Hạnh phúc là gì, con người ngày nay có thực sự hành phúc, làm sao để được hạnh phúc hơn?
Hẳn là trong chúng ta chẳng ai muốn bị tai nạn gãy chân cả. Thế nhưng theo một thống kê thì những người bị gãy chân ban đầu rất đau khổ nhưng một thời gian họ nhận ra rằng việc gãy chân cũng không tồi tệ như họ nghĩ lúc đầu, cuối cùng họ cảm thấy hạnh phúc hơn hơn.
Nhớ hồi nhỏ phim ảnh, ca nhạc không sẵn như bây giờ, chỉ cần lên mạng là có. Hồi đấy mỗi khi bật ti vi nghe được bài hát yêu thích hay xem được một tập phim hay cảm thấy sung sướng lắm. Sau khi internet phổ biến, muốn phim gì, hay nghe bài hát nào chỉ cần down trên mạng về thì cũng không còn cảm giác đấy nữa.
Điều này cho thấy rằng hạnh phúc không phải là những gì bạn có mà là những gì bạn có so với những gì bạn mong muốn.

Mình nhớ đã từng đọc đâu đó rằng theo một khảo sát thì một bộ tộc lạc hậu nào đó ở châu Phí mới là những người hạnh phúc nhất thế giới chứ không phải người dân ở các nước phát triển (tất nhiên có nhiều khảo sát xếp hạng hạnh phúc của nhiều tổ chức khác nhau, ở đây mình chỉ xin lấy khảo sát này để tham khảo). 
Mới nghe thì có vẻ vô lý nhưng chúng ta thử cùng phân tích xã hội hiện nay xem.
Chúng ta đang sống trong kỷ nguyên của công nghệ thông tin, thông tin tràn ngập khắp mọi nơi, trên báo chí, trên mạng xã hội; con người dễ dàng kết rồi với nhau. Con người ta ai cũng có mặt tốt, mặt xấu, có những niềm vui, nỗi buồn riêng. Nhưng người ta thường chỉ khoe khoang, thể hiện những niềm vui của mình mà ít ai nói đến nỗi buồn. Người thì khoe có body đẹp, người thì khoe kiếm được nhiều tiền, người thì được đi du lịch nhiều nơi... Chúng ta chỉ để ít đến những điểm tốt đó mà không biết rằng để có được những điều đó họ phải đánh đổi những gì hay họ có những khiếm khuyết gì khác trong cuộc sống như phải đổ bao nhiêu mồ hôi trong phòng tập để có body đẹp hay phải làm lụng vất vả đi sớm về khuya thế nào mới kiếm được nhiều tiền... 
Mỗi người lại có một điểm tốt riêng, dần dần chúng ta lại mong muốn mình có nhiều tiền như anh này, người yêu xinh như anh kia, hát hay như anh nọ, thể thao giỏi như anh đó v.v... thì chẳng bao giờ chúng ta đạt được, chúng ta luôn luôn thấy mình chưa đủ, chưa hạnh phúc.
Xã hội càng phát triển, cuộc sống của loài người càng đa dạng thì con người ta lại càng ít bằng lòng vì cuộc sống của mình.

Nhưng bộ tộc lạc hậu kia thì lại chẳng có gì cả, ai cũng như ai. Họ biết gì để mong muốn ngoài việc có cơm ăn (chắc là chẳng cần áo mặc đâu) là đủ hạnh phúc rồi.

Trước đây mình cũng lại đọc đâu đó rằng nhiều nhà nghiên cứu còn tranh cãi xem liệu người dân hiện nay có thực sự hạnh phúc hơn thời phong kiến cách đây hàng nghìn năm chắc cũng vì lý do trên.
Hiều rõ hạnh phúc là gì, chúng ta sẽ biết được cách để được hạnh phúc: không so sánh, phấn đấu trong khả năng và bằng lòng với cuộc sống của mình. Nghe thì có vẻ đơn giản nhưng để thực sự nghĩ được như vậy cần cả một quá trình thay đổi tâm lý lâu dài..