Một ngày đẹp trời, bạn thức dậy với một tâm trạng thoải mái, cảm giác mọi thứ xung quanh thật dễ chịu. Cho đến khi bắt đầu làm việc, bất chợt bạn thấy buồn chán, miệng hơi ngáp ngáp, cơ thể thì chẳng muốn tiếp tục làm việc nữa. Vậy nguyên nhân là do đâu?
Nếu bạn đang rơi vào trạng thái như trên, có thể bạn đang mắc phải Hội Chứng Brown-out* - Một dạng trầm cảm liên quan đến công việc đang ngày càng phổ biến trong thế kỷ 21. Brown-out, nghĩa đen ám chỉ sự “sụt giảm quyền lực”, đang ngày càng ảnh hưởng đến năng suất và hiệu quả trong công việc hằng ngày của chúng ta.
Nhưng bạn cũng đừng quá lo lằng vì đây không phải là tình trạng nguy hiểm, hầu như ai trong chúng ta cũng từng rơi vào trạng thái này rồi. Mình là Long, đến từ Be Minimal, và hôm nay bạn hãy cùng mình tìm hiểu về hội chứng này nhé!
Trước khi tìm cách khắc phục, bạn cần phải làm rõ các nguyên nhân đưa bản thân bạn đến với triệu chứng này.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến Hội chứng Brown-out, nó có thể xuất phát từ động cơ của người khác như việc ép buộc bạn phải làm gì đó mà bạn không hứng thú để làm. Nhưng theo mình, phần lớn những nguyên nhân của hội chứng này xuất phát từ bên trong bạn, từ những sự lo lắng về tiền bạc, địa vị trong cuộc sống đến những kỳ vọng và thất vọng trong công việc hằng ngày.
Sau đây, mình sẽ gợi ý cho bạn những cách để khắc phục triện chứng này và hạn chế tối thiểu sự xuất hiện của nó trong quá trình làm việc. Mình sẽ chia thành 2 phần, tương ứng với 2 trường hợp để bạn tiện theo dõi và áp dụng phù hợp hơn nha!

TRƯỜNG HỢP 1: Khi bạn RẢNH, có nhiều thời gian và không bị bất cứ yếu tố nào bên ngoài tác động (Sếp, deadline công ty,...). Bạn nên áp dụng những phương pháp này:

Cứ để bản thân thuận theo ý muốn.

Nói đơn giản là “Bạn thích gì, bạn làm đó”. Mỗi khi gặp tình trạng chán nản trong những ngày dài giãn cách và làm việc tại nhà, đôi khi mình hay áp dụng phương pháp này để cải thiện động lực làm việc của bản thân, hạn chế sự phát triển của hội chứng Brown-out và tái tạo năng lượng để tìm lại tinh thần làm việc hiệu quả.
Nhưng theo mình thì bạn đừng quá lạm dụng vào phương pháp này, nó có thể là con dao 2 lưỡi khi bạn quá dựa dẫm vào nó đấy. Hãy chỉ xem nó là một giải pháp ngắn hạn thôi nhé!

Làm mới bản thân bằng công việc:

Nghe có vẻ khó hiểu, nhưng bằng việc học một kiến thức, kĩ năng mới nào đó liên quan đến công việc của bạn và ứng dụng chúng ngay lập tức cũng là một liều thuốc tinh thần giải tỏa hội chứng Brownout hiệu quả.
Lấy ví dụ, công việc hiện tại của bạn là một web developer, và bạn đang cảm thấy chán nản với việc lặp đi lặp lại công việc của mình. Lúc này, hãy áp dụng phương pháp mình vừa nêu để học một kiến thức mới, một mẹo mới hay bất cứ gì đó mới để đưa vào quá trình làm web của bạn. Kiến thức mà bạn vừa học không chỉ giúp bạn giải tỏa sự buồn chán trong công việc, mà chúng còn giúp bạn rất nhiều trong việc cải thiện năng suất và nâng cao hiệu quả công việc.
Làm mới bản thân bằng việc học một kiến thức, kỹ năng nào đó mới và có tính ứng dụng trong công việc hiện tại của bạn.
Làm mới bản thân bằng việc học một kiến thức, kỹ năng nào đó mới và có tính ứng dụng trong công việc hiện tại của bạn.

Cân bằng công việc và cuộc sống:

Cho bản thân nghỉ ngơi là một giải pháp rộng cho nhiều hội chứng tiêu cực của công việc, bạn hãy phân bổ thời gian cho những hoạt động khác như giải trí, đọc sách hay tập gym để giảm bớt sự chán nản và kích thích động lực làm việc. Mình có nói rõ về hơn về vấn đề này trong bài viết “Tư Duy Tổ Chức 1 Ngày Làm Việc Hiệu Quả”, bạn có thể xem lại ở đường link này nhé: https://www.facebook.com/vuhailong.golum/posts/3090490511164766
Tư duy tổ chức 1 ngày làm việc hiệu quả
Tư duy tổ chức 1 ngày làm việc hiệu quả

TRƯỜNG HỢP 2: Khi bạn BẬN, bị chi phổi bởi thời gian và các áp lực bên ngoài như sếp, khách hàng, deadline công ty,....Bạn nên áp dụng những phương pháp này:

Thay đổi thái độ làm việc:

Đây là một phương pháp thông dụng trong việc cải thiện động lực làm việc. Dễ dàng thấy được một điều, nếu bạn bắt đầu làm việc với một thái độ vui vẻ, tích cực thì ắt hẳn năng suất công việc của bạn sẽ được tăng lên gấp bội. Vì vậy, trước khi muốn mình hoàn thành tốt một việc nào đó, hãy cố gắng có được một thái độ tốt và trách nhiệm.
“Nhưng Long ơi, làm sao để mình có được thái độ đó đây?”
1 bạn nào đó đang mắc hội chứng Brown-out :v
Okay! Hãy cùng mình đi đến phương pháp tiếp theo nhé ;)

Hình thành tư duy làm việc ” Tôi Chọn…” thay vì “Tôi phải…”:

Một tư duy khá độc đáo mà mình biết được qua podcast của kênh Spiderum, tư duy miêu tả về việc nếu bạn suy nghĩ theo hướng “Tôi phải…” thì năng suất cho việc đó chắc chắn sẽ rất áp lực, vì bạn mang một cảm giác bị ép buộc và thúc đẩy để làm việc đó.
Nhưng nếu bạn suy nghĩ theo hướng “Tôi chọn…” bạn sẽ có trách nhiệm và làm việc tốt hơn, từ đó hiệu quả công việc cũng dần cải thiện và bạn sẽ xóa tan đi sự xuất hiện của Hội Chứng Brown-out trong lúc làm việc.
Đây là một tư duy quan trọng giúp bạn hình thành nên phần thái độ trong công việc. Khi bạn có được tư duy này rồi thì góc nhìn về công việc hăng ngày của bạn cũng sẽ nhanh chóng trở nên tích cực hơn.
Nói sơ qua thì cách áp dụng lối tư duy này sẽ như vậy. Để cụ thể hơn thì mình sẽ viết riêng ở một bài sắp tới nha (Do bài viết này khá dài rồi hii).

Bonus: Bạn có thể thay đổi vị trí làm việc để có thêm động lực:

Nói thẳng ra là việc bạn đổi “phong thủy” cho góc làm việc của bản thân mình. Ai không tin chứ bản thân mình hoàn toàn tin chuyện này nhé. Cứ mỗi 3 tháng một lần, mình sẽ chuyển đổi góc làm việc, có khi là ở phòng khách, có khi là phòng ngủ, thậm chí là ngoài vườn để tìm kiếm những cảm giác mới mẻ trong công việc. Và mình thấy điều này rất thú vị, nó giúp mình có những cảm hứng làm việc mới hơn, cảm thấy thú vị hơn mỗi khi mình bắt đầu làm việc.
Đó là một vài phương pháp giúp bạn phá tan cảm giác chán nản trong công việc. Chúng ta chỉ có thể làm việc tốt, đạt kết quả cao và được ghi nhận khi chúng ta làm việc bằng sự say mê, nhiệt huyết và sẵn sàng chấp nhận mọi thử thách.

Để kết thúc bài viết này, mình sẽ cho các bạn xem một phép ẩn dụ như sau:

Khi bạn tìm kiếm từ khóa “Brown-out” trên Google, nó sẽ cho ra kết quả là thuật ngữ “Brown-out” được dùng trong ngành Điện (Wikipedia).
Brown-out cơ bản là một thuật ngũ miêu tả hiện tượng sụt áp trong ngành Điện
Brown-out cơ bản là một thuật ngũ miêu tả hiện tượng sụt áp trong ngành Điện
Brown-out trong ngành Điện là thuật ngữ mô tả hiện tượng sụt áp, là một hiện tượng thường gặp trong cuộc sống của chúng ta và nó cũng là tác nhân làm cho ánh sáng của bóng đèn suy yếu đi.
Điều này khá tương đồng với những nạn nhân của hội chứng “Brown-out”. Chính sự chán nản là hiện tượng sụt áp, khiến chúng ta “sụt giảm điện áp” trong công việc và biến chúng ta thành những bóng đèn suy yếu trên con đường nghề nghiệp của mình.
Vì vậy, hãy lắp ngay cho bản thân một chiếc “Máy ổn áp” để khắc phục và cân bằng lại công việc bạn nhé!.
Nếu bạn có bất kì góp ý nào về nội dung của mình, đừng ngần ngại bình luận bên dưới nha. Mình xin cảm ơn và chúc các bạn giữ sức khỏe thật tốt trong thời điểm hiện tại nhé!
#VuHaiLong #BeMinimal #Minimalism #WrokSmart #Productivity #Brownout