Hiểu về “bệnh tật”!
Bài viết này là một lát cắt nhỏ giúp nắm bắt được gốc rễ của bệnh tật, hiểu ra sự thật, không tốn kém tiền bạc và không còn sợ hãi điều gì nữa.
Bài viết này không phải là lời khuyên y tế và tôi không chịu trách nhiệm cho bất cứ hành động nào của bạn có liên quan đến nội dung này!
(Lưu ý: Bài viết dài gần 3000 chữ)
Để nói do đâu gây ra bệnh tật thì cũng rất khó vì “trùng trùng duyên khởi”, “thập nhị nhân duyên”. Bởi thế có nhiều nguyên nhân gây ra “bệnh tật” mà chính nguyên nhân ấy lại là kết quả của nguyên nhân trước và là nhân của duyên sau.
Vì vậy, bệnh tật có nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra như do các thói quen xấu trong quá khứ như sinh hoạt không điều độ, chế độ ăn uống không lành mạnh, suy nghĩ tiêu cực, thường xuyên căng thẳng, môi trường sống độc hại, bệnh do “nghiệp”, v.v…
Ở phạm vi bài viết này sẽ xét nhiều hơn đến chế độ ăn uống cũng như các vấn đề ở thể vật lý, mà đây cũng có thể coi là một giai đoạn phát triển bệnh tật. Vì vậy, bài viết này chỉ là một lát cắt nhỏ chứ không thể nói là nguyên nhân của bất cứ bệnh tật nào.
1. Sự thật về “bệnh tật”
Chúng ta được dạy rằng, có bệnh thì uống thuốc và đau chỗ nào thì giải quyết chỗ đó. Vì thế, rất nhiều các loại thuốc được uống mà chúng ta không quan tâm tên gọi và thành phần của thuốc. Thuốc cứ liên tục nạp vào người để chặn đứng các “triệu chứng” mà chúng ta vẫn thường gọi là “bệnh”. Nhưng chỉ chặn đứng thì các mầm bệnh, chất thải ấy sẽ đi đâu? Hay chúng sẽ ngấm vào máu, ngấm sâu hơn vào cơ thể và chờ ngày để tạo ra một triệu chứng khác bùng nổ mạnh mẽ hơn, tạo ra các vùng đau nhức, các khối u? “Bệnh tật” cũng như rác thải, chúng cần được thải ra để vứt đi chứ không phải dùng một công cụ nào đó để quét rác ngược vào nhà và cất giấu. Cơ thể chúng ta cũng giống như ngôi nhà, ngôi đền linh thiêng vậy. Chúng ta cần bảo vệ và giữ nó được sạch sẽ nhất có thể.
Sức khỏe là thứ quý giá nhất. Vì khi bị bệnh, điều đầu tiên chúng ta nghĩ đến là khỏe lại chứ không phải là tiền tài, danh lợi hay sắc dục. Bệnh tật quyền uy đến mức bác sĩ bảo uống thuốc là uống thuốc, bao nhiêu tiền cũng phải chạy chữa chứ không ai trả giá. Có sức khỏe cũng là một loại thành công. Bạn đã đạt được thành công ở lĩnh vực này chưa?
Bệnh tật là cách cơ thể đang nỗ lực thải độc!
Cơ thể bạn chẳng thể khỏe mạnh nổi nếu trong người toàn những hóa chất lạ mà cơ thể đang còng lưng mỗi ngày để giải quyết hậu quả. Cơ thể tích tụ nhiều chất độc thì vết thương lâu lành và mưng mủ, vì vết thương hở là điều kiện thuận lợi để mủ và các chất nhầy được thoát ra ngoài.
Có bao giờ bạn thắc mắc tại sao chỉ một lần ho, sổ mũi mà lại tống ra nhiều chất nhầy đậm đặc như vậy chưa? Sự thật thì lượng chất nhầy chứa trong cơ thể còn gấp nhiều lần như thế.
Thử làm giải một bài toán nhỏ nhé: Dự đoán xem nếu loại bỏ hết phân thừa, chất thải tích tụ ở đại tràng nói chung, mủ và chất nhầy, chất độc, thì bạn còn lại bao nhiêu kilogram? Biết rằng trong đó lượng phân cũ chúng ta mang theo từ thời thơ ấu đến giờ tích tụ khoảng 4,5kg. (Theo Arnold Ehret)
“Bệnh tật là một quá trình hoặc kết quả tự nhiên sinh ra từ một nguyên nhân. Hãy học cách loại bỏ nguyên nhân và kết quả cũng sẽ được loại bỏ.” (Robert Morse)
“Nguyên nhân thực sự của bệnh tật là sự hủy hoại năng lượng và năng lượng chính là cốt lõi của sự tự chữa lành.”
“Năng lượng hay sự tiêu hủy năng lượng là kết quả của những gì chúng ta ăn, uống, thở, bôi lên da, những gì chúng ta suy nghĩ và cảm nhận.”
Đây cũng là 6 yếu tố chúng ta cần kiểm soát để duy trì sự khỏe mạnh và tràn đầy sức sống của cơ thể.
2. Hai lựa chọn khi “mắc bệnh”
Khi chúng ta gặp một triệu chứng hoặc một căn bệnh nào đó, chúng ta có hai hướng: Điều trị hoặc Thải độc.
Hướng 1: Điều trị
Khi chọn điều trị, chúng ta lại có hai hướng đi:
- Thuốc đối chứng (dược phẩm): Nghĩa là có sự can thiệp y tế và hóa học. Phương pháp này mang đến 3 loại điều trị cho bất kỳ tình trạng bệnh nào: thuốc hóa học (thuốc tây), phẫu thuật hoặc xạ trị.
- Y học tự nhiên (y học cổ truyền): Sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc thảo dược để điều trị triệu chứng như chữa bệnh nhờ thảo dược, liệu pháp vi lượng đồng căn.
Thuốc tây được sử dụng để “điều trị” mọi triệu chứng biểu hiện ra ngoài, còn phẫu thuật chỉ đơn giản là loại bỏ các mô “xấu” đang gây ra vấn đề. Nhìn chung, việc “chữa khỏi bệnh” nhờ dùng “thuốc” (dù là dược phẩm hay thảo dược) chỉ loại bỏ các triệu chứng chứ không đào sâu tìm kiếm và loại bỏ nguyên nhân gốc rễ gây ra bệnh tật. Mà việc điều trị các triệu chứng không bao giờ chữa khỏi được nguyên nhân.
Trong lúc chờ đợi một phương pháp điều trị phù hợp thì mọi người vẫn phải chịu đựng cơn đau của mình dưới một hình thức nào đó, vẫn hoang mang và sợ hãi khi đối mặt với những thứ không hiển hiện rõ ràng để nắm bắt như thế.
“Bạn không thể mua sức khỏe trong một cái chai, bạn không thể chữa lành cơ thể của mình, tức là làm sạch hệ thống của bạn trong vài ngày. Bạn phải “bồi thường” những điều sai trái mà cơ thể bạn đã gây ra trong suốt cuộc đời.”
Hướng 2: Kiềm hóa và giải độc
Một phương pháp trị liệu tự nhiên thay thế cho điều trị là GIẢI ĐỘC. Giải độc gồm các ngành khoa học như hóa học, hóa sinh, khoa học thực vật là vật lý,… Đây là môn khoa học tự nhiên đã bị lãng quên trong thế giới “điều trị” hiện đại này.
Giải độc không phải là hệ thống điều trị hoặc phương pháp để loại bỏ các triệu chứng. Đây là hệ thống “chữa bệnh” bằng cách giải quyết nguyên nhân gốc rễ của căn bệnh đó. Điều này liên quan đến sự thật rằng cơ thể con người có khả năng tự chữa lành và việc giải độc cơ bản là đánh thức và hỗ trợ cơ thể tự chữa lành.
3. Thải độc
Như vậy, phương pháp cơ bản và cốt lõi để “chữa bệnh” là thải độc. Mà bước đầu tiên của việc thải độc chính là NGỪNG NẠP ĐỘC. “Chất độc” cần đào thải ở đây là chất nhầy (đến từ chế độ ăn tạo chất nhầy hay gọi là thực phẩm tạo axit), mủ,…
Mọi người thường nghĩ “Đói ăn rau, đau uống thuốc” mà không bao giờ tìm hiểu xem lý do thực sự gây nên những triệu chứng này là gì. Câu cửa miệng mọi người thường hỏi mình là “Ăn gì để hết bệnh?” chứ không phải “Làm gì để hết bệnh?”. Khi “bệnh” người ta vẫn tham lam muốn nạp vào cơ thể chứ không muốn bớt đi. Mỗi lần nghe câu hỏi đó mình lại trả lời nửa đùa nửa thật rằng: “Nghỉ ăn đi!”, “Bớt ăn lại!” hoặc “Bớt lo nghĩ đi!”. Đùa nhưng lại thật đấy!
Axit thì hủy hoại còn kiềm thì tái tạo.
Bạn có biết, cơ thể chúng ta luôn nỗ lực làm việc để thải độc. Từ sốt, nhiễm trùng, đổ mồ hôi, sổ mũi, ho, cảm cúm, ngứa, nổi mề đay, nám da, lang ben, phát ban, mụn nhọt, đau răng, đau khớp, tiêu chảy, bướu,… thậm chí là ung thư. Tất cả là cơ chế thải độc và là tín hiệu cầu cứu của cơ thể. Khi bị “bệnh” nặng, bạn hãy thử nhìn nhận xem bạn đã phớt lờ những tín hiệu cơ thể cố gắng cảnh báo bạn như thế nào.
“Tầng hầm” của “ngôi đền” con người là nơi chứa đựng mọi triệu chứng của bệnh tật và sự yếu đuối trong mọi biểu hiện của nó. Tầng hầm này chính là đại tràng. Đây là cái bể phốt mà bạn cần dọn dẹp để cơ thể được sạch sẽ.
Cơ thể con người là một cỗ máy rất phức tạp, nhưng việc giữ cho nó khỏe mạnh lại vô cùng đơn giản. Hãy sử dụng các biện pháp tự nhiên có tác dụng kiềm hóa, làm sạch và tái tạo cơ thể.
Do đó, từ khoá không phải là “điều trị” mà là “giải độc” và “tái tạo”.
Giải độc bằng cách: chuyển đổi sang chế độ ăn không chất nhầy, nhịn ăn gián đoạn, nhịn ăn (nhịn khô và nhịn ướt), thụt tháo đại tràng, dùng thuốc xổ tự nhiên như phan tả diệp, ăn trái cây và rau lá xanh, giữ tinh thần thoải mái, luyện tập thể dục thể thao, sinh hoạt điều độ,…
Tuy nhiên, cần áp dụng các phương pháp này một cách chậm rãi từ chuyển chế độ ăn, nhịn ăn gián đoạn, ăn trái cây và rau, nhịn ăn ngắn ngày và dài ngày. Hãy để quá trình thải độc được diễn ra từ từ, không chuyển đột ngột. Chuyển đổi chế độ ăn đột ngột hoặc bước vào nhịn ăn ngay lập tức khiến cơ thể thải độc mạnh, cơ thể chưa chuẩn bị đầy đủ các kênh để thải độc dẫn đến cơ thể bị sốc không thể thải các chất thải kịp, khiến nó thấm ngược lại vào cơ thể và có thể gây tử vong. Cơ thể chưa dọn sạch sẽ mà mình ăn thô thì thức ăn đó trộn lẫn cùng chất nhầy, mủ và chất độc hoặc thuốc đã tích tụ từ thời thơ ấu thì nó cũng làm giảm hiệu quả của quá trình thải độc. Chỉ khi nào cơ thể sạch thì nó mới hấp thu dưỡng chất từ trái cây được.
Cho nên, trước khi cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể thì phải dọn sạch sẽ đã. Thêm nữa, bạn không thể chỉ thải độc một thời gian rồi quay về chế độ ăn cũ, vì lúc ấy cơ thể sẽ thải độc dữ dội hơn cũng có thể do bạn nhạy hơn nên cảm thấy mức độ thải độc x2 x3 lần so với lúc mới thải độc. Vấn đề là khi bạn giữ đầu vào sạch thì đầu ra cũng sạch sẽ nhẹ nhàng. Còn nếu bạn trở lại thói quen cũ thì mọi thứ lại trở lại vòng lặp không dứt: “ăn bậy” -> xuất hiện triệu chứng -> ăn sạch -> thải độc -> “ăn bậy”. “Ăn bậy” ở đây có nghĩa là ăn thức ăn tạo chất nhầy hoặc gọi là thức ăn tạo axit.
Cùng với đó, cần xem xét cơ thể của bạn có phù hợp với các sự chuyển đổi sang chế độ ăn khác hay không, các triệu chứng hiện tại có phù hợp với phương pháp thải độc hay không để tránh những rủi ro không đáng có. Cần chuẩn bị đầy đủ kiến thức, tâm lý cũng như hỏi ý kiến chuyên gia trước khi áp dụng bất cứ phương pháp nào.
4. “Bệnh tật” dạy ta điều gì?
Bạn có để ý, khi chúng ta bị “bệnh”, sẽ chẳng ai còn muốn kiếm thật nhiều tiền, cũng chẳng còn tâm sức đi ghét bỏ sân si người khác, mà điều duy nhất chúng ta khao khát là khỏi “bệnh”. Những tháng ngày bệnh tật khiến bạn nằm yên và ngẫm nghĩ rất nhiều về cuộc đời, nghĩ về những chuyện đúng sai, những bài học, những thử thách, nghĩ về nhân sinh quan và sắp xếp lại cuộc đời. Có lẽ bạn đã nhiều lần phớt lờ những dấu hiệu, bạn bướng bỉnh quá nên đó cũng là cách bệnh tật dạy ta bài học. Từ đó, bạn sẽ nhìn lại con đường mình đang đi để lựa chọn hướng phù hợp cho mình. Đây chỉ là một lát cắt nhỏ trong việc nhìn nhận bài học mà bệnh tật dạy ta.
Đừng sợ hãi hay ghét bỏ bệnh tật!
Nếu lần sau bạn bị “bệnh”, hãy thầm cảm ơn cơ thể đang nỗ lực thải chất độc và cứu sống bạn và hãy hợp tác để hỗ trợ quá trình thải độc chứ không chỉ chặn đứng các triệu chứng bằng thuốc tây, vì bạn sẽ trả giá đắt cho điều đó. Bạn bị cảm cúm, họ sốt sổ mũi là cách cơ thể đang tạo điều kiện để tống hết chất thải ra ngoài. Bạn có bao giờ kinh ngạc tại sao chất nhầy lại nhiều như thế chưa? Thực tế nó còn nhiều hơn bạn tưởng tượng nhiều. Có thể một lần cảm sốt bạn chỉ tống ra một lượng chất nhầy bằng một chén cơm, trong khi thực tế lượng chất nhầy của cả cơ thể bằng cả một thùng to. Đây là mình so sánh để giúp bạn liên tưởng dễ hơn thôi.
Nếu không nhờ những cơn sốt, nhiễm trùng, ho, sổ mũi, mụn nhọt, tiêu chảy, ố mửa,… chắc chắn bạn không thể giữ được mạng mình lâu tới bây giờ rồi. Nên lắm khi không bị “bệnh” cũng thật bất ổn nhỉ vì chúng ta đang giữ chất độc thấm vào người,
Đừng điều trị, hãy tái sinh!
Tóm lại, nguyên nhân bệnh tật nói chung và ung thư nói riêng ở góc nhìn vật lý là do cơ thể tích tụ nhiều chất độc (chất độc tâm trí và chất độc cơ thể vật lý). Điều này xảy ra là do chế độ ăn uống chứa nhiều thực phẩm có tính axit tạo chất nhầy, lối sống không lành mạnh, tinh thần căng thẳng, liên tục nạp chất độc vào cơ thể (qua các con đường như ăn, uống, hít thở, nghe, suy nghĩ.),…
Cách chữa lành chính là thải độc, ngừng nạp độc, kiềm hóa cơ thể, làm sạch ruột (làm sạch đại tràng và phần ruột kết), thay đổi chế độ ăn uống lành mạnh với nhiều trái cây và rau xanh, tăng cường tiếp xúc với thiên nhiên (phơi nắng, tiếp đất, forest bathing (tắm rừng), ôm cây,…), vận động nhẹ nhàng (yoga, tập thể dục, chạy bộ, khí công, tập hít thở, đánh cầu lông, bóng chuyền,…), biết ơn cơ thể khỏe mạnh mỗi ngày và biết ơn các tế bào đã làm việc chăm chỉ để bạn có một sức khỏe hoàn hảo,…
Hãy trở thành bác sĩ của chính mình!
Đọc xong bài viết này, đừng vội phản bác ngay mà hãy thử liệt kê xem bạn có thực sự khỏe mạnh như bạn tưởng hay đang có các “triệu chứng” nào. Mình dám cá là bạn đang có ít nhất 2-3 chứng “bệnh” trở lên đấy mà mình sẽ chỉ gọi nó là “biểu hiện giải độc”. Hãy tính cả những dấu hiệu như ngủ ngáy, viêm xoang, thở hụt hơi, “thả bom” thối, mùi cơ thể hôi, hơi thở có mùi vào buổi sáng, táo bón, đau đầu, đau nhức, mụn, mụn nhọt, đau răng, đau bao tử, đau bụng (dữ dội) khi tới kỳ, rụng tóc,…
Mong bạn có thể nắm bắt được gốc rễ của vấn đề, hiểu ra sự thật, không tốn kém tiền bạc và không còn sợ hãi điều gì nữa. Chúc bạn luôn duy trì được sự khỏe mạnh về thể chất và cả khía cạnh tinh thần.
Lê Diễm Diễm
Nguồn tham khảo:
1. Andreas Moritz. (2021). Ung thư không phải là bệnh mà là cơ chế chữa lành. Hà Nội: Thế giới.
2. Morse Robert. (2004). The Detox Miracle Sourcebook - Raw Foods and Herbs for Complete Cellular Regeneration. Kalindi Press.
3. Prof. Arnold Ehret's, Edited by Prof. Spira. (2014). Mucusless Diet Healing System: Annotated, Revised. Breathair.
4. Dr. Norman W. Walker. (1995). Colon Health Key to Vibrant Life. Norwalk Press.
Life style
/life-style
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất