Hidden Figures: Những người phụ nữ da màu tài ba tại NASA
Có lẽ "Hidden Figures" là ứng viên khiêm tốn nhất trong giải Oscar 2017 đầu năm nay bên cạnh những tai to mặt bự như "La La Land" hay...
Có lẽ "Hidden Figures" là ứng viên khiêm tốn nhất trong giải Oscar 2017 đầu năm nay bên cạnh những tai to mặt bự như "La La Land" hay "Moonlight"... Nhưng công tâm mà nói, phim không hề lép vế trước các bộ phim kia, từ khâu kịch bản, đến cách xây dựng hình tượng nhân vật... Và sau khi xem 2 lần, hôm nay mình sẽ quyết định ngồi viết đôi chút về bộ phim này.
Phim được lấy cảm hứng từ sự kiện có thật vào bối cảnh những năm 60 khi mà Mỹ và Nga đang chạy đua với nhau vào vũ trụ. Cũng trong những năm 60 đó, các vấn đề về kỳ thị chủng tộc, quyền phụ nữ vẫn còn là chủ đề nhạy cảm, gây tranh cãi... và "Hidden Figures" đã lồng ghép cả 3 sự kiện đó vào phim một cách hoàn hảo thông qua cuộc sống thường ngày của 3 nữ nhân vật chính là Katherine G. Johnson (Taraji P. Henson), Dorothy Vaughan (Octavia Spencer) và Mary Jackson (Janelle Monáe).
Cả 3 đều là nữ da màu làm việc tại phòng Tính toán phía Tây (Coloured Computers), NASA. Mọi chuyện xảy ra khi họ được bắt đầu suy nghĩ đến việc thăng tiến và theo đuổi ước mơ công việc của mình, Katherine được chuyển qua làm tạm thời tại phòng Space Task, Dorothy tìm cơ hội thăng tiến với chức vị giám sát phòng Tính toán da màu, và Mary theo đuổi ước mơ Kỹ sư nữ da màu đầu tiên.
Khi mà da đen đã là một tội lỗi
Ngay từ những phút đầu phim, bạn đã cảm nhận được sự kỳ thị qua cảnh cả ba nhân vật luýnh quýnh lo ngại việc chạm chán với sỹ quan da trắng trên đường đến chỗ làm. Chưa hết, hình ảnh môi trường và điều kiện làm việc giữa hai phòng Tính toán phía Tây và Đông hoàn toàn đối lập nhau. Một bên Đông dành cho người da trắng với đầy đủ tiện nghi, đèn đuốc sáng cả một phòng ban, bàn ghế sạch sẽ và không gian vô cùng thoải mái. Còn bên Tây với văn phòng làm việc cũ kĩ, ảm đạm với không gian nhỏ như lỗ mũi chuột.
Đỉnh điểm của sự kỳ thị là khi Dorothy cùng hai đứa con trai của mình đi mượn sách tại một nhà sách công cộng và bị người giám sát đuổi ra, là khi Mary quyết định ứng tuyển vị trí Kỹ sư và bị cấp trên (là người da trắng) làm khó vì lý do trình độ học vấn không thích hợp, là khi Katherine phải chạy 800 mét trên đôi guốc cao gót với chân váy dài qua đầu gối chỉ để đi vệ sinh vì không có nhà vệ sinh dành cho người da màu trong tòa nhà cô đang làm, là những ánh mắt chằm chằm vào mọi cử chỉ của cô, và những hành động kỳ thị một cách thô thiển mà họ đối xử với cô... khiến bạn nhận ra cho dù bạn có giỏi đến đâu nhưng khi mang trên người màu da đen, bạn đã là một tội đồ.
I can't change the color of my skin. So, I have no choice but to be the first
Cuộc cách mạng của các nữ da màu tiên phong tại NASA
Tưởng chừng những hành động kỳ thị, trở ngại mà họ phải đối mặt khiến họ trùng bước, nhưng không! Họ đã đáp trả và đáp trả một cách khôn ngoan.
Mary đã nộp đơn lên tòa án để để xin học tại trường Trung học Virginia để có thể đường đường chính chính ứng tuyển vào vị trí Kỹ sư. Và trở thành kỹ sư không gian nữ gốc Phi đầu tiên của NASA và Mỹ. Năm 1979, bà được đề cử làm Giám đốc Chương trình Phụ nữ tại Langley, nơi bà đấu tranh vị sự tiến bộ của mọi phụ nữ mọi sắc tộc.
Dorothy đã tận dụng tối đa trí thông minh cũng như kỹ năng về máy móc của cô để giúp cô thăng tiến và cứu tất cả những nhân viên trong phòng ban Tính toán phía Tây mà cô đã gắn bó trong suốt nhiều năm qua khỏi bị đào thải. Sau này, Dorothy cũng trở thành Quản lý nhóm gốc Phi đầu tiên của NASA. Đồng thời, là chuyên gia về Fortran ở mặt trận lập trình điện tử và được xem là một trong những khối óc thông minh nhất NASA.
Katherine đã có một cuộc đối thoại vô cùng căng thẳn với thủ thưởng NASA để đòi lại công bằng cho mình khi mà ông đã cố gắng gán ghép tội trốn việc cho cô và chứng minh năng lực của mình qua những phép toán tưởng chừng không thể giải được, nhưng cô đã cho họ thấy không gì là không thể. Về sau, Katherine tiếp tục thực hiện tính toán cho nhiệm vụ Apollo 11 lên Mặt trăng và Tàu con thoi. Năm 2016, NASA quyết định lấy tên bà Katherine G. Johnson cho tòa nhà Điện toán để vinh danh và ghi nhớ những đóng góp lớn lao của bà về du hành vũ trụ.
Cả ba đều là những nữ nhân viên da màu tiên phong dám đứng lên đòi lại công bằng, quyền lợi không chỉ cho bản thân mà còn cho cả cộng đồng da màu tại NASA. Và họ được ví von như "Human Computer" với trí thông minh, tài năng và bản lĩnh của mình.
Xuất sắc từ kịch bản đến hình tượng nhân vật
Là một bộ phim hồi ký, lịch sử kể về cuộc đời của 3 nữ nhân viên da màu tài ba tại NASA, nhưng phim lại rất hiện đại và không đem lại cảm giác buồn ngủ nhưng những bộ phim trước đây mình xem. Mỗi câu thoại trong phim rất ý nghĩa, song bên cạnh đó lại có những câu châm biến khá hài hước nhưng thâm thúy khiến bạn suy nghĩ một hồi lâu.
Về phần nhân vật thì cả 3 nữ diễn viên đã làm rất tốt. Họ đã miêu tả sinh động lại tính cách của mỗi người. Bạn sẽ thấy một Katherine è dè nhưng lại rất kiên cường bên trong, một Mary luôn gai góc bên ngoài nhưng lại là người sống tình cảm và cuối cùng là Dorothy điềm đạm, sáng suốt và thấu tình đạt lý.
Nói chung, đây là một bộ phim hồi ký, lịch sử rất hay và dễ xem nếu bạn nào có nhã hứng. Nếu như có bạn nào đã xem phim này và có quan điểm khác với mình thì mình rất vui để đàm đạo :D
P/s: Ngoài ra, phim còn dùng rất nhiều thuật ngữ, công thức về Toán nhưng cá nhân mình rất ghét toán nên không tiêu thụ được gì. Bạn nào có đam mê về toán số này nọ chắc cũng hợp gu =))
Link trailer: https://www.youtube.com/watch?v=RK8xHq6dfAo
Phim
/phim
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất