Giác ngộ là gì?

Một người giác ngộ thường được định nghĩa là một người đã đạt được mức độ cao nhất của nhận thức và sự hiểu biết sâu sắc về bản chất thực sự của sự tồn tại và vũ trụ. Trong các truyền thống tôn giáo và triết học phương Đông, người giác ngộ thường được mô tả là đã vượt qua sự kiểm soát của bản thân và ego(cái tôi), và đạt được sự thấu hiểu sâu sắc về sự vô thường và vô cùng của mọi sự vật.
Một người giác ngộ thường thể hiện sự tỉnh thức và thấu hiểu sâu sắc về tất cả mọi thứ, và thường có trạng thái bình an, hạnh phúc và lòng từ bi không điều kiện đối với mọi người xung quanh. Họ thường thể hiện sự hiểu biết về sự liên kết sâu sắc giữa tất cả mọi vật, và có thể dẫn dắt người khác trên con đường tiếp cận thế giới một cách sâu sắc và ý nghĩa hơn.
Trong nhiều truyền thống tôn giáo và triết học, việc đạt được trạng thái giác ngộ được coi là mục tiêu cao cả nhất của cuộc sống, một trạng thái tối cao của sự hiểu biết và lòng từ bi mà mọi người đều có thể hướng đến trong cuộc hành trình tìm kiếm ý nghĩa và trải nghiệm sự sống.
Cảm giác ngộ nó chỉ xảy ra một khoảnh khắc ngắn nào đấy, nó cảm giác dễ chịu khó tả, người giác ngộ chưa biết định nghĩa nó là gì ngay, nhưng dần dần họ biết hết được sự thật sau khoảnh khắc đó.
nguồn ảnh: pexels
nguồn ảnh: pexels

Họ nhận thức được gì với thế giới xung quanh?

1. Đối với tiền tài vật chất, địa vị xã hội, danh tiếng.
Khi chưa giác ngộ họ sẽ xem trọng những thứ này, họ khao khát để đạt được nó, nếu nói với họ là những thứ đó không quan trọng, là không cần thiết, là không mang lại hạnh phúc được, thì họ sẽ không thể nào chấp nhận được . Người giác ngộ rồi họ chỉ thấy những thứ đó chỉ là công cụ, họ thấy những thứ đó là bình thường. Ví dụ giữa một cái áo rẻ tiền và một cái áo thật đắt tiền thì trong mắt họ là giống nhau. Giữa một người công nhân quét rác và một người làm chính trị thì họ đều có giá trị ngang nhau đều là những cá thể đặc biệt chỉ khác nhau là nơi làm việc. Thế giới trong cái nhìn của họ là một thế giới theo hàng ngang, không có hàng dọc, không có phân chia cao thấp, không có cái nhìn nhị nguyên, không có cái xấu và cái tốt
2. Đối với mọi người xung quanh.
Họ bao dung với tất cả mọi người xung quanh bất kể họ là ai, cho dù một người đến sỉ nhục họ thì họ cũng bao dung đối với người đó, bởi vì người càng muốn làm tổn thương người khác, lại chính là những người bị tổn thương và họ cần giúp đỡ. Họ tôn trọng mọi người xung quanh, tôn trọng mọi quyết định, tôn trọng sự khác biệt, vì họ biết mỗi con người đều có giá trị, đều là viên ngọc đang bị phủ mờ dưới lớp cát, chỉ là người đó chưa giác ngộ.
3. Đối với chính người giác ngộ.
Họ nhận thấy một tầng nhận thức sâu nữa bên trong con người, ví dụ để cho chúng ta dễ hiểu hơn, trong chúng ta có hai con người một con người của cảm xúc yêu, ghét, tức giận, thâm, sân, si…và một con người nữa là con người có thể nhận thấy những điều đấy xảy ra trong chính họ. Chính con người có thể nhận thấy đó mới chính là bản chất thật. Họ không còn thường xuyên đồng hóa với con người cảm xúc đó nữa, bởi nó không có thật.
4. Đối với nghịch cảnh
- Họ đối diện nghịch cảnh một cách bình thản, họ đi qua chúng như một dạng trải nghiệm. Họ không còn xem nó là quan trọng nữa. Khi chưa giác ngộ họ có thể lo lắng, bất an, loay hoay hay than vãn với những nghịch cảnh đó thì bây giờ họ xem đó là những chuyện đương nhiên xảy ra. Họ biết ơn những nghịch cảnh đã từng xảy ra với họ, bởi những nghịch cảnh đó mà họ giác ngộ.
5. Đối với thời gian
Họ ý thức rõ được sự vô thường, và cái chết đối với họ sẵn sàng chấp nhận đến bất cứ lúc nào. Quá khứ và tương lai là thứ không có thật, chỉ giây phút hiện tại xảy ra trước mắt họ mới là sự thật, nên họ cắm rễ vào hiện tại.
6. Đối với những quyết định và hành động
Trước đây có lẽ họ sẽ do dự, họ nghi ngờ bản thân, họ tìm kiếm một người để dẫn dắt để chỉ hướng. Nhưng khi giác ngộ thì họ hoàn toàn tin vào bản thân, tin vào con người nhận thức sâu thẳm bên trong, họ tin vào trực giác của bản thân.

Những người nào có thể có được giác ngộ?

Bất kể bạn là ai thì bạn cũng có thể giác ngộ, giác ngộ cũng không phải là một thành tựu, thực chất nó chỉ trở về nguyên bản chất vốn có. Có nhiều người tìm đến những tôn giáo để tìm đến sự giác ngộ, nhưng ngay cả trong đời sống cũng có giác ngộ. Giác ngộ nó nằm sẵn trong chúng ta, bởi vì nó dễ nên nhiều người không thể nhận ra, bởi vì chúng ta nghĩ chúng khó khăn mới đạt được, từ ý niệm đó mà ta vô hình tạo nên một bức tường tâm trí, làm ngăn cách ta với sự giác ngộ. Với những người thường xuyên gặp nghịch cảnh, thường xuyên gặp khó khăn, những người gặp mất mát, thất bại trong cuộc sống, những người nhạy cảm hay những người đang cận kề với cái chết những nhóm này trong cuộc sống bình thường cũng dễ chạm đến sự giác ngộ.
Sự luyện tập thiền định lâu, sự tĩnh lặng quan sát, sự chú tâm cao độ họ thấy được những bản chất đang hiện diện. Có người thì giác ngộ cũng đến một cách tự nhiên, khi họ buông xuôi tất cả mà không cố để đạt được thứ gì. Những ảo tưởng về cuộc sống trong mắt họ rơi rụng dần, lúc đó cũng là lúc chạm đến giác ngộ.
nguồn ảnh: pexels
nguồn ảnh: pexels

Làm sao để nhận biết một người đã giác ngộ?

Thật khó để nhận biết một người đã giác ngộ, người giác ngộ rồi thì họ rất ít khi thể hiện mình, họ thầm lặng, họ tĩnh lặng, họ là bất kỳ ai trong đám đông. Nhưng một số dấu hiệu sau đây có thể phần nào giúp chúng ta nhận ra họ.
1. Họ là người tĩnh lặng, bất kỳ những xao động nào bên ngoài cũng không làm họ hoảng hốt hay lo lắng.
2. Họ thích quan sát mọi thứ xung quanh đang xảy ra, họ chăm chú lắng nghe, họ nói ít nhưng khi nói thì rất rõ ràng, dọng nói của họ khi ta nghe có thể cảm nhận sự êm dịu trong đó.
3. Ánh mắt có thần, mọi hành động cử chỉ đều có ý thức.
4. Dáng đi khoan thai, ung dung và nhẹ nhàng.
5. Họ có thể là những người có tình yêu, bao dung lớn mà không cần nhận lại bất cứ thứ gì.
nguồn ảnh: pexels
nguồn ảnh: pexels