Hellbound: khi Chúa can thiệp vào thế giới loài người
Tín ngưỡng hay tôn giáo đã luôn là một phần quan trọng trong suốt chiều dài lịch sử loài người. Con người ta luôn cần có một lí do,...
Tín ngưỡng hay tôn giáo đã luôn là một phần quan trọng trong suốt chiều dài lịch sử loài người. Con người ta luôn cần có một lí do, một câu trả lời cho sự tồn tại của bản thân trên thế giới này. Thế nhưng con người có thực sự cần một đấng siêu nhiên để phán xử cuộc đời mình hay không?
Chú ý: bài viết có spoil nội dung phim và có ý kiến cá nhân về tôn giáo tín ngưỡng. Hãy văn minh khi nêu quan điểm cá nhân.
Cái khiến mình ấn tượng nhất về phim chính là màn xử tử công khai ở ngay thời đại văn minh và cách con người quá dễ bị dắt mũi trước những sự kiện siêu nhiên không thể lí giải. Nếu một ngày bạn đang sống rất bình thường mà đột ngột nhận được án tử từ một thứ gọi là “thiên thần”, ấn định ngày chết và “xuống địa ngục” của mình thì bạn sẽ làm gì? Sợ hãi là phản ứng đương nhiên của con người, theo đuôi là một loạt câu hỏi tại sao. Tại sao lại là mình? Mình đã làm gì để bị nhận lấy án tử này? Tại sao là mình mà không phải là ai khác?
Đứng trước cái chết con người mới thực sự lộ ra bản chất của bản thân. Có những người tìm cách sắp xếp cho người thân, có những người mù quáng kéo theo người khác, và cũng có những người tìm cách thao túng thế giới.
Jeong Jin-soo đối mặt với án tử 20 năm của mình bằng cách truyền niềm tin của mình cho tất cả mọi người. Bản thân anh có niềm tin mãnh liệt vào sự trừng trị của Chúa, rằng Chúa đã và đang bắt đầu trừng trị con người bởi những tội lỗi của họ và rằng những người bị phán án từ thế lực siêu nhiên chắc chắn là “tội đồ”. Anh biến những cái chết khủng khiếp từ thế lực siêu nhiên thành những buổi hành hình công khai và rằng những người bị phán án đều mang trọng tội, mở ra một thế giới vận hành bằng hệ thống trừng phạt của Chúa.
“Tôi thật sự chưa hề trộm lấy một cái bút chì...” Jin-Soo dành 20 năm cố gắng làm điều tốt, cố gắng truyền tải thông điệp của Chúa đến với mọi người, cố gắng làm điều thiện, nhưng thực sự anh có đang làm việc thiện hay không? Anh nói anh cố gắng cảnh báo mọi người về sự trừng phạt của Chúa, lập cả một giáo phái Hội Chân lý mới để truyền tải thông điệp con người nên làm việc thiện, nhưng liệu những điều anh đang làm thật sự có phải là việc thiện? Anh dùng những cái chết để thao túng niềm tin mù quáng của mọi người, thành lập một thế giới nơi người bị phán án tử trở thành “tội đồ” và người thân của họ bị hành hung bêu rếu khủng khiếp, liệu đó có phải việc thiện hay không?
Bản thân tôi nghĩ ý niệm ban đầu của anh không sai. Con người nên sợ hãi trước cái chết, nên nhìn nhận tội lỗi bản thân và sống lương thiện hơn. Cái sai của anh chính là thao túng nỗi sợ hãi của người khác và trao quyền lực cho nhầm người. Anh có thể không có niềm tin vào hệ thống luật pháp của con người, nhưng anh cũng không thể chỉ vì như vậy mà huỷ hoại cả thế giới, biến cái ranh giới thiện ác vốn đã mong manh càng trở nên mơ hồ hơn bao giờ hết.
Trong thế giới mới của Jin-soo, hệ thống công lý dựa hết vào lời báo tử của thế lực siêu nhiên để đánh giá đúng sai, người ta bị bêu rếu công khai, đời tư bị soi mói, cả gia đình bị bêu danh, bị đánh đập hành hạ chứ không chỉ một người. Chưa kể anh còn dụ dỗ trẻ vị thành niên giết người trả thù. Bao nhiêu đứa trẻ phạm tội hành hung vì lí tưởng của anh? Bao nhiêu người già vô tội bị hành hung chỉ vì người thân của mình nhận được án tử từ thế lực mà anh gọi là “Chúa” và “thiên thần”? Tôi nghĩ anh xứng đáng với bản án 20 năm của mình.
3 tập đầu con người ta bị lí lẽ của Jin-soo dắt mũi. Kể cả ông cảnh sát vốn là hiện thân của công lý, vì tình thân cũng chọn im lặng để bảo vệ gia đình, bảo vệ người thân của mình. Nhưng cũng có người như luật sư Min, từ chối đầu hàng trước cái chết để bảo vệ công lý đến cùng. Vậy mới thấy con người ta dễ bị điều khiển bởi nỗi sợ hãi cái chết đến mức nào, và con người có thể bị mù quáng dẫn dắt bởi niềm tin, tín ngưỡng đến thế nào.
“Tôi thật sự chưa hề trộm lấy một cái bút chì...” Jin-Soo dành 20 năm cố gắng làm điều tốt, cố gắng truyền tải thông điệp của Chúa đến với mọi người, cố gắng làm điều thiện, nhưng thực sự anh có đang làm việc thiện hay không? Anh nói anh cố gắng cảnh báo mọi người về sự trừng phạt của Chúa, lập cả một giáo phái Hội Chân lý mới để truyền tải thông điệp con người nên làm việc thiện, nhưng liệu những điều anh đang làm thật sự có phải là việc thiện? Anh dùng những cái chết để thao túng niềm tin mù quáng của mọi người, thành lập một thế giới nơi người bị phán án tử trở thành “tội đồ” và người thân của họ bị hành hung bêu rếu khủng khiếp, liệu đó có phải việc thiện hay không?
Bản thân tôi nghĩ ý niệm ban đầu của anh không sai. Con người nên sợ hãi trước cái chết, nên nhìn nhận tội lỗi bản thân và sống lương thiện hơn. Cái sai của anh chính là thao túng nỗi sợ hãi của người khác và trao quyền lực cho nhầm người. Anh có thể không có niềm tin vào hệ thống luật pháp của con người, nhưng anh cũng không thể chỉ vì như vậy mà huỷ hoại cả thế giới, biến cái ranh giới thiện ác vốn đã mong manh càng trở nên mơ hồ hơn bao giờ hết.
Trong thế giới mới của Jin-soo, hệ thống công lý dựa hết vào lời báo tử của thế lực siêu nhiên để đánh giá đúng sai, người ta bị bêu rếu công khai, đời tư bị soi mói, cả gia đình bị bêu danh, bị đánh đập hành hạ chứ không chỉ một người. Chưa kể anh còn dụ dỗ trẻ vị thành niên giết người trả thù. Bao nhiêu đứa trẻ phạm tội hành hung vì lí tưởng của anh? Bao nhiêu người già vô tội bị hành hung chỉ vì người thân của mình nhận được án tử từ thế lực mà anh gọi là “Chúa” và “thiên thần”? Tôi nghĩ anh xứng đáng với bản án 20 năm của mình.
3 tập đầu con người ta bị lí lẽ của Jin-soo dắt mũi. Kể cả ông cảnh sát vốn là hiện thân của công lý, vì tình thân cũng chọn im lặng để bảo vệ gia đình, bảo vệ người thân của mình. Nhưng cũng có người như luật sư Min, từ chối đầu hàng trước cái chết để bảo vệ công lý đến cùng. Vậy mới thấy con người ta dễ bị điều khiển bởi nỗi sợ hãi cái chết đến mức nào, và con người có thể bị mù quáng dẫn dắt bởi niềm tin, tín ngưỡng đến thế nào.
Niềm tin có thể cứu vớt, có thể thay đổi cuộc sống của một người, nhưng niềm tin cũng có thể giết chết một người. Bao nhiêu trẻ vị thành niên tham gia hành hung người khác chỉ vì không có niềm tin giống chúng, không đi theo con đường như chúng lựa chọn. Cái chết của mẹ luật sư Min chính là một cái chết tiêu biểu. Chỉ vì cô không theo Hội Chân lý mới, mà mẹ cô bị hành hung tới chết, vào viện còn không một bác sỹ hay y tá nào chăm sóc bà. Một xã hội như vậy có thật sự trong sạch như mong muốn của Jin-soo, hay xa hơn - mong muốn của Chúa hay không?
“Ít ra trong lúc chết, con người xứng đáng được nhận cái chết một mình...” Trong thế giới mới của Jin-soo, nhận án tử đồng nghĩa với việc mắc trọng tội, bị xử tử công khai, toàn bộ danh tính của cả nhà bị bêu rếu trước toàn xã hội. Có không ít người lựa chọn giấu đi việc mình bị phán xử, chỉ để bảo vệ gia đình mình. Họ đâu có tội, họ đâu xứng đáng bị hành hung chỉ vì người thân của mình là “tội đồ”. Trong số những “tội đồ” đó, bao nhiêu người thực sự mắc trọng tội đến mức trời đất không tha. Hay trong số đó có không ít những đứa trẻ ngây thơ, thậm chí cả một đứa bé mới ra đời chưa được mấy ngày tuổi cũng đã bị phán tử. Nếu Chúa thực sự muốn trừng phạt những tội lỗi của con người, vậy giết 1 đứa trẻ sơ sinh liệu có đúng đắn?
Hellbound là một bộ phim khá ổn về chủ đề phản anh hùng, sẽ chẳng có người hùng nào đứng cứu vớt nhân loại, chỉ có con người tự huyễn hoặc bản thân và huyễn hoặc nhau trong sự mờ nhoà của công lý và tội ác. Trong thời khắc rối ren mới thấy lòng người thiện ác lẫn lộn. Ai cũng muốn mình trong sạch, nhưng chính cái ham sống sợ chết lại là cái đẩy con người vào vòng xoáy tội ác, tìm kiếm an toàn trong đám đông để gạt bỏ cảm giác tội lỗi của lòng ích kỷ cá nhân.
Phim
/phim
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất