Hạnh Phúc Có Sẵn Nhưng Không Miễn Phí.
Chúng ta đang ở trong thời đại mà "Không có bữa ăn nào là miễn phí" và mọi thứ đều phải trả giá, cho dù là không phải ngay lập tức....
Chúng ta đang ở trong thời đại mà "Không có bữa ăn nào là miễn phí" và mọi thứ đều phải trả giá, cho dù là không phải ngay lập tức.
Trong nền văn hóa bị ám ảnh bởi hạnh phúc ngày nay, hầu hết mọi người đều theo đuổi điều ngược lại: chúng ta muốn hạnh phúc mà không phải trả giá và nhận được tất cả những lợi ích tốt nhất. Chúng ta muốn phần thưởng mà không có rủi ro, gặt hái mà không gặp khó khăn. Trớ trêu thay, chính sự không sẵn sàng hy sinh bất cứ điều gì lại khiến chúng ta đau khổ hơn.
Hạnh phúc có sẵn trong tầm tay bạn nhưng không miễn phí.
Vậy cái “giá” để được hạnh phúc là gì?
👉 Chấp nhận sự không hoàn hảo và sai lầm.
“Gia đình 2 con vợ chồng hạnh phúc” hay "xe 4 bánh, nhà 3 lầu, 2 con, 1 vợ" - hạnh phúc thường được người ta đong đếm bằng những con số như vậy. Nhưng thật không may, vấn đề không hề biến mất theo những con số, nó luôn thay đổi và phát triển. Và rồi để chúng ta dần nhận ra rằng cuộc sống là hướng đến sự tiến bộ chứ không phải sự hoàn hảo, vì chẳng có cái đích hoàn hảo cuối cùng.
Sự hoàn hảo được lý tưởng hóa, có thể thấy nhưng không thể chạm vào. Con người đặt ra hàng loạt các chuẩn mực về cái đẹp, về sự giàu sang, về những thứ cao cấp... Mọi thứ đều được cân đo đong đếm. Tuy nhiên, trong thực tế không hề tồn tại sự hoàn hảo.
Chấp nhận sự không hoàn hảo thật sự khó khăn vì nó buộc chúng ta phải chấp nhận rằng chúng ta sẽ phải sống chung với những điều mà chúng ta không thích, chấp nhận rằng sẽ luôn tồn tại một điều gì đó không hoàn hảo để chúng ta phải sửa đổi.
Chính việc chấp nhận lại cho phép chúng ta hạnh phúc, cho phép chúng ta có cái nhìn khác về khuyết điểm của bản thân và người khác, và để cuốc sống trở nên dễ dàng hơn.
👉 Tự chịu trách nhiệm.
Đổ lỗi luôn dễ hơn nhận lỗi. Khi đổ lỗi, ta tự biến mình thành kẻ bị hại, ta tỏ ra đau đớn và phẫn nộ. Điều đó khiến chúng ta cảm giác được trở nên đặc biệt và độc đáo, hơn hết, nó còn rất dễ gây nghiện.
Vẻ đẹp của việc chấp nhận sự không hoàn hảo bên trong bạn là việc bạn không còn cảm thấy khó khăn khi thừa nhận những lỗi lầm của bản thân nữa.
Và chúng ta chỉ có thể sửa chữa những khuyết điểm của chính mình chứ không phải những khuyết điểm của người khác. Hãy bắt đầu từ bản thân của bạn, cả hành động và suy nghĩ trong cuộc sống hằng ngày của bạn.
Sẽ có những sai lầm không do bạn gây ra, nhưng việc bạn nên làm lúc đấy là tự tạo cho bản thân một khoảng trống, một sự bình yên để có thể phục hồi cả về thể chất lẫn tinh thần.
Đổ lỗi chỉ giúp cho bạn có được cảm giác nhẹ nhõm trong ngắn hạn, nhưng nó lại là lời khẳng định rằng bạn không có khả năng kiểm soát số phận của chính mình mà thôi. Và đó lại là một trong những điều đáng buồn nhất trong cuộc đời con người. Hãy ngưng đổ lỗi.
👉 Đối mặt với sự sợ hãi và hoàn thành công việc.
Dũng cảm không phải là không sợ hãi. Dũng cảm là đối mặt và cảm nhận nỗi sợ hãi, sự nghi ngờ, nỗi bất an để đưa ra quyết định rằng điều gì là quan trọng. Và sau đó hiện thực hóa nó.
Nếu chúng ta liên kết từng trạng thái cảm xúc và sự nhạy cảm của bản thân trong từng khoảnh khắc của cuộc sống lại với nhau, hạnh phúc sẽ phình ra để rồi vỡ vụn thành từng mảnh nhỏ. Thứ ta thật sự cần là trở nên mạnh mẽ và có một hạnh phúc bền vững. Không phải là tập hợp của những cảm xúc nhất thời.
Hạnh phúc thật sự bắt nguồn từ những giá trị tiềm ẩn mà chúng ta xác định cho bản thân. Nó không được xác định bằng sự việc xảy ra xung quanh chúng ta mà bằng ý nghĩa mà chúng đem lại.
👉 Tìm ra mục đích sâu xa cho hành động của mình.
Điều gì thúc đẩy bạn hành động?
Ví dụ về đồng tiền, làm mọi thứ vì tiền sẽ khiến con người ta đôi khi trở nên nông cạn, hành động bất chấp và dễ bị đồng tiền chi phối. Nhưng việc bị thúc đẩy bởi việc kiếm tiền lại có thể mang lại một cuộc sống tốt đẹp hơn cho gia đình và xã hội. Mục đích đằng sau đó sẽ là thứ thúc đẩy con người ta vượt qua mọi khó khăn để tiếp tục hành động.
Trưởng thành là tìm ra cách để khiến bản thân trở nên tốt hơn. Hy sinh là tìm ra cách để làm cho người khác tốt hơn. Hãy tìm cách để có thể biến chúng thành động lực của mình.
Không có gì sai với những cám dỗ trần tục (không phạm pháp) ở ngoài kia cả, quan trọng là điều gì phía sau thúc đẩy chúng ta phải hành động, điều gì đó cao cả hơn hay đơn giản chỉ cần là chính nó, chỉ cần mục đích đó giúp bạn và mọi người xung quanh tốt hơn. Trưởng thành, hy sinh hay cả hai, quyết định nằm ở bạn.
👉 Sẵn sàng thất bại và không được người khác công nhận.
Bạn không thể làm một điều gì đó lớn lao mà chưa từng trải qua thất bại.
Cái hay của con người là sự đa dạng của các giá trị sống. Khi bạn sống theo giá trị của mình và để chúng thúc đẩy hành động và hành vi của bạn, chắc chắn bạn sẽ gặp phải những người có giá trị sống ngược lại. Những người này sẽ không thích bạn. Họ sẽ để lại những bình luận nặc danh khó chịu trên nternet và đưa ra những nhận xét không phù hợp về bạn. Khi bạn làm bất cứ điều gì sẽ luôn xuất hiện những người mong muốn bạn thất bại. Không phải vì họ là người xấu, mà vì giá trị sống của họ khác với bạn.
Cái hay của con người là sự đa dạng của các giá trị sống. Khi bạn sống theo giá trị của mình và để chúng thúc đẩy hành động và hành vi của bạn, chắc chắn bạn sẽ gặp phải những người có giá trị sống ngược lại. Những người này sẽ không thích bạn. Họ sẽ để lại những bình luận nặc danh khó chịu trên nternet và đưa ra những nhận xét không phù hợp về bạn. Khi bạn làm bất cứ điều gì sẽ luôn xuất hiện những người mong muốn bạn thất bại. Không phải vì họ là người xấu, mà vì giá trị sống của họ khác với bạn.
Mọi thứ lớn lao đều cần có sự thất bại, đó là điều tiên quyết giúp ta tiến bộ hơn. Và sự tiến bộ, theo định nghĩa, là thứ thúc đẩy hạnh phúc. Không có thất bại, không có tiến bộ và không có tiến bộ sẽ không có hạnh phúc.
Tận hưởng nỗi đau. Đắm mình trong sự chê bai. Một trong những kỹ năng quan trọng nhất trong cuộc sống không phải là làm thế nào để tránh bị gục ngã, mà là học cách đứng dậy.
Truyền cảm hứng
/truyen-cam-hung
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất