group of Twenty) thường được gọi tắt là nhóm G20, là một tổ chức đặc biệt và đầy quyền lực được thành lập nhằm giải quyết các vấn đề toàn cầu khi chưa có một chính phủ toàn cầu thực sự. G20 = nhóm 20 thành viên. Đây là sự kết hợp của 7 nền kinh tế lớn nhất thế giới ( nhóm g7 bao gồm Hoa Kỳ, Pháp, Đức, Anh, Ys, Nhật Bản), và một số nền kinh tế tăng trưởng nhanh, mới nổi ( Brazil, TQ, Hàn quốc, Mexico, Ấn Độ và Indonesia). Các thành viên khác được mời tham gia vì họ có tài nguyên thiên nhiên hoặc vì lí do địa chính trị hơn là sự năng động của nền kinh tế, ví dụ như Nga và Ả Rập Saudi
Trong nhóm G20 tiêu biểu nhất vẫn chính là chiến tranh thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc. Hai nước này đang chơi với nhau “trò con gà” trên quy mô toàn cầu: TQ bám chắc vào mô hình xuất khẩu hiện có của mình và Hoa Kỳ cố gắng thổi phồng các chi phí xuất khẩu hiện là các lợi thế của TQ, ( nguyên văn: game of chicken, tên gọi này là phát xuất từ một trò chơi trong đó hai người lái xe ngược chiều nhau và đang trên hướng lao thẳng vào nhau. Nguyên tắc của trò chơi là: cả 2 đều không muốn nhường đường cho người người chiều, ai bẻ lái trước sẽ bị coi là “hèn nhát” ( như con gà) trong khi nếu không ai chịu nhường thì hậu quả rất tồi tệ dành cho cả hai). Nhưng lạm phát đâu chỉ giới hạn cho một mình TQ, và cả thế giới đang nghe hồi chuông cảnh báo rủi ro. G20 được cho là nhóm có thể mang đến diễn đàn các chính sách điều phối kinh tế toàn cầu, nhưng tới nay thì G20 ngày càng giống một sân chơi chỉ dành cho 2 đối thủ lớn. Hai đối thủ này “chuyên ăn hiếp” các tay chơi nhỏ khác và đang dọa nạt họ phải lựa chọn để ngả theo bên nào.
PHẦN 3: CUỘC KHỦNG HOẢNG TOÀN CẦU TIẾP THEO
Trong lịch sử, mỗi cuộc chiến tranh tiền tệ đều liên quan đến sự định giá thấp để tăng thêm sức mạnh cạnh tranh cho các quốc gia, giúp họ hạ thấp cấu trúc chi phí, tăng xuất khẩu, tạo việc làm và thúc đẩy nền kinh tế phát triển mạnh bằng phí tổn của các đối tác thương mại. Đây không phải tiếm trình duy nhất cho các cuộc chiến tranh tiền tệ, mà vẫn còn những kịch bản ngấm ngầm tinh xảo hơn theo đó các loại tiền tệ được sử dụng như vũ khí- vũ khí ở đây được hiểu đúng nghĩa đen chứ không phải lối ẩn dụ - để tấn công vào nền kinh tế của đối phương. Có khi chỉ cần đe dọa cũng đủ để khiến đối phương nhượng bộ trong các lĩnh vực liên quan đến chính trị.
Giá trị tiền tệ của mỗi quốc gia là “ gót chân Achilles” của quốc gia đó. Nếu tiền tệ sụp đổ, mọi thứ khác cũng sụp đổ theo. Trong khi các thị trường ngày nay được gắn kết với nhau thông qua các chiến lược thương mại phức tạp, hầu hết chúng vẫn còn tách biệt nhau, xét theo một chừng mực nào đó. Thị trường cổ phiếu có thể sụp đổ, nhưng cùng lúc đó có thể vỡ tung vì các mức lãi suất tăng cao. Luôn luôn có cách kiếm tiền tự một thị trường này trong khi có sự suy giảm tại một thị trường khác. Tuy nhiên, các loại cổ phiếu, trái phiếu, hàng hóa, các công cụ phái sinh và những khoản đầu tư khác đều được định giá theo loại tiền tệ của một quốc gia. Nếu bạn đánh sập hệ thống tiền tệ, bạn đã phá tan mọi thị trường khác và làm quốc gia sụp đổ. Đó là lý do tại sao bản thân tiền tệ lại là mục tiêu cao nhất trong mọi cuộc chiến tranh tài chính.\
Toàn cầu hóaTư bản nhà nước
Chủ nghĩa tư bản nhà nước là cái tên đang rất thịnh hành dành cho một hình thức mới của chủ nghĩa trọng thương - mô hình kinh tế từng thắng thế từ thế kỷ 17 đến thế kỷ 19. Hiện nay có rất nhiều công ty có bề ngoài là tư nhân nhưng lại được “chống lưng” bởi các nguồn lực gần như vô hạn của nhà nước. Chủ nghĩa trọng thương mới như trên chính là quyền lực của nhà nước nhưng được che đậy bởi tấm áo của doanh nghiệp thời hiện đại: bình cũ rượu mới
Chương 9. Sự lạm dụng kinh tế học
Ý tưởng cho rằng “ giá cả và tiền lương song hành nhau sẽ không gây ra điều gì tai hại” được người ta gọi là “ sự trung tính của tiền tệ” (money neutrality). Tuy nhiên, lý thuyết về sự trung tính đã phớt lờ một yếu tố quan trọng: trong khi tiền lương và giá cả cùng nắm tay nhau đi lên, ảnh hưởng của hiện tượng này không đồng đều đối với mọi lĩnh vực kinh tế. Qúa trình “ đôi bạn cùng tiến” đã tạo nên những kẻ thắng người thua không đáng có. Bên thua là những người đã cẩn thận dành dụm tiền, những người sống bằng lương hưu và thu nhập của họ bị giảm giá trị do lạm phát. Bên thắng điển hình là những người sử dụng đòn bẩy tài chính cũng như những ai hiểu rõ hơn về lạm phát và các nguồn lực để phòng vệ với các tài sản vật chất, chẳng hạn như vàng, bất động sản và các tác phẩm nghệ thuật. Hậu quả từ việc hình thành nên những kẻ thắng người thua không đáng có là các quyết định đầu tư bị xuyên tạc, sự phân bổ vốn sai lầm, các bong bóng tài sản và sự bất bình đẳng trong thu nhập ngày càng tăng. Tổn thất thực tế từ việc không duy trì được ổn định giá cả là hình thành tình trạng năng suất kém và bất công.
Kinh tế học hành vi và lý thuyết phức hợp
Đóng góp nổi danh nhất của Robert K. Merton là sự hoàn thiện ý tưởng về “ lời tiên đoán tự nó trở thành hiện thực”. Ý tưởng này như sau: một tuyên bố được cho là đúng đắn (ngay cả khi nó bắt nguồn từ những sai lầm) sẽ có thể trở thành đúng trên thực tế nếu bản thân lời tuyên bố đó làm thay đổi hành vi theo cách thức làm hợp lý các giả thuyết (sai lầm) ban đầu.