1/ Lời Giới Thiệu: Bùa Chú Trong Văn Hóa Đại Chúng
Con xin gửi lời chào thân ái đến các thân hữu, các quý cô bác chú anh chị!
Bùa chú là một vật dụng thiết yếu trong các cuốn phim tiên hiệp hoặc các bộ phim truyện như Nhân Gian Huyền Aỏ, hoặc là hòa thượng Tế Công, v…v… nhưng tuyệt nhiên hiếm ai nghĩ nhiều về những câu chuyện đằng sau nó. Phần lớn chúng ta khi thấy chúng nó, rất dễ có những cảm xúc phức tạp; con dĩ nhiên cũng như mọi người. 
Bùa chú xuất hiện phổ biến trong nhiều phim truyện tiên hiệp và phim huyền thoại.
Bùa chú xuất hiện phổ biến trong nhiều phim truyện tiên hiệp và phim huyền thoại.
2/ Suy Tư Về Những Nét Chữ Huyền Bí
Mấy thời phong hoa tuyết nguyệt, con trằn trọc suy nghĩ về những nét chữ huyền bí đã qua mấy thu mà tạo nên lịch sử phù lục. May mắn thay, Internet đã giơ tay cứu độ, đưa con qua bể khổ mà đặng thấy chân kinh. Sau đây là một vài thứ thú vị mà con nghĩ các quý vị độc giả đáng kính tất sẽ quan tâm.
Những nét chữ huyền bí trên bùa chú, tạo nên sự tò mò và cuốn hút qua hàng nghìn năm lịch sử.
Những nét chữ huyền bí trên bùa chú, tạo nên sự tò mò và cuốn hút qua hàng nghìn năm lịch sử.
Trước tiên, xét về định nghĩa bùa chú là gì thì con xin bỏ qua, vì thiết nghĩ khái niệm ấy mọi nhà đều biết rồi!
3/ Nguồn Gốc Bùa Chú: Từ Tây Vương Mẫu Đến Các Thuyết Khác
Tiếp đó, con suy nghĩ xem bùa chú xuất hiện từ khi nào? Có nhiều thuyết lý giải gốc tích của bùa chú mà các thân hữu, các quý cô bác chú anh chị có thể dễ dàng tìm thấy nhờ vào Google. Ở đây con chỉ trích dẫn lại một vài thuyết như sau.
Giả thuyết đầu tiên cho rằng Tây Vương Mẫu, nhân vật thần thánh mà người Việt Nam gọi là Bà Trời, chính là người đã chế định ra bùa chú. Xét về lai lịch của nhân vật này vẫn còn tranh cãi. Người bình dân như con thì nghĩ Tây Vương Mẫu là một vị thần, nhưng các nhà nghiên cứu thì cho rằng Tây Vương Mẫu là một người trần mắt thịt, còn có các chuyên gia khác thì cho rằng Tây Vương Mẫu thực chất là tên của một nước. Bên cạnh ấy, có thuyết cho rằng Tây Vương Mẫu vốn là thủ lĩnh của một bộ tộc thiểu số thời nhà Chu ở vùng phía Tây. Còn nhiều nhiều thuyết nữa, không thể kể hết.
Cá nhân con biết đến Tây Vương Mẫu đầu tiên là ở trong cuốn Sơn Hải Kinh. Ở đấy, Tây Vương Mẫu được miêu tả là người có miệng báo, răng hổ và tóc xõa… Đến thời Chiến Quốc, Bà Trời đã được thần hóa thành một tiên nữ thổi sáo và múa điệu nhào lộn trên không trung. Đến thời Đông Hán, bà đã chính thức trở thành một nhân vật quan trọng, được các đạo sĩ thờ phụng; đức Bà được đứng thứ ba trong số các thần của Đạo giáo, chỉ sau Nguyên Thủy Thiên Tôn và Thái Thượng Lão Quân. Chuyên môn của Tây Vương Mẫu là quản lý vận mệnh của bách tính.
Tây Vương Mẫu – một vị thần thiêng liêng trong thần thoại Trung Quốc, được cho là nguồn gốc của bùa chú.
Tây Vương Mẫu – một vị thần thiêng liêng trong thần thoại Trung Quốc, được cho là nguồn gốc của bùa chú.
4/ Bùa Chú Và Vận Mệnh Của Bách Tính
Thời khắc Tây Vương Mẫu trở thành tổ của dân kiếm sống nhờ vào vẽ bùa là vào thời Hán. Tương truyền khi ấy Võ Đế nằm mộng thấy được Tây Vương Mẫu trao cho bùa Đạo Giáo. 
Đặc biệt hơn, trong cuốn Tây Vương Mẫu Thư (西王母书) đã ghi chép lại một sự kiện lớn như sau. Một đêm nọ, Hoàng Đế, một trong những tổ tiên lập quốc của người Trung Hoa, trong vía đã mơ thấy Tây Vương Mẫu cùng với một đạo sĩ đã đưa cho vua bùa chú. Dặn rằng thứ này có thể giúp vua chiến thắng quân thù. 
(CÒN NỮA).