Rõ ràng vào lúc này ta có thể thấy Man Utd phòng thủ không tốt một chút nào. Đó chẳng phải là là một lời nói quá đâu, bạn chẳng cần là một nhà phân tích cũng nhận ra điều hiển nhiên là hàng phòng ngự của Man Utd đang có vấn đề.
Ngay cả chỉ cần nhìn qua bảng thống kê phòng ngự của Man Utd cũng giúp bạn nhìn rõ ràng hơn. Ở Ngoại Hạng Anh mùa này, Man Utd đứng thứ 14 về số bàn thắng kỳ vọng với (13.7 bàn/90’) và bàn thua kỳ vọng cũng đồng thứ hạng với (15 bàn/90’). Đồng ý rằng 9/15 bàn thua của Man Utd mùa này đến từ 2 trận với Leicester và Liverpool, nhưng như tôi đã nói trước đây, vấn đề này đã xuất hiện từ đầu mùa giải này rồi.
Như bạn có thể mường tượng, sự mỏng manh của hàng phòng ngự này có nghĩa rằng Man Utd đang phải vật lộn từng trận để giữ sạch lưới – điều đã xảy ra khá lâu rồi. Trong 20 trận đấu gần nhất trên mọi đấu trường, họ chỉ sạch lưới 1 trận duy nhất, đó là chiến thắng 1-0 trước Wolves vào cuối tháng 8. Đúng vậy, Man Utd đã trải qua một vài trận đấu khó khăn, cả ở giải quốc nội cũng như ở đấu trường châu Âu, trong khoảng thời gian đó khi so sánh với các đội bóng khác, nhưng không có một đội bóng nào ở Ngoại Hạng Anh giữ sách lưới ít hơn Man Utd trong 20 trận đã qua trên mọi đấu trường.
Họ cũng không giữ sạch lưới tại Old Trafford kể từ 15/4 trong trận đấu với Granada ở UEFA Europa League. Trước đó, họ đã giữ sạch lưới 9/15 trận đấu trên mọi đấu trường. Lần cuối cùng mà Man Utd giữ sạch lưới trên sân nhà ở Ngoại Hạng Anh là khi nào? Bạn sẽ phải quay lại tận 14/3 trong trận đấu với West Ham. Không hiểu từ bao giờ mà sự chắc chắn của hàng phòng ngự của Man Utd đã trở lại mong manh đến thế, và ta cần phải đi sâu hơn mới hiểu được rõ vấn đề này.
Ngoài khả năng phòng ngự của họ, việc xem xét cách tiếp cận thiếu kiểm soát của họ cũng rất hữu ích. Trên thực tế, khi Man Utd chơi với một khối chặt chẽ hơn và phản công linh hoạt của họ dưới thời Ole, họ đã đạt được rất nhiều thành công. Thể hiện qua việc họ đã đứng thứ 2 tại Ngoại Hạng Anh mùa trước. Tuy nhiên, mùa này họ chơi quá dễ dàng, với Ronaldo ở phía trước, họ đã mất đi sự tăng động vốn có của mình khi không kiểm soát bóng. Sử dụng số liệu từ StatsBomb và FBref, chúng ta có thể xem xét vị trí về số lần gây áp lực mà Man Utd đã thực hiện trong mùa giải này. Số lần mà các cầu thủ Man Utd gây áp lực khi ở 1/3 cuối sân xếp ở mức trung bình của giải đấu, nó chỉ bằng 1/4 (23.7%) khi ở khu vực này.
Như bạn có thể thấy, gần một nửa số lần gây áp lực mà Man Utd tạo ra là từ hàng tiền vệ, điều này thực sự là không có nhiều ở các đội bóng khác đâu. Tuy nhiên, có một vài trường hợp mà những tình huống gây áp lực đó giống những phản ứng tự phát hơn là đến từ sự chủ động, nó xảy ra sau khi đối phương đột phá và tấn công vào khu vực 1/3 cuối sân. Khá thú vị nếu bạn so sánh cách tiếp cận trận đấu bằng cách gây áp lực của Man Utd trước Liverpool – những người khá thoải mái khi bị đối thủ dâng cao gây áp lực.
Tất nhiên việc không sở hữu lối chơi gây áp lực tầm cao khi không có bóng không nhất thiết có nghĩa rằng hàng phòng ngự yếu kém hơn. Vì các số liệu như vậy chỉ đơn giản là minh họa rằng đội bóng đó có cách tiếp cận trận đấu khác mà thôi. Tuy nhiên, điều đáng lo ngại là cách Ole nói về cách tiếp cận trận đấu trước Liverpool, trong cuộc trả lời phỏng vấn sau trận đấu:
“Chúng tôi đang ở trên sân nhà, chúng tôi đang chiến đấu chống lại Liverpool, chúng tôi đã đá nhiểu trận với họ trong 2 năm và nửa năm qua, và đều có cách tiếp cận trận đấu là gây áp lực tầm cao ngay từ đầu. Nhưng hôm nay, họ đã tận dụng quá tốt những cơ hội của mình và ghi bàn từ rất sớm. Đây là điều trước đây mà họ đã không làm được. Tôi nghĩ ở Man Utd, chúng tôi phải luôn cố gắng khi được chơi trên sân nhà, và phải đánh dấu rằng đấy chính là nhà của chúng tôi và thể hiện điều đó khi chơi bóng.”
Vậy ý định ngày hôm đó của Ole là tiếp cận trận đấu với việc gây áp lực tầm cao ngay từ đầu? Trong trận đấu mà chỉ có 11% tổng số lần gây áp lực được các cầu thủ Man Utd thực hiện ở trong 1/3 cuối sân?
Thường thì các đội bóng không kiểm soát bóng, họ sẽ tổ chức khối đội hình hẹp và nếu họ có ý định gây áp lực, họ sẽ làm điều đó với tốc độ nhanh và làm điều đó như một đội. Thật không may mắn là Man Utd đã không làm được như vậy, họ đã chọn chơi một cách dễ dàng hơn. Đúng là xét trên những con số thì Man Utd chịu khó gây áp lực lên đối phương, nhưng về mặt chất lượng thì chúng là quá chậm trong yêu cầu của một lối chơi gây áp lực tầm cao.
Bàn thua đầu tiên trước Liverpool là một ví dụ rõ ràng nhất cho điều này. Bắt đầu từ Van Dijk cầm bóng, Greenwood chạy về phía trước áp sát Van Dijk, Greenwood đã không nhanh chóng trong việc đưa ra quyết định của mình, hay đưa ra bất kỳ hành động chắn góc chuyền nào – và điều này đã từng xảy ra trước đây rồi.
Greenwood làm nhiệm vụ của mình là chạy lên phía trước Robertson để gây áp lực nhằm chắn đường chuyền đến cho Van Dijk, nhưng chẳng có tý quyết tâm nào trong đó cả. Với Wan-bissaka cách xa đó hàng dặm việc gây áp lực lên Robertson trở lên chẳng có tác dụng gì cả. Nó chẳng giống gây áp lực như một đội gì cả, cứ như họ gây áp lực chỉ để thu hẹp khoảng cách với đồng đội của mình vậy.
Robertson đã đưa bóng đến chân Jota một cách khá dễ dàng, với Wan-bissaka hiện đang ở rất cao mà không thực hiện bất kỳ một hành động phòng ngự có ích nào – có nghĩa rằng Lindelof, trung vệ lệch phải của Man Utd sẽ phải dạt sang cánh phải để bọc lót, vì thế sẽ để lộ khoảng trống ở phía sau lưng hàng phòng ngự 4 người. Khi Jota chuyền bóng vào trong cho Firmino, khoảng trống mà cầu thủ này có ở giữa các tuyến là rất lớn, với 7 cầu thủ Man Utd (Ronaldo đang không ở trong tình huống này) đang ở nửa sân của Liverpool khi Jota nhận bóng.
Với McTominay và Fred đã đứng ở nhầm chỗ và tạo cho Firmino rất nhiều khoảng trống, Firmino sau đó đã thực hiện một đường chuyền quá dễ dàng đến cho Salah ra sau lưng Maguire. Hãy lưu ý rằng Shaw đã đứng sâu như thế nào. Trong khi đó Shaw được giao nhiệm vụ khó khăn là phải theo dõi 2 cầu thủ của Liverpool. Nếu như Shaw cố gắng giữ vị trí của mình ngang với 2 trung vệ - điều mà Liverpool đã thực hiên rất nhiều ở trận đấu này, Keita và Salah đáng ra đã việt vị.
Khi nó xảy ra, Shaw đã phải làm nhiệm vụ bất khả thi là ngăn cản cả Keita và Salah một mình, điều mà anh chẳng thể làm nổi. Đã quá nhiều lần trong mùa giải này các cầu thủ của Man Utd chạy về khung thành của mình với đối phương ở phía sau như thế này rồi.
Khi Salah chọc khe cho Keita, số 8 của Liverpool đã sút tung lưới De Gea. Nhưng hãy nhìn vào hàng phòng ngự của Man Utd họ lại đứng thẳng hơn là nằm ngang như bình thường. Đó là tóm tắt tất cả 5 phút khi bàn thua đến với Man Utd.
Buồn thay là điều đáng lo ngại này chẳng có gì gây ra ngạc nhiên cả, vì nó đã diễn ra kể từ đầu mùa giải này rồi. Các đội bóng luôn vượt hàng tiền vệ của Man Utd một cách quá dễ dàng, khiến hàng thủ tổ chức đã yếu nay lại càng thêm tệ hơn. Đành rằng đó là một pha phản công, nhưng bàn thua này của Man Utd là không có gì lạ cả. Hãy nhớ lại bàn thua trước Everton cũng là một tình huống tương tự như vậy.
Tuy nhiên, đó không phải là những bàn thua tiêu biểu nhất đâu. Dưới đây cũng là một tình huống tương tự như bàn thua trước Liverpool, ban đầu nó trông cũng chẳng nguy hiểm gì cả.
Soyuncu đã chuyền bóng đến chân hậu vệ cánh Castagne một cách quá dễ dàng tương tự như Van Dijk, khi các cầu thủ của Man Utd không áp sát quá quyết liệt, không bo hẹp khoảng trống, cũng như chẳng chắn các góc chuyền.
Castagne sau đó đã chuyền một đường bóng đơn giản đến chân Perez.
Perez sau đó bị McTominay truy cản cùng với sự hỗ trợ từ Wan-bissaka, nhưng dường như hàng phòng ngự của Man Utd đã bị động khi nhìn McTominay lao vào giành bóng.
Chính điều đó đã giải phóng cho Vardy, Lindelof lại một lần nữa lại bị kéo ra cánh một lần nữa để bọc lót cho Wan-bissaka, như với Liverpool vậy. McTominay và Fred cũng đứng ở nửa sân của đối phương, sau đó họ chạy về sân nhà trong vô vọng.
Vardy sau đó chuyền sang cho Tielemans, người đang nhận bóng phía sau hàng tiền vệ của Man Utd.
Sau đó Tielemans chuyền tiếp sang cho Pereira, lúc này anh đang có quá nhiều không gian khi mà các cầu thủ Man Utd đã tập trung gần như trong vòng cấm để giành lại bóng.
Cú sút của Pereira sau đó đã đi chệch cột dọc, nhưng Leicester đã xây dựng lối chơi từ tận hàng phòng ngự một cách quá dễ dàng. Họ vượt qua Man Utd để thực hiện một cú sút xa với rất nhiều khoảng trống, đây thậm chí còn chẳng phải là ví dụ duy nhất, tính cả bàn thua trước Liverpool.
Giờ thì hãy quay lại với các con số, chúng ta có thể thấy PPDA (số đường chuyền trung bình trước một hành động phòng ngự) của Man Utd, được xem như cường độ gây áp lực của họ lên đối phương. Ở đây, chúng ta thấy rằng Man Utd mùa 2018/19 cho phép đối phương thực hiện trung bình 13.6 đường chuyền trước khi dứt điểm – đủ tốt cho cường độ gây áp lực đứng thứ 12 ở mùa giải đó.
Hãy nhìn vào con số này theo thời gian (tính trung bình 10 trận trở lên), ta có thể thấy rằng cường độ gây áp lực của họ đã giảm 1/3 lần kể từ mùa giải trước đó. Sự sụt giảm mạnh đó vào cuối trận phản ánh PPDA của họ trước Liverpool – thừa nhận rằng họ chỉ chơi với 9 người ở giữa sân trong 30 phút cuối trận, nhưng mà PPDA mà họ tạo ra trong 30 phút cuối đó là 62.1 đường chuyền, quá đáng sợ…
Lúc này mọi sự chú ý đều đổ dồn về đội trưởng Maguire, người mà trông như thiếu thể lực, phong độ kém, và thiếu cả sự tự tin. Thực tế là Maguire phù hơp hơn với lối chơi mà Ole đang xây dựng, nên Bailly chẳng được xem xét tới dù Maguire mới trở lại sau chấn thương. Nhưng có thể thấy rằng Maguire dường như không có phong độ tốt nhất vào lúc này.
Xem xét kỹ hơn các con số sẽ cho thấy rằng Maguire đã không giảm điều mà anh hay làm một cách đáng kể. 3.1 pha tắc bóng “thực sự” của Maguire - bao gồm các pha tắc bóng + với tắc bóng thất bại + với các pha phạm lỗi - mùa này nhiều như các mùa giải trước trước của anh ấy. Tỷ lệ thành công của Maguire trong các pha tắc bóng là 60% và trên không (tỷ lệ giành chiến thắng không chiến 77%) - đều là cao hơn các mùa giải trước.
Tuy nhiên, theo những gì ta đang thấy thì tần suất Maguire tham gia vào việc phòng ngự là chủ động hơn, bằng chân trước (chân phải là chân thuận của Maguire nên là chân trước), giúp đọc trận đấu và ngăn chặn việc phát triển tấn công của đối thủ từ trong trứng nước. Cụ thể là với 1.0 lần đánh chặn “thực sự” của Maguire - bao gồm cả cắt bóng và số đường chuyền bị cắt trên 1.000 lần chạm bóng của đối phương. Nó thấp hơn đáng kể so với các mùa giải trước của anh ở Man Utd. Số lượng các pha tranh chấp trên không mà anh ấy tham gia (3.4 lần/90’) cũng là tỷ lệ thấp nhất kể từ khi Maguire đến Man Utd.
Điều đó có cho thấy anh ta đang không ở phong độ cao nhất, anh tránh khỏi việc phòng ngự chủ động để không bị khai thác khi còn chưa lấy lại phong độ? Thay vào anh đó chỉ tham gia phòng ngự khi phải làm vậy? Có lẽ những con số không thể nói lên bức tranh toàn cảnh nhất, nhưng có một thực tế rằng Maguire cần phải chấn chỉnh lại bản thân sau một vài tháng khó khăn.
Vậy, đi từ đâu đây? Tin tốt là mọi thứ chắc chắn chỉ có thể trở nên tốt hơn đối với Man Utd khi họ nhận thất bại hôm Chủ nhật khiến họ rơi vào thời kỳ suy thoái nhất dưới thời Ole – họ phải đối mặt với thực tế. Liệu việc thay đổi sang sơ đồ 4-3-3 trước Tottenham cuối tuần này có giúp Ole kiểm soát nhiều hơn ở hàng tiền vệ, cùng với đó là lấy lại sự tự tin trong thời gian ngắn nhất hay không? Với việc Ole chỉ xuất phát với một đội hình không đổi ở Ngoại Hạng Anh một lần duy nhất trong mùa giải này, sẽ tốt hơn nếu gắn bó với cùng một đội hình xuất phát không đổi - nếu không chấn thương - trong vài tuần tới để trau dồi lại hệ thống với cùng một dàn nhân sự chứ?
Dù quyết định có là gì, thì Man Utd cũng cần phải thay đổi một điều gì đó.
Src: Mark Carey | The Athletic
Trans: Heisenberg | @SirOLE20
Link gốc:
Link page: