Trong xã hội hiện đại ngày nay, con người phải đối mặt với rất nhiều vấn đề tâm lý, nhiều hơn bất cứ giai đoạn nào của lịch sử nhân loại. Có lẽ, đó chính là lý do khiến cho  nhu cầu tìm đến thiền, tìm hiểu và thực hành thiền gia tăng không ngừng. Chúng ta có xu hướng đi theo một phương pháp thiền nào đó phổ biến ở nơi chúng ta sinh sống. Nhưng ít người tìm hiểu rằng, thiền cũng có rất nhiều hình thái khác nhau. Mỗi hình thái có những phương thức thực hành và mục đích riêng. Bài viết sau đây sẽ mang lại cho bạn một cái nhìn tổng quát về các hình thái thiền phổ biến, giúp bạn chọn lựa được một phương pháp phù hợp với bản thân.
          Khi nhắc đến thiền một số người sẽ liên tưởng tới hình ảnh những tu sĩ đang ngồi gõ mõ tụng kinh, miệng lẩm bẩm những ngôn từ huyền bí. Hoặc gần gũi hơn, chắc bạn đã được chứng kiến những  động tác vặn, ép người kỳ quái trong môn yoga. Bạn có thể nghĩ chúng  chẳng có liên quan gì đến nhau cả. Tuy nhiên, điều đó là hoàn toàn sai lầm. Sự thật là cả hai hoạt động kể trên là những hình thái của thiền.
          Thiền là một phương pháp rèn luyện trí não. Khi luyện tập thể thao, bạn cần phải có những kỹ thuật để sử dụng hiệu quả sức mạnh của cơ bắp. Thiền cũng tương tự như vậy,  bạn cần phải làm chủ những kỹ thuật siêu năng để hiểu rõ và  rèn luyện sức mạnh của tâm trí mình.
          Tuy nhiên, cũng giống như bóng đá có kiểu chơi trên sân 5 người, kiểu chơi trên sân 7 người hay 11 người, thiền cũng có những loại hình khác nhau. Chúng khác nhau về phương pháp và mục đích thực hiện. Văn hóa, tôn giáo là những yếu tố góp phần làm đa dạng hóa các thể loại thiền.
    Đứng giữa các loại hình này, bạn có thể phân vân không biết chọn loại hình nào để giải quyết tận gốc vấn đề tâm lý của mình. Nếu bạn có những câu hỏi như vậy trong lúc đọc đoạn văn này, phần tiếp theo đây sẽ là một chỉ dẫn hiệu quả giúp bạn xác định được một phương pháp phù hợp.
Kết quả hình ảnh cho ngồi thiền


  • Thiền mang yếu tố tâm linh
    Như chúng ta đã biết, truyền thống tôn giáo của phương đông liên quan đến đạo giáo, khổng giáo, phật giáo, ấn độ giáo. Trong khi đó, phương tây được nhắc đến với những tín đồ của cơ đốc giáo, trung đông với đạo hồi. Tựu chung, tùy theo truyền thống mà những hoạt động thiền có thể được diễn ra trong không khí im lặng, có sự tham gia của lời nói hoặc cầu nguyện.
          Phương pháp thiền này giúp con người hiểu rõ bản thân hơn, xây dựng một thế giới tâm linh lành mạnh, một sự liên kết với đấng tối cao. Từ bi, thương người, đồng cảm là những đức tính mà những thiền sinh thường có được.
  • Thiền chánh niệm
    Thiền chánh niệm giúp bạn hiểu bộ não của mình hoạt động như thế nào. Trong lúc thiền, bạn cần chú ý đến những suy nghĩ, cảm xúc và cơ thể của mình. Bạn như một người quan sát bộ não một cách khác quan, không phát xét, chỉ trích. Sau đó, bạn lại quay lại với hơi thở và chuyển động cơ thể. Đặc biệt, bạn phải hoàn toàn tập trung vào thời điểm hiện tại.
          Thiền chánh niệm là một phương pháp hợp lý nếu bạn muốn vượt qua những cảm xúc tiêu cực như chán nản, căng thẳng, hối hận, oán trách.
  • Thiền định tưởng tượng
    Đây là một phương pháp thiền bao gồm hình ảnh tưởng tượng giúp bạn có cái nhìn tích cực hơn vào tương lai. Nó được thực hiện một cách rất đơn giản. Bạn chỉ cần tưởng tượng ra một khung cảnh đẹp, một ngọn núi, một cái hồ hay đình chùa. Bằng cách này, những suy nghĩ cảm xúc tiêu cực sẽ từ từ biến mất.
  • Thiền động.
    Khi thiền theo phương pháp này, bạn sẽ không bị giới hạn bởi một tư thế ngồi cố định như những trường phái khác. Tuy nhiên, điểm mấu chốt của phương pháp này là sự kỉ luật với những tư thế khác nhau của cơ thể.  Bạn sẽ hoàn toàn tập trung vào chân, tay, đầu, hơi thở... Nếu tâm trí bị trôi miên man, bạn chỉ cần yêu cầu nó tập trung trở lại.  Phương pháp này sẽ giúp tâm trí và cơ thể bạn vận hành đồng nhất với nhau hơn.
  • Thiền trong lúc hoạt động 
    Đây là phương pháp thiền không yêu cầu bạn phải giữ những tư thế bất động của cơ thể . Bạn có thể thiền trong lúc đi dạo, làm vườn, đi mua sắm. Điều quan trọng là tập trung ở hiện tại và xóa bỏ tất cả những xao lãng  ngăn cản bạn hành động.
          Khoa học đã chứng minh rằng thiền định không chỉ có lợi cho tinh thần, mà còn giúp cải thiện sức khỏe thể chất của bạn. Thiền định thường xuyên, bạn sẽ không còn những nỗi lo về tim mạch, rối loạn tiêu hóa hay huyết áp... Hãy chọn cho mình một phương pháp phù hợp nhất và bắt đầu thiền ngay thôi nào!!!