Phật giáo nguyên thủy
Phật giáo là gì ? ( lối sống, lối suy nghĩ,...)
Là 1 loại tôn giáo
Là 1 hệ thống triết học, tư tưởng, tư duy về: thế giới quan, vũ trụ, xã hội, thế giới tự nhiên,...
Là một lối sống gồm các phương pháp thực hành, tu tập dựa trên những lời răn dạy ban đầu của Tất Đạt Đa Cồ Đàm.
Nguồn gốc ( nói sơ qua, bắt nguồn từ Ấn độ,..)
Bắt nguồn từ Ấn Độ, được sáng lập ra bởi Tất Đạt Đa Cồ Đàm, thế kỷ T6 TCN.
Tất Đạt Đa Cồ Đàm:
* Tại sao ta lại nhắc đến con người này, có phải ông là người tiên phong trong phật giáo không?
Không hẳn thế, ông là một trong vô số những nhà tu khổ hạnh tại Ấn Độ khoảng 3 ngàn năm trước. Giới tu sĩ là những người có tư tưởng sâu sắc, nghiêm trang, họ thường lui về ẩn cư trong rừng sâu để nhìn lại các trải nghiệm đã qua của cuộc đời họ ( chiêm nghiệm ). Việc này được họ làm âm thầm, một thân một mình, tránh sự phiền hà, quấy rầy, để tâm trí còn dành cho những vấn đề mà họ trăn trở.
Họ chiêm nghiệm về vô số điều: những biến cố của cuộc sống như cái chết, ốm đau, bệnh tật, sự vui sướng,..đến những thần linh dữ tợn của họ, Brahma, Đấng tối cao, vị thần linh cao cả nhất.
Họ cảm nhận được hơi thở của Đấng Tối cao khắp thể giới tự nhiên, hay Ngài đang sống trong mọi sự vật: trong ánh nắng mặt trời, mọi động vật cây cỏ, hay trong cả sự sinh sôi và tàn lụi….
Họ quan niệm rằng, khi một người mất đi, không chỉ đơn thuần là thể xác họ hóa tro tàn, mà linh hồn của họ, sẽ tái sinh ( kiếp sau ) trong một con hổ, con rắn, hay trong bất kỳ sinh vật sống nào khác.
Vòng quay của cuộc sống này chỉ kết thúc khi linh hồn đó trở nên tinh khiết đến mức có thể hòa nhập làm một với Đấng Tối cao.
Các tu sĩ tự tạo ra một biện pháp lạ để cảm nhận được sự hòa nhập với Đấng tối cao. Họ ngồi xuống một nơi nào đó trong rừng, rồi suy ngẫm về điều gì đó, hàng giờ, hàng ngày, hàng tháng, thậm chí hàng năm liền. Họ ngồi trên mặt đất, sống lưng thẳng tắp và yên lặng, hai chân vắt chéo và mi mắt hạ thấp. Họ cố gắng hít thở, ăn uống càng ít càng tốt, hoặc sử dụng những phương pháp khác để thanh lọc bản thân trở lên tinh khiết, giúp họ cảm nhận được hơi thở thần thánh.
* Nhưng tại Phật giáo lại nhắc đến Tất Đạt Đa Cồ Đàm nhiều như vậy, hay ông có điều gì khác biệt so với các tu sĩ khác cùng thời?
Về Tất Đạt Đa Cồ Đàm: Nhân vật trung tâm của Phật giáo không phải là một vị thần mà là một con người, Siddhartha Gautama (Tất-đạt-đa Cồ-đàm). Theotruyền thống Phật giáo, Gautama là người thừa kế của một vươngquốc nhỏ thuộc Himalaya, vào khoảng năm 500 TCN. Vị hoàng tửtrẻ đã bị ảnh hưởng sâu sắc trước các bằng chứng khổ đau xungquanh mình. Ông thấy rằng đàn ông, đàn bà, trẻ em và người già,tất cả họ đều đau khổ không chỉ do thiên tai bất chợt như chiến tranh và dịch bệnh, mà còn do sự lo lắng, thất vọng và bất mãn, mọi thứ dường như là một phần không thể tách rời của cuộc sống con người.
Ở tuổi 29, Gautama đã trốn khỏi cung điện vào giữa đêm, bỏ lại đằng sau gia đình và tài sản. Ông ra đi như một người vô gia cư lang thang khắp miền Bắc Ấn Độ, tìm kiếm lối thoát khỏi khổ đau. Ông đã đến thăm các đạo tràng và quỳ dưới chân những bậc đạo sư đầy kinh nghiệm, nhưng vẫn chưa được giải thoát hoàn toàn – luôn tồn tại một số điều còn thắc mắc. Ông không nản lòng. Ông quyết tâm tự tìm hiểu nỗi khổ đau cho đến khi tìm thấy một phương pháp giải thoát hoàn toàn.
Trong sáu năm, ông đã sống cuộc sống của một vị ẩn tu và khổ hạnh trong rừng già. Nhưng chiêm ngẫm của ông ngài càng sâu sắc, nỗi khổ hạnh thì ngày càng lớn. Trong khi tu thiền, ông dường như đã tắt thở, chịu đựng những cơn đau đớn kinh khủng về thể xác, ông ép cơ thể mình tới mức gần như bất tỉnh, đuối sức.
Thế nhưng, trong suốt thời gian đó, ông vẫn không thấy bình an trong tâm. Vì ông không chỉ suy ngẫm về bản chất của thế giới, mà còn suy tư về tất cả phiền não khổ sở của nhân loại: tuổi già, bệnh tật, cái chết. Không một hình thức tu khổ hạnh nào có thể giúp ông tìm ra lối thoát.
Vì vậy, bất lực, ông quyết định bắt đầu ăn uống trở lại. Sức khỏe được vực dậy, ông có thể hít thở bình thường như tất cả mọi người. Các nhà tu sĩ khác trước đó đã ngưỡng mộ ông giờ đây khinh ghét ông, do ông đã k thể trụ lại với phương pháp mà theo họ là con đường dẫn đến Đấng Tối cao đó.
Rồi một đêm, trong khi ngồi dưới tán cây bồ đề trong khu rừng trống, giác ngộ đến với ông. Bất chợt, ông hiểu được chân lý mà mình theo đuổi bấy lâu nay. Như thể một ánh sáng bên trong soi rọi tất cả vũ trụ trước mắt ông.
Sau khi đắc đạo và thành Đấng Giác ngộ, Đức Phật đi vào cõi đời rao giảng khám phá của mình cho mọi người.
*Giáo lý cốt lõi ( răn dạy, hướng con người đến điều gì,..)
Giáo lý của Phật giáo nếu để nói rõ ràng, rành mạch, chi tiết ra thì rất dài, khó tiếp cận, và phải suy nghĩ rất nhiều nữa.
Cho nên tóm gọn lại thành mấy ý sau:
Nếu muốn tránh khỏi đau khổ, ta hãy bắt đầu từ chính bản thân mình, vì tất cả đau khổ khởi nguồn từ ham muốn của bản thân.
Sự cân bằng: trong những điều ta tin tưởng, trong những quyết định ta đặt ra, trong từng lời nói và việc làm, trong cách ta sống, trong tham vọng, trong lương tâm, và trong cả những suy nghĩ thầm kín nhất.
=> Trung đạo: tránh sự cực đoan trong các tu học, buông thả theo dục lạc hay sống cực đoan khổ hạnh.
Phật giáo trên thế giới ( số người theo đạo, số quốc gia,..)
Trung Quốc là quốc gia có đông tín đồ Phật giáo nhất, khoảng 244 triệu Phật tử hay 18,2% dân số cả nước.[33] Đa phần họ theo hệ tư tưởng Đại thừa, làm cho hệ phái này trở thành bộ phận đông đảo nhất của Phật giáo. Phật giáo Đại thừa, cũng hiện diện ở các nước có văn hóa Đông Á khác, có hơn phân nửa số Phật tử trên toàn thế giới tu tập.[33]
Bộ phận lớn thứ hai trong các hệ phái Phật giáo là Thượng tọa bộ, chủ yếu thu hút các tín đồ tại Đông Nam Á.[33] Bộ phận thứ ba và cũng là nhỏ nhất của Phật giáo, Kim cương thừa, với tín đồ hầu hết ở Tây Tạng, vùng Himalaya, Mông Cổ và nhiều khu vực ở Nga,[33] nhưng cũng được phổ biến trên khắp thế giới.
Theo báo cáo phân tích nhân khẩu học của Peter Harvey (2013):[35]
Phật giáo phương Đông (Đại thừa) có 360 triệu tín đồ;
Phật giáo phương Nam (Nam truyền) có 150 triệu tín đồ; và
Phật giáo phương Bắc (Kim cương thừa) có 18,2 triệu tín đồ.
Bảy triệu tín đồ Phật giáo đến từ các nước bên ngoài châu Á.
Các con số trên chỉ là ước tính số người chính thức theo Phật giáo (đã làm lễ Quy y tam bảo), còn số người chưa chính thức theo Phật giáo (chưa làm lễ Quy y tam bảo) nhưng có niềm tin vào Phật giáo thì còn đông hơn con số đó rất nhiều.
Ví dụ như tại Việt Nam và Trung Quốc, số lượng người đã làm lễ quy y tam bảo chỉ chiếm vài phần trăm dân số, nhưng số người đi chùa lễ Phật, cúng Phật tại gia, tin vào giáo lý đạo Phật... thì chiếm tỷ lệ rất lớn trong xã hội.
*Hạnh phúc:
- Hạnh phúc là gì ? ( giải thích theo góc độ khoa học, tâm lý học..)
Sự kết hợp giữa tâm trạng vui vẻ trong ngày và cảm giác thỏa mãn của bạn với toàn bộ cuộc sống.
Trạng thái khỏe mạnh về thể chất/tinh thần một cách chủ quan.
Con người có cảm xúc nhờ có phòng điều chế hóa học trong não bộ, các hoocmon.
- Hạnh phúc theo Phật giáo nguyên thủy
+ Định nghĩa:
hạnh phúc mà Đức Phật muốn dạy chúng ta đạt đến là cảnh giới Niết Bàn tại tâm.
Niết bàn là hạnh phúc.
Vậy ta có thêm một điều nữa để tìm hiểu, đó là: Niết Bàn
Là trạng thái không vướng bận bất kỳ - từ bỏ tham ái trong mọi hoàn cảnh, trong khổ đau, trong sự bất công, mà chúng ta vẫn thấy được sự an lạc - bình lặng trong tâm, sống tự tại.
Hãy thử tưởng tượng, bạn khổ sở ( đau đớn về tinh thần, thể xác, dai dẳng, kéo dài ) buồn bã bởi không có được một thứ gì đó mà bạn thèm muốn - một chiếc xe máy, một chiếc điện thoại, hay tình cảm từ crush - bạn có thể là hai điều sau: cố gắng hết sức để đạt được nó, hoặc đếch thèm nữa. Dù bằng cách nào, nếu thành công, bạn sẽ không còn buồn đau nữa.
Nếu có thể khiến bản thân không còn thèm muốn, kiểm soát được lòng tham với tất cả những thứ vật chất đẹp đẽ, hấp dẫn, hay sự ghi nhận từ người khác, tình cảm của họ dành cho mình,...chúng ta sẽ không cảm thấy buồn khi không đạt được thứ mình muốn. Không ao ước gì thì sẽ không thấy buồn, thất vọng.
Những điều trên nghe có vẻ rất hay, nhưng chắc hẳn bạn sẽ nghĩ “ làm sao con người không thể mong muốn một điều gì đó, ta là con người cơ mà”.
Và Đức Phật đã suy nghĩ về điều này, ông nói rằng chúng ta “có thể kiếm soát ham muốn” của bản thân mình, nhưng để làm được điều đó, chúng ta phải rèn luyện bản thân, có lẽ là nhiều năm trời, để cuối cùng chỉ giữ lại những ham muốn mà chúng ta thực sự muốn có. Nói cách khác, ta trở thành chủ nhân của bản thân - giống như cách một người nuôi chó, làm việc với con chó của mình.
Khi không còn khao khát, người ta có thể đối xử tốt với tất cả mọi người mà không đòi hỏi được đáp trả điều gì. Đức Phật nói rằng: một người mà làm chủ được các ước muốn của mình sẽ không phải đầu thai vào một kiếp sống khác sau khi chết. Chỉ có những linh hồn níu kéo cuộc sống mới phải luân hồi chuyển kiếp, khá khó tin nhưng ít nhất các đệ tử của Đức Phật tin như vậy.
Người không còn níu kéo cuộc sống sẽ vĩnh viễn thoát khỏi vòng tuần hoàn sinh tử, và sau cùng được giải thoát khỏi mọi phiền não. Các Phật tử gọi đó là trạng thái “Niết bàn”, như ta đã đề cập ở trên.
- Tham ái:
Con người theo đuổi sự giàu có và quyền lực, tiếp nhận kiến thức, sinh con đẻ cái, rồi xây dựng nhà, cung điện…Tuy nhiên, dù có được điều gì, họ cũng không bao giờ thỏa mãn. Những người sống trong đói nghèo mơ ước được giàu có. Những người có một tỷ lại muốn hai tỷ. Ngay cả những người giàu có và nổi tiếng vẫn hiếm khi hài lòng với cuộc sống. Họ cũng bị ám ảnh bởi những mối quan tâm và sự lo lắng không ngừng, cho đến khi bệnh tật, tuổi già và cái chết đưa đến một kết thúc cay đắng. Mọi thứ mà ta đã tích lũy lại về với cát bụi. Vậy cuộc sống là một cuộc chạy đua vô nghĩa hay sao ? Nhưng, điều quan trọng hơn là làm thế nào để thoát khỏi điều đó?
Tất Đạt Đa Cồ Đãm đã suy nghĩ điều này, khi tâm trải nghiệm bất cứ điều gì, nó thường phản ứng với tham ái, mà tham ái luôn kéo theo sự bất mãn. Khi tâm trải nghiệm một cái gì đó khó chịu, nó khao khát thoát khỏi các day dứt và bực dọc. Khi tâm trải nghiệm một cái gì đó dễ chịu, nó khao khát rằng niềm vui sẽ luôn còn mãi và tăng thêm. Do đó, tâm luôn không hài lòng và bồn chồn. Chúng ta có thể thấy rõ điều này khi đi vui chơi với bạn bè rất vui vẻ, ta mong rằng niềm vui này sẽ kéo dài vô tận, nhưng chẳng điều gì là mãi mãi, đến 1 lúc nào đó ta sẽ phải cách xa bạn bè mà thôi. Hay khi thất tình lần đầu, cảm giác sẽ rất buồn và đau khổ, để lại vết thương trong tâm hồn, để rồi các mối tình sau khiến ta yêu không toàn vẹn, sợ rằng một lúc nào đó sẽ đổ vỡ, cơn buồn đau lại tràn về. Chừng nào nỗi đau vẫn còn tiếp tục, chúng ta vẫn sẽ bất mãn và làm tất cả những gì có thể để tránh nó.
Nhiều người vẫn hằng mong tìm kiếm tình yêu nhưng hiếm khi hài lòng khi tìm thấy nó. Một số trở nên lo lắng rằng người tình của họ sẽ bỏ đi như trên; những người khác cảm thấy rằng họ đã an phận quá dễ dãi, và đáng lẽ họ có thể tìm thấy một ai đấy tốt hơn.
Những vị thần vĩ đại có thể mang mưa tới cho chúng ta, các tổchức xã hội có thể cung cấp công lý và hệ thống chăm sóc sức khỏe tốt, và những lần tình cờ may mắn có thể biến chúng ta thành triệu phú, nhưng tất cả chúng đều không thể thay đổi các hình mẫu tư duy cơ bản của chúng ta. Do đó, ngay cả các vị vua vĩ đại nhất cũng phải cam chịu sống trong cảm giác lo lắng, không ngừng chạy trốn nỗi buồn và đau khổ, mãi mãi đuổi theo những thú vui lớn hơn.
Gautama thấy rằng có một cách để thoát khỏi cái vòng luẩn quẩn này. Nếu khi tâm trải nghiệm một cái gì đó dễ chịu hay khó chịu, tâm chỉ đơn giản thấu hiểu sự vật như nó vốn vậy, thì sẽ khống có đau khổ. Nếu bạn gặp nỗi buồn mà không mong nỗi buồn biến mất, bạn tiếp tục cảm thấy nỗi buồn nhưng bạn không đau khổ vì nó nữa. Nếu bạn từng trải qua niềm vui mà không muốn niềm vui kéo dài và nhân lên nữa, bạn vẫn tiếp tục cảm thấy vui mà không mất đi sự bình an trong tâm hồn. Nhưng làm thế nào để bạn khiến tâm trí chấp nhận mọi thứ như chúng vốn là, mà không hề có sự thèm muốn nào khác? Làm sao chúng ta chấp nhận nỗi buồn như nỗi buồn, niềm vui như niềm vui,nỗi đau chỉ là nỗi đau?
- Thiền định:
Gautama phát triển một tập hợp kĩ thuật thiền định nhằm huấn luyện tâm trí trải nghiệm thực tế như nó vốn vậy,mà không hề thèm muốn. Những bài tập này huấn luyện tâm trí tập trung tất cả sự chú ý vào câu hỏi: “Tôi đang trải nghiệm điều gì vào lúc này?” hơn là vào “Tôi mong muốn được trải nghiệm gì?”
Khó mà đạt được trạng thái tâm trí này, nhưng không phải là không thể.Gautama đặt những kĩ thuật thiền định này trong một bộ quy tắc đạo đức, để khiến mọi người tập trung vào trải nghiệm thực tế, tránh rơi vào những thèm muốn và hoang tưởng. Ông hướng dẫn đệ tử tránh sát sinh, không tà dâm và không trộm cắp, do những hành vi đó chắc chắn sẽ thổi bùng ngọn lửa tham ái (với quyền lực, niềm vui nhục dục, hoặc sự giàu có).
Khi ngọn lửa được dập tắt, tham ái được thay thế bởi một trạng thái mãn nguyện hoàn hảo và thanh thản, được gọi là niết bàn (nghĩa đen của từ đó là “dập lửa”). Nhữngngười đã đạt tới niết bàn sẽ được giải thoát hoàn toàn khỏi mọi khổ đau. Họ trải nghiệm thực tế một cách hết sức rõ ràng, thoát khỏi những hoang tưởng và ảo mộng. Mặc dù họ rất có thể sẽ vẫn gặp phải khó chịu và đau đớn, nhưng những trải nghiệm như vậy không làm họ đau khổ. Một người không thèm muốn thì sẽ không phải chịu đau khổ.
* Bài học rút ra và hành động:
Biết được thế nào là đủ cho cuộc đời mình, chỉ giữ lại những mong muốn mà ta thực sự muốn.
Hiểu bản thân ( điểm mạnh, yếu, sở trường, năng lực ra sao ?... )
Cần đặt những câu hỏi, và trả lời thường xuyên: “thế nào là đủ” , “đong đếm ra sao”, “điều gì là quan trọng trong cuộc đời mình”.
Để trả lời các câu hỏi trên cần áp dụng khoa học, có được sự định tính, định lượng rõ ràng, cụ thể. VD: tập thể dục là quan trọng -> mỗi ngày cần chống đẩy 10 cái.
Tập thiền mỗi ngày để rèn luyện tâm trí
Phật giáo là một lối sống, hướng con người đến sự điều độ, tránh xa sự hưởng thụ xa hoa, hay sự cực đoan trong việc rèn luyện.
Hạn chế tham ái, đi chùa không nên cầu mong, ham muốn điều gì cả, bản thân hãy tận hưởng không khí trang nghiêm, yên tĩnh của nơi Đức phật, để tâm an bình, tĩnh lặng.
Tham khảo:
Wikipedia:Phật giáo – Wikipedia tiếng Việt
Lược sử thế giới ( E.H.Gombrich ) ( tr87-93 )
Lược sử loài người ( 349 - 355 )
Cân bằng cảm xúc cả lúc bão giông ( tr15 )
Quan điểm - Tranh luận
/quan-diem-tranh-luan
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất