Tại sao các sản phẩm có thiết kế đẹp sẽ được ưa chuộng hơn những sản phẩm có cùng chức năng nhưng ít bắt mắt hơn?
Hiệu ứng Thẩm mĩ - Tính khả dụng là hiện tượng người dùng cho rằng những sản phẩm có tính thẩm mỹ cao sẽ dễ sử dụng hơn những sản phẩm không trực quan bằng.
Những thiết kế trực quan sẽ khiến người dùng bỏ qua các lỗi nhỏ
Những thiết kế trực quan sẽ khiến người dùng bỏ qua các lỗi nhỏ
Nhiều nghiên cứu đã chứng minh hiệu ứng này và thấy rằng nó có ý nghĩa quan trọng trong việc khách hàng tin tưởng, sử dụng và hiệu suất của sản phẩm.
Hai nhà thiết kế Masaaki Kurosu và Kaori Kashimura của Trung tâm thiết kế Hitachi ở Tokyo đã bắt đầu nghiên cứu hiện tượng này vào năm 1996. Họ mời 252 người đánh giá 26 mẫu thiết kế giao diện của máy ATM dựa trên mức độ dễ sử dụng và mức độ thu hút về mặt thẩm mỹ. 
Các thiết kế giao diện của máy ATM
Các thiết kế giao diện của máy ATM
Họ nhận thấy rằng có sự tương quan cao giữa đánh giá về mức độ thu hút về thẩm mĩ và đánh giá về tính dễ sử dụng so với mức độ thu hút về thẩm mĩ và mức độ dễ sử dụng trên thực tế.
Nghiên cứu kết luận rằng người dùng sẽ dễ bị ảnh hưởng bởi tính thẩm mĩ của sản phẩm, ngay cả khi họ đang đánh giá về chức năng của sản phẩm. Trong cuốn sách Emotional Design, Don Norman đã nghiên cứu sâu hơn về hiệu ứng này ở mọi khía cạnh của cuộc sống hàng ngày.
Những thiết kế có tính thẩm mĩ nhìn chung thì sẽ dễ sử dụng hơn và có khả năng sẽ được sử dụng nhiều hơn dù là chúng có thực sự dễ sử dụng hay không. Ngược lại, những thiết kế dễ sử dụng hơn nhưng không trực quan có thể không được chấp nhận, và sẽ có nhiều tranh cãi xoay quanh chức năng của sản phẩm đó.
Ngoại trừ có trải nghiệm người dùng (UX) tốt thì một sản phẩm thành công cũng phải có giao diện người dùng trực quan.
Những nhận thức thiên vị này thường sẽ ảnh hưởng đến tương tác của người dùng với sản phẩm và sẽ rất khó để thay đổi sau này. Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng những ấn tượng ban đầu của một sản phẩm sẽ ảnh hưởng đến thái độ lâu dài về chất lượng và tính sử dụng của sản phẩm.
Một hiệu ứng tương tự cũng thường thấy là mức độ thu hút của một người - ấn tượng đầu tiên của một người sẽ ảnh hưởng đến sự hình thành thái độ của người đối diện và ảnh hưởng rất lớn đến việc người đó sẽ được nhìn nhận và đối xử như thế nào.
Đó là lí do vì sao ứng dụng hẹn hò luôn phổ biến. Dù mọi người có nói gì, thì ấn tượng đầu tiên rất quan trọng. Con người luôn trông mặt mà bắt hình dong mà.
Tính thẩm mỹ còn đóng vai trò quan trọng với tính khả dụng của sản phẩm. Người dùng sẽ có thái độ tích cực hơn với những thiết kế đẹp, và khoan dung hơn với những lỗi sai của sản phẩm
Một ví dụ là các sản phẩm của Apple.  iTunes, iMovie,và ngay cả iPhone vẫn có rất nhiều sai sót. Nhưng chúng ta sẽ thường khoan dung và bỏ qua chúng, trong khi đó chúng ta vẫn sẽ bắt lỗi các thiết kế không trực quan bằng.
Các sản phẩm của Apple
Các sản phẩm của Apple
Con người thường sẽ dành càng nhiều thiện cảm cho các sản phẩm đem đến trải nghiệm tích cực hơn so với những sản phẩm đem đến trải nghiệm tiêu cực.
Ngoài ra, một mối quan hệ cá nhân và tích cực với thiết kế sẽ khiến người dùng càng ngày càng dành nhiều tình cảm, lòng trung thành và kiên nhẫn - những điều rất cần thiết cho việc sử dụng sản phẩm trong thời gian dài và thành công của sản phẩm. 
Ví dụ, có những người rất đam mê chiếc xe của mình. Họ thậm chí còn đặt tên cho xe, và chăm sóc nó như thú cưng. Họ coi thú cưng như con của họ, dù chúng sẽ có 1-2 khuyết điểm.
Những mối quan hệ tích cực này cũng dẫn đến việc sử dụng sản phẩm hiệu quả hơn. Những sản phẩm này cũng sẽ xúc tác tư duy sáng tạo và giải quyết vấn đề của người dùng. Họ sẽ đối xử với sản phẩm như với một người bạn, một người đồng hàng.
Ngược lại, những mối quan hệ tiêu cực sẽ dẫn đến những tương tác không hiệu quả và chặn đứng khả năng sáng tạo. Điều này đặc biệt quan trọng trong môi trường căng thẳng, vì căng thẳng làm tăng mệt mỏi và giảm hiệu suất nhận thức.
Nếu sản phẩm của bạn không trực quan ngay từ ban đầu, và sập khi người dùng đang vội, thì người dùng sẽ rất phẫn nộ, so với một sản phẩm bóng bẩy và trực quan.
Trong những hoàn cảnh như vậy, người dùng sẽ ghét sản phẩm không vì một lí do gì hoặc do lỗi của sản phẩm đó. Lúc này tính thẩm mĩ đóng vai trò rất quan trọng. Một thiết kế trực quan những giảm thiểu rủi ro này.
Nhưng phải nhớ rằng hiệu ứng thẩm mĩ - tính khả dụng vẫn có những giới hạn. Một thiết kế tinh tế sẽ được khoan dung bỏ qua những lỗi nhỏ, nhưng không khoan dung với những lỗi lớn hơn. (Theo luật đầu tiên của thương mại điện tử, nếu người dùng không thể tìm thấy sản phẩm, thì người dùng không thể mua sản phẩm. Ngay cả những trang web đẹp mắt cũng sẽ không có doanh thu nếu người dùng không thể tìm kiếm sản phẩm.)
Khi các giao diện gặp vấn đề nghiêm trọng về khả năng sử dụng hoặc khi tính khả dụng bị hy sinh vì tính thẩm mỹ, người dùng có xu hướng mất kiên nhẫn. Trên các trang web, người dùng sẽ rời khỏi trang web đó. Còn trang điện thoại, ứng dụng đó sẽ bị xóa đi.
Những giao diện trực quan sẽ rất đáng để đầu tư, nếu sản phẩm đang có một đối thủ trên thị trường. Các thiết kế trực quan có tác dụng phụ là làm cho trang web của bạn xuất hiện có trật tự, tinh tế và chuyên nghiệp. Người dùng có khả năng cao sẽ muốn dùng thử một sản phẩm hấp dẫn về mặt hình ảnh và kiên nhẫn hơn với các vấn đề nhỏ.
Tuy nhiên, hiệu ứng này mạnh nhất khi tính thẩm mỹ hỗ trợ và làm nổi bật nội dung cũng như chức năng của sản phẩm. Thiết kế trực quan luôn quan trọng hơn UX và Thiết kế sản phẩm tốt.
Mình dịch từ bài này:
Các bài viết về chủ đề này: