1/ Nguồn Gốc Của Bùa Chú Trung Hoa: Dấu Ấn Thiên Mệnh Từ Triều Đại Nhà Hán
Các bùa chú vốn xuất phát từ Trung Hoa, mà con thường thấy qua những màn ảnh ngày nay, thực đã trải qua một hành trình đầy biến động, chịu nhiều ảnh hưởng từ các đạo sĩ tu tiên. Thế nhưng, ngọn nguồn của chúng lại khởi từ những dấu ấn và văn thư của triều đại nhà Hán.
Triều đình nhà Hán, nơi các dấu ấn thiên mệnh trở thành biểu tượng của quyền lực và ý trời.
Triều đình nhà Hán, nơi các dấu ấn thiên mệnh trở thành biểu tượng của quyền lực và ý trời.
Ban đầu là các văn thư. Thuở xưa, các đế vương Trung Hoa vốn kính sợ ý trời, coi đó là uy quyền tối cao. Bởi vậy, hễ trong dân gian lưu truyền lời rằng có điềm lạ từ trời cao, hoặc khi phát hiện ra những vật kỳ lạ có khắc những dòng chữ huyền bí hay hình dáng dị thường, các bậc quân vương lập tức lo toan sao cho phù hợp thiên ý. Chuyện về bài thơ thần “Nam Quốc Sơn Hà” của nước ta cũng có thể coi là một điển tích như thế. Mỗi khi nghe tin về điềm trời như vậy, các đế vương đều cẩn trọng, tìm mọi cách hành sự sao cho hợp với thiên mệnh. Người đời xưa gọi kẻ được trời chọn là kẻ mang thiên mệnh. Ngày ấy, chữ thiên mệnh có một chữ đồng nghĩa nữa, ấy là chữ phù mệnh. Chữ “phù” thuở ấy chưa mang nghĩa là bùa như nay, mà hàm ý là dấu hiệu, là chứng tích cho một sự vật. Bên cạnh đó, dấu hiệu từ trời tất có thể bị kẻ gian làm giả, nên cần một vật làm bằng chứng xác thực, và đó chính là con dấu.
2/ Con Dấu Nhà Hán: Biểu Tượng Của Quyền Uy Và Sự Thật Thiêng Liêng
Con dấu triều Hán, tượng trưng cho sự uy nghi và xác thực trong văn vật thiên mệnh.
Con dấu triều Hán, tượng trưng cho sự uy nghi và xác thực trong văn vật thiên mệnh.
Những con dấu ấy thường mô phỏng theo ấn tín của nhà Hán. Loại ấn tín này hay được khắc trên các vật thiêng, biểu thị uy nghiêm và sự chính thống, rằng đó là ấn tín trời ban, không phải giả mạo. Dẫu rằng thực tế có thể là giả dối, người xưa vẫn một lòng tin là thật. Để tăng thêm vẻ huyền bí cho các ấn tín này, kẻ mưu mô đã dùng các kiểu chữ cổ như Giáp Cốt Văn, làm cho người đời tin rằng đó là vật rất cổ xưa, chứa đựng sức mạnh trời đất. Các thư tịch hay vật phẩm có đóng ấn ấy bởi vậy mà càng thêm phần uy tín. Tuy rằng ấn tín này chưa phải là phù Đạo giáo, nhưng giữa chúng và các phù chú Đạo giáo lại có mối liên hệ sâu xa.
3/ Thần Phù: Văn Long Chương Phượng Triện Trên Các Phù Chú Đạo Giáo
Thần Phù – văn long chương phượng triện, đại diện cho ý chỉ trời đất, linh thiêng và uy quyền.
Thần Phù – văn long chương phượng triện, đại diện cho ý chỉ trời đất, linh thiêng và uy quyền.
Ngoài các văn tự cổ, hình ảnh rồng bay phượng múa trên tín vật cũng được xem như là dấu hiệu trời ban. Từ đó, các hình ảnh ấy dần trở thành nguồn gốc trực tiếp cho những ký hiệu của Đạo giáo về sau. Trong cuốn Vân Cấp Thất Thiêm 雲笈七籤) — một tác phẩm danh tiếng của Đạo giáo, bao gồm giáo lý, giáo nghĩa, nguồn cội khởi sinh, các phương pháp luyện khí, kim đan, thuốc thang và nhiều bí thuật. Tác phẩm này được mệnh danh là “Tiểu Đạo Tạng.” Trong quyển sáu, phần mười hai của sách có ghi rằng:
神符者,即龍章鳳篆之文,靈跡符書之字是也。
Tạm dịch ý nghĩa: “Thần phù tức là văn long chương phượng triện, chính là những chữ linh thiêng được mô phỏng từ sách phù.”
Vậy mới thấy, nguồn gốc các bùa chú không chỉ đơn thuần là phù phép, mà ẩn sâu trong đó là cả một thế giới của dấu ấn, tín vật và thiên ý.
(SẼ CÒN)