"Hành trình về phương đông" đã cho mình những triết lý gì?
Một cuốn sách rất nên đọc để lĩnh ngộ những nguyên lý cực hay về cuộc sống.
• Người phương tây chú trọng khoa học thực nghiệm, chỉ tin vào những điều mắt thấy tai nghe. Trong khi đó, người phương đông tập trung vào đời sống nội tâm, ý nghĩa tâm linh.
• Đấng tối cao, họ có quyền lực siêu nhiên, sức ảnh hưởng vô tận, nhưng họ không thể nghe lời cầu khấn của từng cá nhân, và cũng chẳng thể cho riêng ai được điều gì như sự giàu có hay sung sướng. Công việc của họ là tạo ra và duy trì các nguyên tắc để cuộc sống luôn vận động. Vì vậy, nếu có đi chùa hay nhà thờ, hãy cầu cho quốc thái dân an, chứ không phải là "lạy cụ cho con giàu ú ụ".
• Khi sinh ra, số phận mỗi con người đều gắn với lá số tử vi. Các nhà chiêm tinh nói rằng, không phải các vì tinh tú quyết định số mệnh của con người, mà nó chỉ là những tấm gương phản chiếu đời sống, nhân duyên của con người từ nhiều kiếp trước, ảnh hưởng đến kiếp này của mỗi người.
• Mỗi hành động của chúng ta đều là nhân, dẫn đến một kết quả nào đó về sau. Quá khứ đã qua không thể thay đổi, nhưng tương lai có thể cải thiện nhờ các căn lành từ hôm nay. Trước đây ta làm việc ác, chắc chắn ta phải nhận báo ứng. Nhưng nếu ta gieo nhiều nhân tốt thì sau này sẽ có nhiều thiện quả giúp đỡ một phần hậu quả do các nghiệp kia gây ra, chứ không có cách nào tiêu tan được các nghiệp báo.
• Các tôn giáo tuy rằng có những cách thức truyền đạo khác nhau, nhưng đều hướng đến một mục đích là đưa con người ta đến với sự tốt lành, thiện mỹ.
• Chỉ khi ta khiêm tốn và gạt bỏ thành kiến, ta mới có thể sẵn sàng thu nhận cái mới.
• Minh triết phát sinh từ yên lặng. Mỗi ngày, chúng ta hãy cố gắng dành một khoảng thời gian thực sự yên lặng để suy nghĩ, tìm về nội tâm bên trong chúng ta. Mọi sự sẽ rõ ràng và thanh thản hơn nhiều.
Có những điều mình chưa thực sự tin, nhưng nó giúp cuộc sống tốt đẹp hơn:
• Con người có thể thoát khỏi bệnh tật nếu sống an lạc, không lo nghĩ, vướng bận chút sân si gì với thế gian, tập thiền định và ăn uống thanh đạm.
• Có một thế giới song song tồn tại với thế giới chúng ta đang sống, dành cho những linh hồn. Vì những xung động nhanh hơn, nhẹ hơn nên chúng ta không thể nhìn thấy họ, chạm vào họ. Họ cũng không thể nghe thấy chúng ta nói nhưng họ đọc được suy nghĩ của chúng ta. Bởi vậy, họ sống thật hơn thế giới mà chúng ta đang sống.
• Khi có người mất, những người ở lại hãy cố gắng đừng quá đau buồn, để họ có thể thanh thản mà bước vào luân hồi. Những việc như làm cỗ, giết thịt gia súc, gia cầm là chuyện không nên, vì nó dẫn dụ những linh hồn xấu đến làm phiền tới người đã khuất.
Có những điều, mình thực sự không đồng tình lắm, mong nhận được ý kiến từ mọi người: các vị đạo sư trong cuốn sách chỉ xem trọng đời sống tinh thần mà coi thường đời sống vật chất. Theo mình, nếu chúng ta làm ra của cải vật chất bằng năng lực, đúng với đạo đức thì điều đó nên được khuyến khích. Trí tuệ phát triển, xã hội phát triển thì chúng ta được sống trong một thế giới tốt đẹp hơn. Đâu hẳn là ai ai cũng phải lên núi tu hành, sống cực khổ thì mới là giải thoát.
Tóm lại, cuốn sách được xuất bản năm 1935, cách đây đã gần 1 thế kỷ nhưng thật sự những giá trị nó mang lại vẫn thật to lớn. Có lẽ, còn nhiều điều quý giá bên trong cuốn sách mà mình chưa lĩnh ngộ hết được. Nhưng vẫn xin được cảm ơn nhân duyên đã đưa mình đến với cuốn sách này, mong rằng trong tương lai, cuốn sách sẽ soi đường cho nhiều người như mình nữa.

Sách
/sach
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất

Jolie’s Station
Cảm ơn bạn về những ý tóm tắt từ quyển sách này. Mình đang phân vân xem có nên đọc quyển này không nên đi tìm những bài viết review về quyển này và đọc được bài của bạn. Cá nhân sau khi đọc xong mình thấy nó cũng truyền đạt ý tương tự như quyển Luật Tâm Thức, nhưng cách truyền đạt của Luật Tâm Thức có khoa học, cách dẫn chặt chẽ và không quá đề cao tâm linh thôi.
Có 1 cái này add on thêm với ý của bạn:
• Chỉ khi ta khiêm tốn và gạt bỏ thành kiến, ta mới có thể sẵn sàng thu nhận cái mới.
>> Ở đây đang chỉ hệ thống niềm tin của con người. Mình xin phép được trích từ quyển Luật Tâm Thức qua nhé: Ý thức > Hệ thống niềm tin > Bản ngã > Cảm xúc
>> Con người xây dựng hệ thống niềm tin và nhân thức dưới dạng nhị nguyên 1-0, có nghĩa là đúng - sai, tốt - xấu, hợp - không phù hợp, etc (either yes or no). Khi có nhiều hệ thống niềm tin thì nó hình thành nên bản ngã, khi thỏa mãn hệ thống niềm tin này thì bản ngã sẽ sinh ra phản ứng tự nhiên là vui, hạnh phúc, sung sướng, etc và ngược lại (chính là cảm xúc). Vì vậy, chỉ khi rỡ bỏ những hệ thống niềm tin và bớt suy nghĩ công thức 1-0, không cái gì quá tốt hay xấu, hoặc trong tốt có xấu và trong xấu có tốt thì mới nhìn mọi thứ thoáng ra, đa chiều hơn và sẵn sàng tiếp thu cái mới.
- Các vị đạo sư trong cuốn sách chỉ xem trọng đời sống tinh thần mà coi thường đời sống vật chất
>> Mình hiểu bối cảnh viết là về các vị đạo sư vì họ không cần quá nhiều vật chất, trong khi chúng ta đang sống ở thế giới vật chất. Với quan trọng nhất là chuyển hóa tâm thức bên trong để sống chân thiện mỹ hơn, vẫn có nhiều người giàu nhưng tâm họ tốt thì cuộc sống họ bình yên mà.
Thực ra quyển sách nào đọc cũng 50-50 thôi vì vẫn là cá nhân/con người viết, mình chắt lọc ý hay để giúp hoàn thiện cuộc sống của mình là được. Have a good day bạn nhé;)
- Báo cáo