1/ Sự Lạ Kỳ Khi Nghiên Cứu Bùa Chú
Con gửi lời chào thân ái đến các độc giả, các cô bác chú anh chị!
Con đã có thời gian đọc khá nhiều thư tịch cổ kim, quan sát, thử nghiệm hòng bùa chú có thực linh nghiệm như sách truyện đã viết hay không? Kết quả nhận được sau nhiều lần khổ công tìm tòi đã cho con nhiều thành tựu bất ngờ mà con không nghĩ có thể tồn tại. Các kết quả ấy không phải những phép thuật nhiệm màu, mà là những ánh nhìn soi mói của cuộc đời nhắm vào con. Liệu thằng nhóc này có âm mưu tà đạo? Hay nó là kẻ lừa đảo? ….mọi người nghĩ con như vậy khi con thực hành bùa chú.
Nghiên cứu bùa chú không chỉ là tìm hiểu về những nét chữ mà còn là những câu chuyện thần bí đằng sau chúng.
Nghiên cứu bùa chú không chỉ là tìm hiểu về những nét chữ mà còn là những câu chuyện thần bí đằng sau chúng.
2/ Những Nét Kỳ Bí Trong Linh Bảo Ngũ Phù Kinh
Con từng đọc một cuốn sách ghi chép nhiều công thức luyện thuốc trường sinh có tên là Linh Bảo Ngũ Phù Kinh (灵宝五符经), trong ấy có viết chi tiết phương thức luyện những loại bùa chú bảo hộ, đặng khi tìm thuốc tiên nơi rừng thiên nước độc, hãy còn thần tiên phù hộ gia trì. Các chữ bùa trong sách thập phần kỳ lạ, với nhiều đường nét phượng múa rồng bay, tuyệt nhiên chẳng hề giống bất kỳ loại bùa chú nào mà con khả dĩ thấy trên phim ảnh truyền hình.
Con thấy rất hứng thú với những hình thù kỳ khôi này, nên đã chịu khó điều tra, hòng đặng được ước mơ nắm được cái đúng tột cùng. Nhưng hành trình không dễ vì có nhiều nhà lý giải gốc gác, câu chuyện và nhiều vấn đề xoay quanh nó một cách khác nhau, nhưng thú vị nhất là giả thuyết cho rằng những đường nét uốn lượn ấy có vì bùa chú vốn của tiên cung; vì thương chúng sinh khổ nạn nên ơn trên đưa xuống nhân gian hòng cứu độ. Những nét uốn lượn trên bùa không phải chữ viết, mà bản thân chúng chánh là những vần mây chuyên chở lệnh trời. Tuy nhiên, có thuyết cho rằng những dòng mực rối như tơ ấy chính là những dòng chữ sơ khai của triều đại Thương và Chu. 
Linh Bảo Ngũ Phù Kinh, một trong những tài liệu cổ ghi lại nhiều bùa chú và phương pháp luyện đan.
Linh Bảo Ngũ Phù Kinh, một trong những tài liệu cổ ghi lại nhiều bùa chú và phương pháp luyện đan.
3/ Hoa Văn Trên Đồ Đồng Thờ Cúng Thời Thương - Chu
Các hoa văn trên đồ đồng thời Thương - Chu được cho là có liên hệ với bùa chú cổ xưa.
Các hoa văn trên đồ đồng thời Thương - Chu được cho là có liên hệ với bùa chú cổ xưa.
Nhờ các công trình khảo cổ, các chuyên gia đã phát hiện thấy những hoa văn tưởng chừng chỉ có tác dụng trang trí ở trên các món đồ đồng dùng để thờ cúng thời Thương - Chu có liên hệ lớn với bùa chú xưa cũ. Bởi vì các chuyên gia đã quan sát, thấy rằng các hoa văn phần đông mô tả hoa văn mây sấm (vân lôi văn) và các biến thể của nó. Các hoa văn còn mô tả nhiều hình thú như văn rồng, văn chim và văn rùa; mỗi loại văn thú đều có nhiều hoa văn biến thể của nó. Trong các loại hoa văn trên đồ đồng thời Thương - Chu, hoa văn thùy văn được quan tâm nhất. Hoa văn thùy văn được cho là hình ảnh của một con thú thần thánh.
Hoa văn trang trí trên đồ đồng xanh chắc chắn là biểu hiện của một loại tín ngưỡng tôn giáo, nếu không thì chúng sẽ không có những hình dáng đặc biệt như vậy. Đặc biệt là những hoa văn mây sấm, văn thùy văn trên đồ đồng của Trung Quốc, những hình dáng này rất đặc biệt và tinh tế. Nếu như các họa tiết ấy đơn thuần dùng trang trí thì khó để các hoa văn hình thù như trên có thể phổ biến trên nhiều các món đồ đồng thời bấy giờ như vậy! 
4/ Trang Trí Nghệ Thuật Hay Tín Ngưỡng Tôn Giáo?
Các học giả đông tây kim cổ đều quan tâm nhiều đến các họa tiết này, cho rằng chúng đều có những ý nghĩa sâu xa. Tuy nhiên cũng có những kẻ ngược dòng, cho rằng những hình thù này chỉ có giá trị nghệ thuật là chính, chắc chắn không dính dáng đến tôn giáo. Tuy nhiên, quan điểm này không được nhiều học giả đồng tình.
Trong Tả Truyện (左传), phần Tuyên Công Tam Niên (宣公三年) có viết một đoạn rất thú vị. Sau đây con xin trích lại nguyên văn cũng như dịch nghĩa, hòng tránh sự biên dịch sai lầm của con hại đến các cô bác chú anh chị và thân hữu.
Nguyên văn: 楚子伐陆浑之戎,遂至于雒,观兵于周疆。定王使王孙满劳楚子。楚子问鼎之大小轻重焉。对曰:“在德不在鼎。昔夏之方有德也,远方图物,贡金九牧,铸鼎象物,百物而为之备,使民知神奸。故民入川泽山林,不逢不若。螭魅罔两,莫能逢之,用能协于上下,以承天休。”
Dịch nghĩa: Chu Tử (vua nước Sở) dẫn quân đánh mọi Lục Hồn, rồi tiến đến vùng Lạc, thị uy sức mạnh quân sự ở biên giới nước Chu. Vua Định Vương cử Vương Tôn Mãn ra nghênh đón Sở Tử. Sở Tử hỏi về kích thước và trọng lượng của các đỉnh (vật biểu trưng quyền lực) như thế nào. Vương Tôn Mãn đáp: "Quyền lực nằm ở đức hạnh, không nằm ở đỉnh. Xưa kia, khi nhà Hạ còn giữ vững đức hạnh, các phương xa đều dâng tặng vật, vàng và cửu mục, đúc thành các đỉnh, khắc hình các vật. Trăm loài đều có trong đó, để giúp dân hiểu về sự hiện diện của thần linh và kẻ gian tà. Do đó, khi dân đi vào sông suối, núi rừng, không gặp nguy hiểm. Những loài quái vật, yêu ma không thể xuất hiện. Đạo đức đó giúp cho thiên hạ trên dưới thuận hòa, hưởng được phúc lành từ trời cao ban tặng."
Trong Tả Truyện, Vương Tôn Mãn giải thích với vua Sở rằng quyền lực không nằm ở đỉnh, mà ở đức hạnh.
Trong Tả Truyện, Vương Tôn Mãn giải thích với vua Sở rằng quyền lực không nằm ở đỉnh, mà ở đức hạnh.
5/ "Vật" Trên Các Đồ Thờ Cúng Thực Chất Là Gì?
Hình ảnh hoa văn khắc trên các đỉnh đồng thời Thương-Chu, biểu tượng cho quyền lực và mối liên hệ giữa thần linh và thế gian, được khắc họa để giúp dân chúng phân biệt điều tốt xấu trong cuộc sống.
Hình ảnh hoa văn khắc trên các đỉnh đồng thời Thương-Chu, biểu tượng cho quyền lực và mối liên hệ giữa thần linh và thế gian, được khắc họa để giúp dân chúng phân biệt điều tốt xấu trong cuộc sống.
Từ trích đoạn ở trên, con xét thấy rõ như nhựt nguyệt rằng câu chữ “Trăm loài đều có trong đó, để giúp dân hiểu về sự hiện diện của thần linh và kẻ gian tà” tức chỉ các họa tiết trang trí trên các đồ đồng dùng để thờ cúng, bản thân nó có một ý nghĩa siêu hình. Cũng trong đoạn trên, câu “khắc hình các vật” ám chỉ các hoa văn trên các dụng cụ thờ cúng, vấn đề ở chỗ này là tiền nhân đã khắc những vật gì? Bởi theo các kết quả khảo cổ, những vật được khắc không phải là các hình tượng cụ thể như bò, cừu, lợn - những biểu tượng quen thuộc trong lễ tế.
Vậy thì, rốt cuộc "vật" này là gì?
(CÒN NỮA)