[Hiệu ứng cánh bướm] – Tìm hiểu xem thế nào
(Bạn có thể tìm thấy một chiếc link Youtube bé xink ở cuối bài)...
(Bạn có thể tìm thấy một chiếc link Youtube bé xink ở cuối bài)
Tuần vừa rồi thời tiết có đôi phần dễ chịu. Nắng không còn gắt. Trời có gió nhẹ. Thời tiết chớm một chút thu. Dạo này mình có sở thích với cafe muối các bạn ạ. Một chút cafe, một chút sữa đặc, một chút kem mặn. Thế là có ngay một cốc cafe muối. À mình không biết pha đâu. Chỉ là nhìn lén thấy công thức của cô bán cafe thôi. Nhưng mà các bạn có thể thử vị xem. Ngọt nhẹ pha chút kem mặn cùng cafe đậm đặc. Không quá khó để thưởng thức. Và chia sẻ của ngày hôm nay. Hiệu ứng cánh bướm.
Trong tuần mình có nghe podcast cuộc nói chuyện giữa thầy Minh Niệm và chị Thùy Minh, thuộc serie Bạn thân bản thân. Mình cảm thấy bản thân khá lưu tâm tới hiệu ứng này nhắc đến trong cuộc trò chuyện đó nên đã bỏ công tìm hiểu. Hóa ra, đây là một hiện tượng xảy ra cũng khá thường trong cuộc sống.
Trước tiên chúng ta sẽ tiếp cận với hiện tượng này về mặt định nghĩa nhé. Hiệu ứng cánh bướm. Tiếng Anh là Butterfly effect. Hiệu ứng này được hiểu là một sự thay đổi nhỏ trong điều kiện ban đầu của một hệ thống có thể dẫn đến những thay đổi lớn trong kết quả cuối cùng. Thuật ngữ này được đặt ra bởi nhà khí tượng học Edward Lorenz vào năm 1961. Ông đã mô phỏng một hệ thống thời tiết phức tạp trên máy tính. Sau đó, do việc điền nhầm một sai số, ông đã nhận ra chỉ cần thay đổi một con số rất nhỏ trong dữ liệu ban đầu cũng có thể dẫn đến những thay đổi lớn trong dự báo thời tiết.
Trong quá trình đọc về hiệu ứng này mình có nhờ công cụ Bard của Google. Bard cũng có chức năng tương tự ChatGPT của OpenAI vậy. Bard có đưa cho mình một ví dụ về hiệu ứng cánh bướm, đó là, nếu Albert Einstein không quyết định theo đuổi ngành vật lý, thì có thể chúng ta sẽ không có thuyết tương đối. Tới đây, mình cảm thấy không phục lắm nên lại hỏi tiếp
- Nếu Albert Einstein không quyết định theo đuổi ngành vật lý thì có thể có một nhà vật lý khác mà phải không?
Bard đã trả lời rằng
- Rất khó để nói liệu chúng ta có thể có thuyết tương đối hay không nếu Albert Einstein không quyết định theo đuổi ngành vật lý. Tuy nhiên, điều chắc chắn là Einstein là một trong những nhà vật lý vĩ đại nhất mọi thời đại. Và ông đã có những đóng góp quan trọng cho khoa học.
Wow, Bard tỏ ra rất am hiểu về điều mà nó giải thích phải không?
Thực sự như vậy. Lý thuyết hiệu ứng cánh bướm nói rằng luôn luôn có vô vàn biến số chen vào. Và chúng ta không thể đảm bảo một kết quả như mong muốn xảy ra. Chúng ta không thể làm chủ kết quả nhưng có thể làm chủ được suy nghĩ, lời nói, phản ứng, tư duy hay sự nỗ lực của chính mình trước các tình huống, phải không?
Lý thuyết hiệu ứng cánh bướm cũng nói một quyết định nhỏ của một người có thể thay đổi cả lịch sử. Vậy thì một quyết định nhỏ hoặc một tập hợp các quyết định nhỏ của bạn ngày hôm nay cũng có thể tạo nên kì tích cho bạn vào ngày mai.
Hãy đập cánh hôm nay để nhìn thấy những kì tích vào ngày mai nhé. P/S: Bạn cũng có thể nghe lại nội dung này ở link dưới nhé.
Tâm lý học
/tam-ly-hoc
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất