1. BỐI CẢNH
Kết thúc WWI, thế giới chịu một tổn thất chưa từng thấy. Sau khi Đế Quốc Đức thua cuộc, toàn bộ hải quân Đức chìm hoàn toàn ở Scapa Flow tạo một khoảng trống quyền lực trên đại dương. Các nước Hiệp Ước chiến thắng bắt đầu quay sang cạnh tranh nhau. Nước Anh nhận thấy sự lỏng lẽo của luật pháp quốc tế dễ tạo điều kiện cho các cường quốc mới nổi tự do chạy đua vũ trang thỏa thích, điều mà rất dễ dẫn đến một cuộc Đại Chiến khác.
Mỹ dưới thời tổng thống Woodrow Wilson đã công bố kế hoạch xây dựng hạm đội khổng lồ với 50 thiết giáp hạm, dù nó không được công chúng Mỹ ủng hộ. Nhật Bản cũng không kém cạnh khi công bố kế hoạch Tám-Tám, đóng tám thiết giáp hạm hiện đại và tám thiết giáp-tuần dương. Nước Anh thì đã lên kế hoạch cho bốn thiết giáp hạm và bốn thiết giáp-tuần dương vào năm 1921, và thêm bốn chiếc thiết giáp hạm khác vào năm sau.
Vào cuối năm 1921, chính phủ Hoa Kỳ đã nhận thức được rằng nước Anh đang lên kế hoạch cho một hội nghị để thảo luận về tình hình chiến lược ở khu vực Thái Bình Dương và Viễn Đông. Để ngăn chặn hội nghị và đáp ứng nhu cầu trong nước cho một hội nghị giải trừ quân bị toàn cầu, Mỹ đã khởi xướng Hội nghị Hải quân Washington trong tháng 11 năm 1921.
Lễ Kí Hiệp Định Hải Quân Washington 1922
Lễ Kí Hiệp Định Hải Quân Washington 1922
Hiệp ước này quy định chặt chẽ tổng trọng tải tàu chiến chủ lực, giới hạn vũ trang từng tàu và lượng choáng nước tối đa mà chúng được phép đóng. Cũng từ hiệp ước này, các phân lớp tàu chiến được quy định một cách thống nhất trên quy mô toàn cầu. Ban đầu, hiệp ước chỉ quy định các loại tàu chiến chủ lực như thiết giáp hạm, thiết giáp-tuần dương, hàng không mẫu hạm. Những lớp tàu khác không được nhắc đến. Vì vậy, nhiều hội nghị sau đó như hiệp ước hải quân London lần 1, hiệp ước hải quân London lần 2 góp phần làm hoàn thiện thêm bộ luật hải quân này.
Hiệp ước cũng quy định các vấn đề quân sự-dân sự trong trường hợp chiến tranh giữa các nước kí kết diễn ra. Chẳng hạn như điều 22 của hiệp ước quy định, bất kì tàu dân sự nào “chống đối” hoặc “cố chấp từ chối dừng lại” thì có thể bị đánh chìm mà không cần tiến hành di tản những người trên tàu.
2. CHIẾN TRANH TRÊN BÀN ĐÀM PHÁN
Tại phiên họp đầu tiên, ngoại trưởng Mỹ Hughes đã trình bày các đề xuất.
Một đợt mười năm tạm dừng hoặc “kỳ nghỉ” của việc xây dựng các chiến hạm chủ lực (thiết giáp và thiết giáp-tuần dương), bao gồm cả việc đình chỉ ngay lập tức của tất cả các tàu tàu đang được đóng ngay lúc bấy giờ.
Việc loại bỏ các tàu chủ lực hiện có hoặc đang được lên kế hoạch để cung cấp cho một tỷ lệ 5:5:3:1,75:1,75 khối lượng đối tương ứng với Anh, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Pháp và Ý.
Các giới hạn liên tục của cả trọng tải của tàu chủ lực và trọng tải của các tàu thứ cấp với tỷ lệ 5: 5: 3.
Các đề xuất trên được phái đoàn Anh chấp nhận, mặc dù trong nước, công chúng Anh phản đối dữ dội. Vì với tỷ lệ này, Anh sẽ có số tàu chiến bằng với Mỹ 5:5 trong khi Anh có đến 3 hạm đội hoạt động ở toàn cầu (hạm đội Nhà, hạm đội Địa Trung Hải, và hạm đội Viễn Đông), còn Mỹ chỉ có 2 bờ Đại Tây Dương và Thái Bình Dương. Tuy nhiên, với nỗi sợ một cuộc chạy đua vũ trang xảy ra, đặc biệt là chạy đua với Mỹ, nước Anh vốn đang cắt giảm lực lượng hải quân Hoàng Gia do những tổn thất sau cuộc đại chiến sẽ khó lòng chiến thắng cuộc. Vì vậy, áp lực phải có một hiệp ước giới hạn hải quân giữa các nước buộc Anh phải đồng ý tự “bẻ nanh mài vuốt” chính mình.
Về phái đoàn Nhật, họ không giấu được ý định chiến tranh với Mỹ ngay từ bàn đàm phán. Các sĩ quan hải quân đế quốc Nhật muốn tỷ lệ 7:5 với Mỹ tại Thái Bình Dương. Vì Mỹ phải hoạt động ở cả 2 đại dương nên cùng một thời điểm sẽ có 50% sức mạnh Mỹ tại Thái Bình Dương. Lúc đó Nhật sẽ có cơ hội chiến thắng với một hạm đội bằng 70% hạm đội Mỹ. Sau đó, khi Mỹ có điều chuyển chiến hạm từ Đại Tây Dương sang thì Nhật vẫn ở thế đông hơn. Tuy nhiên, trưởng đoàn đàm phán Katō Tomosaburō lại tỏ ý đồng ý tỷ lệ này hơn là chạy đua vũ trang với Mỹ. Vì Nhật Bản khi đó chỉ có 55% số lượng tàu và GDP chỉ bằng 18% so với Mỹ. Điều này bị Katō Kanji, người đóng vai sĩ quan hải quân, phản đối mạnh mẽ. Ông theo quan điểm “hải quân lớn”, cho rằng nếu xảy ra chiến tranh với Mỹ thì Nhật không thể nào chạy đua kịp với Mỹ. Vì vậy, phải chuẩn bị một lực lượng mạnh từ sớm để bù đắp cho chiến tranh tiêu hao kéo dài. Ông Katō đã thuyết phục các sĩ quan đồng ý hiệp ước nhưng điều này trở này một mối bất hòa âm ỉ giữa các lực lượng quân sự của Nhật Bản.
Phái đoàn Pháp ban đầu phản ứng tiêu cực với ý tưởng giảm trọng tải tàu chủ lực của họ xuống 175.000 tấn Anh và yêu cầu 350.000 tấn Anh, hơi cao hơn Nhật Bản. Cuối cùng, các nhượng bộ liên quan đến tàu tuần dương và tàu ngầm đã giúp thuyết phục người Pháp đồng ý với giới hạn trên các tàu chủ lực. Một vấn đề khác được các đại diện Pháp coi là quan trọng là yêu cầu của Ý về ngang bằng với Pháp, được coi là vô căn cứ; tuy nhiên, áp lực từ phái đoàn Mỹ và Anh khiến họ phải chấp nhận nó. Đó được coi là một thành công lớn của chính phủ Ý, nhưng sự ngang bằng này trong thực tế không bao giờ đạt được.
Về các lớp tàu thứ cấp (tuần dương hạm, khu trục hạm và nhỏ hơn), ban đầu Mỹ đề xuất cũng giới hạn chúng như những tàu chiến chủ lực. Nhưng các nước đã phản đối gay gắt, đặc biệt là Pháp vốn muốn có nhiều tàu hơn Nhật Bản một chút. Cuối cùng, chỉ có một giới hạn về mặt thiết kế chúng chứ không hề giới hạn tổng số lượng tàu. Giới hạn được đề xuất là trọng lượng choán nước tối đa 10.000 tấn Anh và súng cỡ nòng 8-inch. Với giới hạn này, Anh có thể tiếp tục chương trình đóng tuần dương hạm lớp Hawkins, Nhật có thể giữ lại lớp Furutaka hiện đại của mình, còn Mỹ thì có thể giữ lại số tàu đang hoạt dộng tại Thái Bình Dương. Do đó, điều này được nhanh chóng thông qua.
Về tàu ngầm, nước Anh muốn cấm hoàn toàn kiểu tàu này. Tuy nhiên, điều đó trở nên không thể, đặc biệt là kết quả của sự phản đối của Pháp; họ yêu phải cho phép ít nhất 90.000 tấn Anh tàu ngầm và vì vậy hội nghị đã kết thúc mà không có thỏa thuận hạn chế tàu ngầm.
Về các căn cứ hải quân, Điều 19 của Hiệp ước cũng cấm Anh, Nhật Bản và Hoa Kỳ xây dựng bất kỳ công trình mới hoặc căn cứ hải quân nào trong khu vực Thái Bình Dương. Các công trình quân sự hiện có tại Singapore, Philippines và Hawaii có thể giữ nguyên. Đây là một chiến thắng lớn của Nhật, vì họ sẽ dễ dàng đánh chiếm các căn cứ này trong tương lai.
3. ẢNH HƯỞNG CỦA HIỆP ƯỚC LÊN CÁC NƯỚC
Hiệp ước đã chấm dứt thời kì chạy đua đóng tàu chiến chủ lực suốt thập niên trước đó. Gần như 10 năm sau đó không có một tàu chiến chủ lực nào được đóng. Thay vào đó, các nước còn phải tháo dỡ, tạm dừng hoặc hoán cải những con tàu đang hoạt động, hoặc đang đóng. Mỹ phải tháo dỡ thiết giáp hạm cũ USS Washington, Nhật phải hủy bỏ kế hoạch đóng thiết giáp-tuần dương lớp Kii.
Có 2 cách mà các nước dùng để giữ lại những con tàu chiến chủ lực đang đóng của mình:
Cho tháo dỡ những tàu cũ để được phép hạ thủy tàu mới. Ví dụ là thiết giáp hạm USS West Virginia của Mỹ
Hoán cải con tàu thành một lớp tàu khác: USS Lexington của Mỹ, Amagi và Akagi của Nhật (sau thì Nhật xin đổi thành Kaga và Akagi vì Amagi bị hư hỏng nặng sau trận động đất Kanto)
Tàu thiết giáp-tuần dương Akagi vừa được hoán cải sang tàu sân bay tại xưởng đóng tàu Kure
Tàu thiết giáp-tuần dương Akagi vừa được hoán cải sang tàu sân bay tại xưởng đóng tàu Kure
Ngoài ra, với những giới hạn về thiết kế mà chỉ có 7 tàu chiến chủ lực được đóng trong thời kì này, được gọi là “Big 7”, bao gồm USS Colorado, USS Maryland và USS West Virginia của Mỹ; Nagato và Mutsu của Nhật; HMS Rodney và HMS Nelson của Anh.
4. SỰ CHIA RẼ VÀ PHẢN ĐỐI GAY GẮT TẠI NHẬT
Những người theo phe chủ chiến xem hiệp ước là một sự “chơi khăm” của phương Tây. Nền công nghiệp của Nhật không bằng Mỹ và Anh nên sự cân bằng chiến lược này càng làm Nhật không thể gây chiến với 2 nước trên.
Đô đốc Yamamoto Isoroku tán thành hiệp ước này, vì ông đã từng thấy nền công nghiệp Mỹ khi còn là Tùy viên Hải quân Nhật tại Mỹ. Thay vào muốn một cuộc chạy đua vũ trang với Mỹ, ông muốn chiến thắng Mỹ trên thực địa trước khi nền công nghiệp Mỹ có thể đánh bại Nhật. Ý kiến này góp một phần vào quyết định đánh Trân Châu Cảng sau này.
Chính vì sự xung đột giữa phe phản đối và chấp thuận đối với hiệp ước mà lực lượng quân sự của Nhật Bản ghét nhau ra mặt, lục quân và hải quân của Nhật.
Vào ngày 29 tháng 12 năm 1934, chính phủ Nhật Bản đã thông báo chính thức rằng họ có ý định chấm dứt hiệp ước. Các điều khoản của nó vẫn có hiệu lực chính thức cho đến cuối năm 1936 nhưng sẽ không được gia hạn.
Bản Thông Báo Rút Khỏi Hiệp Ước Hải Quân Washington Của Nhật
Bản Thông Báo Rút Khỏi Hiệp Ước Hải Quân Washington Của Nhật
5. CÁC NƯỚC LÁCH LUẬT RA SAO?
Vì hiệp ước chỉ áp dụng cho các tàu chiến tương lai, nên Nhật tự do nâng cấp những tàu cũ để lách luật. Điển hình là lớp thiết giáp-tuần dương Kongō. Đây là lớp tàu được Nhật mua về thì xưởng đóng tàu Vickers của Anh năm 1913. Vì đây không phải là tàu Anh nên mọi quy chuẩn của hải quân hoàng gia Anh không được áp dụng. Hãng Vickers đã cho ra một con tàu cân bằng hoàn hảo cả ba yếu tố, tốc độ, giáp và hỏa lực. Sau khi kí kết hiệp ước, nước Nhật tiến hành một loạt nâng cấp về giáp và động cơ khiến con tàu trở thành một lớp tàu mới là tốc thiết giáp hạm (thiết giáp hạm nhanh). Tính năng của con tàu khiến nước Anh rất muốn có nhưng lại đành bất lực mặc dù bản thân họ hoàn toàn có thể chế tạo 1 lớp tàu y như vậy.
Không những thế, Nhật còn cho đóng lớp Mogami với tải trọng lớn nhưng pháo nhỏ để xếp nó vào lớp tàu tuần dương hạng nhẹ. Nhưng khi chiến tranh nổ ra, họ liền nâng cấp hỏa lực trên tàu và còn tàu đã có sức mạnh ngang tuần dương hạng nặng.
Tàu tuần dương Mogami chạy thử máy vào năm 1935
Tàu tuần dương Mogami chạy thử máy vào năm 1935
Về phía Đức, Đức không có tham gia hiệp ước hải quân Washington nhưng hiệp ước Versailles kết thúc đệ nhất thế chiến cấm Đức đóng tàu chiến có trọng tải lớn hơn 10000 tấn. Vì vậy, họ đã hy sinh lớp giáp để cải tiến tốc độ và hỏa lực ở lớp tàu Deutschland. Mặc dù người Đức gọi chúng là tàu tuần dương bọc giáp nhưng người Anh gọi chúng là “thiết giáp hạm bỏ túi”.
Sau khi tàu Deutschland ra đời, nước Pháp cũng cho đóng lớp Dunkerque với mục đích khắc chế tàu Đức. Lớp Dunkerque giáp dày hơn, hỏa lực lớn hơn và chạy nhanh hơn Deutschland. Nhưng vì giới hạn trong lượng choáng nước của hiệp ước, nên người Pháp đã lắp 2 tháp pháo 4 nòng, thay vì 4 tháp pháo nòng đôi (sẽ khiến tàu nặng hơn).
Còn nước Ý, họ công bố những số liệu sai cho lớp tàu tuần dương Gorizia, nhưng thực tế con tàu vượt quá trọng tải hiệp ước cho phép tới 1000 tấn.
Về nước Anh, một nước vốn phải “tự bẻ nanh mài sừng”, họ… tuân thủ hiệp ước một cách nghiêm chỉnh
Tham khảo từ:
Wikipedia, Reddit, Quorra.