Hai số phận
Hai con người, không cùng làm việc, nhưng bằng một cách nào đó, họ có chung một sứ mệnh, họ cùng nhau phát triển và làm thay đổi ngành công nghiệp phần mềm trong thời kì rực rỡ nhất của nó.
Dennis Ritchie được sinh ra vào năm 1941 tại ngôi làng nhỏ ở Bronxville, New York. Cha của Ritchie là ông Alistair E. Ritchie - người gần như cả đời trong phòng thí nghiệm, là một nhà khoa học nghiên cứu chuyên sâu về lĩnh vực điện tử. Ông chủ yếu nghiên cứu về các lý thuyết chuyển đổi trong các vi mạch điện tử - cách các vi mạch điện tử nhận, xử lý và xuất ra tín hiệu, những thứ mà sau này trở thành một phần quan trọng của các thiết bị công nghệ, đặc biệt là máy tính ngày nay. Nhưng có lẽ, thành tựu lớn nhất đời ông là một Dennis Ritchie xuất chúng - người sau này sẽ theo nghiệp của cha mình mà thậm chí là còn vượt xa những gì ông đã làm được.
Jandali được sinh ra trong một gia đình Syria giàu có. Ông theo học tại trường đại học Wisconsin, gặp và yêu Schieble. Bố của Schieble đã kịch liệt phản đối mối quan hệ này vì xuất xứ và tôn giáo của Jandali. Họ đành phải chấm dứt mối quan hệ này, nhưng sau đó, Schieble đã mang thai, cô di chuyển đến San Francisco và hạ sinh một cậu con trai. Do hoàn cảnh, cô không thể cho con mình một tổ ấm, cô buộc phải tìm cho con mình một gia đình nhận nuôi. Schieble tìm thấy Paul và Clara, họ nhận nuôi và đặt tên cho cậu bé là Steven Paul Jobs.
Ritchie nối nghiệp cha mình và bắt đầu làm việc ở phòng nghiên cứu Bell từ năm 1967. Cùng thời điểm đó, ông nghiên cứu và theo đuổi bằng tiến sĩ ở đại học Harvard và ông đã bảo vệ luận án thành công sau đó một năm. Nhưng sau tất cả, có lẽ ông đã nhận ra sự không cần thiết của tấm bằng tiến sĩ, ông đã không nộp lại bản sao của bài luận văn và vì vậy ông chưa bao giờ cầm tấm bằng tiến sĩ trên tay. Rất nhiều người sẽ tự hào với tấm bằng tiến sĩ Harvard, nhưng với Ritchie, có lẽ Harvard mới phải tự hào vì có một người xuất chúng như Ritchie theo học.
Mùa thu năm 1972, Jobs đã lựa chọn và theo học tại trường Reed College - một ngôi trường về nghệ thuật khá đắt đỏ tại thời điểm đó. Chỉ sau một học kì theo học, Jobs đã nhận ra sự vô nghĩa của việc theo học ở trường và ông đã bỏ dỡ các lớp học, không hề chú tâm vào chúng. Nhưng trong thời gian ấy, ông vẫn tham gia một lớp học duy nhất là lớp học thư pháp - môn học mà Jobs sau này kể lại rằng nó đã mang lại cho ông những ý tưởng tuyệt vời về nghệ thuật thiết kế.
Thời gian đầu làm việc ở phòng nghiên cứu Bell, Ritchie có một người bạn cũng là người đồng nghiệp rất thân với mình là Thomson. Họ gần như làm việc với nhau mọi thứ từ những nghiên cứu cho đến những phát minh mới, mọi thành tựu đạt được của người này đều có vai trò quan trọng của người kia. Vào lúc đấy, Ritchie và Thomson cùng rất nhiều thành viên khác của phòng nghiên cứu làm việc và nghiên cứu về một hệ điều hành máy tính gần như là đầu tiên trên thế giới có tên là MULTICS. Nhưng sau một thời gian làm việc, Ritchie nhận ra đây không phải là hướng phát triển, hệ điều hành này chỉ có thể chạy trên các máy chủ hoặc máy tính cỡ lớn, lúc này nhân loại hoàn toàn không có khái niệm về hệ điều hành cho các máy tính cá nhân. Có một điều thú vị là cả Ritchie và Thomson đều yêu thích trò chơi điện tử có tên là Space Travel. Nhưng trò chơi này chỉ có thể được chơi trên các máy tính cỡ lớn, không thể chơi trên các máy tính nhỏ và máy tính cá nhân lúc bấy giờ vì không có hệ điều hành cho các loại máy tính này. Cả Ritchie và Thomson đều biết rằng, để có thể chơi được trò chơi điện tử này trên máy tính cá nhân, họ phải tạo ra một hệ điều hành cho nó. Nhưng họ đã nghĩ xa hơn thế, họ cùng nhau bắt tay vào xây dựng một hệ điều hành mới có thể cái đặt cho bất kì loại máy tính nào được sản xuất trên thế giới.
Jobs và Woz (Steve Wozniak) gặp nhau từ lúc Jobs khoảng 12 tuổi, mặt dù Woz lớn hơn tận năm tuổi, nhưng giữa họ có một tình bạn bền chặt và rất đẹp, đôi bạn mà sau này sẽ thay đổi thế giới. Woz rât giỏi về máy tính, là một kĩ sư đúng nghĩa với niềm đam mê tạo ra các máy tính điện tử. Họ thật sự làm việc với nhau từ những năm đại học. Lúc đó, Woz đã tạo ra một cái hộp máy có thể đánh lừa các phần mềm của nhà cung cấp dịch vụ viễn thông để có thể tạo ra các cuộc gọi miễn phí ở bất kì đâu, và Jobs đã có ý tưởng để bán nó và cả hai cùng kiếm được tiền, họ đã và sẽ làm việc với nhau như thế. Năm 1976, lúc Steve Jobs tròn 21 tuổi, Jobs và Woz gới thiệu với thế giới chiếc máy tính lạ kì nhất thời bấy giờ - Apple Compouter I. Woz rất giỏi về máy tính và phần mềm, nhưng những ý tưởng ban đầu của Woz không được Jobs đồng tình, Jobs có một cách suy nghĩ hoàn toàn khác. Thời bấy giờ, thế giới chưa tồn tại một chiếc máy tính cá nhân đúng nghĩa. Jobs nghĩ rằng chỉ có thể kinh doanh được nếu họ tạo ra một chiếc máy tính cá nhân, bao gồm phần bộ máy, có bàn phím, và một màn hình hiển thị các khung cửa sổ phần mềm thay vì phải dùng các dòng lệnh như hầu hết các máy tính lúc bấy giờ. Jobs đã bước đầu khẳng định ý tưởng của mình bằng việc bán được hàng trăm chiếc máy tính Apple Compouter I thời bấy giờ, nhưng tầm nhìn của ông còn xa hơn thế, ông muốn phải bán được hàng ngàn chứ không phải hàng trăm, và ông bắt đầu nâng cấp sản phẩm của mình.
Sau một thời gian tập trung làm việc, cuối cùng Ritchie và Thomson cũng hoàn thành phiên bản đầu tiên của một hệ điều hành mới kế thừa từ hệ điều hành MULTICS mà họ đã làm trước đó. Cũng chính vì điều đó, mà Ritchie đã nhận ra rằng, hệ điều hành mà ông và Thomson vừa tạo ra không khác nhiều so với hệ điều hành cũ và chưa thể thích hợp cho tất cả các loại máy tính. Ritchie không thể tạo nên một hệ điều hành khác biệt không phải vì không đủ khả năng, mà vì các ngôn ngữ lập trình thời bấy giờ không cho phép ông làm được nhiều điều với những ý tưởng của ông. Ritchie đã có một quyết định đột phá là bắt tay vào việc tạo nên một ngôn ngữ lập trình mới để phục vụ cho mục đích của mình. Sau vài năm làm việc, Ritchie tạo ra một ngôn ngữ lập trình mới, một ngôn ngữ lập trình gần gũi với ngôn ngữ tự nhiên và có các tính năng mà các ngôn ngữ lập trình khác chưa từng có được, ông đặt tên cho ngôn ngữ mới này là C. Sau khi tạo ra ngôn ngữ C, Ritchie giờ đây đã có đầy đủ công cụ để thực hiện ý định ban đầu của mình, ông bắt tay vào việc viết lại hệ điều hành mới bằng ngôn ngữ lập trình C. Hơn cả mong đợi, Ritchie đã viết nên một hệ điều hành hoàn toàn mới, với các tính năng vượt trội tất cả các hệ điều hành và phần mềm mà nhân loại từng tạo ra, ông đặt tên cho nó là hệ điều hành UNIX.
Để có thể tạo ra một chiếc máy tính tiện dụng và bán được, Jobs buộc phải tư duy sáng tạo hơn. Jobs có lối suy nghĩ của nhà kinh doanh, một người đặt những tiêu chuẩn chất lượng cho người dùng lên hàng đầu, và những ý tưởng của ông xuất phát từ mục đích đem đến những trải nghiệm tốt nhất cho người dùng về chiếc máy tính ông tạo ra. Máy tính Apple Computer II không có đột phá về công nghệ, nhưng có đột phá vượt bật về trải nghiệm người dùng. Lần đầu tiên trong nhân loại, con người có thể tương tác với máy tính thông qua các cửa sổ phần mềm có các hình ảnh và màu sắc. Người dùng giờ đây có thể dễ dàng sử dụng máy tính thông qua các thao tác với hình ảnh so với việc dùng các dòng lệnh như trước đây. Apple Computer II thành công vượt cả mong đợi của Jobs, họ đã bán được tổng cộng 6 triệu máy tính trong vòng 16 năm mà Apple Comuter II được sản xuất, Jobs đã khẳng định sự thành công ban đầu của Apple từ đây. Steve Jobs là một người có đầu óc sáng tạo và kinh doanh đúng nghĩa. Lúc bấy giờ, việc kinh doanh thuận lợi, tất cả chúng ta đều nghĩ rằng Jobs và Woz là một sự kết hợp hoàn hảo, nhưng Jobs lại có tầm nhìn xa hơn thế rất nhiều. Ông quan ngại rằng, dù gì người tạo ra máy tính Apple Computer II là Woz, việc kinh donh của Apple vẫn phụ thuộc hoàn toàn vào Woz, và Jobs lên một kế hoạch để thay đổi điều này.
Ý định ban đầu của Ritchie là tạo ra một hệ điều hành có thể phù hợp cho mọi loại máy tính, nhưng ông không ngờ được rằng, ông đã tạo nên một ý niệm mang tên UNIX - vượt xa cái tên của một hệ điều hành máy tính. Sự thành công của UNIX không chỉ đến từ các đoạn mã Ritchie đã viết, mà nó phần lớn đến từ các khái niệm, các giải thuật mà ông đã tạo ra. Các nhà lập trình viên trên toàn thế giới sử dụng lại các khái niệm, giải thuật của UNIX để tạo ra nhiều hệ điều hành khác. Chưa bao giờ việc tạo ra một hệ điều hành lại dễ dàng với chúng ta như vậy, nhờ các khái niệm và giải thuật mà Ritchie đã sáng tạo ra trong quá trình làm nên UNIX. Sự phát triển của UNIX không dừng lại ở đó, nó còn vươn xa hơn cả trong trí tưởng tượng của Ritchie. Vào cuối những năm 1970 và đầu những năm 1980, thế giới chưa tồn tại internet như ngày nay. Lúc đấy, các nhà phát triển đang dần hình thành các khái niệm và viết nên các phần mềm internet đầu tiên. Lúc bấy giờ, các khái niệm và giải thuật của Ritchie trong UNIX hoàn toàn tương thích và hỗ trợ rất tốt cho các phần mềm internet, chính vì vậy, UNIX đã trở thành một phần rất quan trọng trong quá trình hình thành, phát triển và tồn tại cho đến ngày nay. Nhưng UNIX chỉ là một trong hai thành công vượt mong đợi của Ritchie, thành công không tưởng còn lại là ngôn ngữ lập trình C mà ông đã tạo ra cùng thời điểm với UNIX.
Jobs mua lại một công ty phần mềm có tên là Xerox và bắt đầu kế hoạch tự tạo ra một chiếc máy tính không phụ thuộc vào Woz. Trong quá trình tạo ra chiếc máy tính mới này, Jobs không ngừng sáng tạo và suy nghĩ khác biệt. Ông quan niệm rằng, đây không chỉ là một chiếc máy tính thân thiện với người dùng, mà nó còn phải là một tác phẩm nghệ thuật chỉnh chu nhất. Jobs vận dụng các tinh hoa về nghệ thuật mà ông đã học để áp dụng vào chiếc máy tính mới này, từ màu sắc, đến các kiểu chữ được hiển thị, tất cả phải chỉnh chu nhất. Ngoài ra, một phát minh mới được Jobs sử dụng, đó là một thiết bị đi kèm với máy tính được gọi là chuột. Lần đầu tiên con người có thể tương tác với các cửa sổ trên màn hình máy tính một các dễ dàng nhất thông qua thiết bị chuột. Jobs thành công ra mắt chiếc máy tính của riêng mình có tên là Macintosh vào năm 1984, và đưa việc kinh doanh của Apple lên một tầm ca mới. Apple trở thành một công ty đại chúng, bán cổ phiếu công khai, trở thành một công ty kinh doanh thành công trong suốt những năm cuối của thập niên 1990. Tuy nhiên, dần dần Jobs nhận ra một điểm không ổn định trong những chiếc máy tính Macintosh là hệ điều hành. Jobs quyết định phải bắt tay vào việc tạo ra một hệ điều hành ổn định dành cho những chiếc máy tính Macintosh. Những con người tài giỏi ở Apple đã thành công trong việc tạo ra một hệ điều hành mới, ổn định và hiệu quả cho những chiếc máy tính Macintosh, nó được gọi là MacOS và được ra đời năm 2001. Apple đã không tạo ra MacOS từ con số không, họ kế thừa từ một hệ điều hành mã nguồn mở mang tên Darwin, hệ điều hành Darwin cũng đã được xây dựng từ một hệ điều hành nguyên thủy mang tên UNIX.
Ritchie là tác giả của cuốn sách "The C programming language" - cuốn sách mà bản thân tôi gọi là "Kinh Thánh của các nhà lập trình viên". Trong cuốn sách, Ritchie không chỉ viết về các mã lệnh đơn thuần, mà phần lớn ông viết về các khái niệm, các giải thuật mà ông đã nghĩ ra, cách máy tính hoạt động và ông dùng ngôn ngữ C để diễn tả chúng. Ritchie không đơn thuần là một lập trình viên với tính cách lập dị, ông là người khá giỏi trong việc mô tả cách ông suy nghĩ và mô tả những thứ ông làm ra. Có người từng làm việc với Ritchie đã nói rằng: "Khi bạn nhìn vào các đoạn mã của Ritchie, trước tiên, bạn hãy tìm hiểu về ý tưởng của Ritchie, và rồi bạn sẽ thấy đoạn mã đó đẹp đẽ đến mức nào!".
Steve Jobs cầm trên tay chiếc điện thoại iPhone, thực hiện các thao tác với chiếc điện thoại bằng những cách mà con người trước đó chỉ có thể tưởng tượng ra. Những hình ảnh đó trở thành đại diện cho sự phát triển của công nghệ hàng chục năm về sau. Leonardo da Vinci đã từng nói: "Con người vĩ đại bởi trí tưởng tượng. Nếu chúng ta tưởng tượng ra một điều gì đó, chúng ta sẽ làm được trong tương lại.". Steve Jobs đã khẳng định câu nói này trong thời đại ngày nay. Với những sự sáng tạo và suy nghĩ khác biệt không ngừng trong suốt quá tình tạo ra các sản phẩm, Steve Jobs không chỉ biết Apple thành công ty thành công nhất lịch sử, mà ông còn để lại cho nhân loại những sản phẩm và nền tảng vô cùng giá trị cho cuộc sống nhân loại. Chúng không chỉ là các sản phẩm công nghệ, chúng ta cấc tác phẩm nghệ thuật của Steve Jobs. Steve Jobs ra đi vào những ngày xuân tháng hai năm 2011, để lại sự tiếc nuối cho cả nhân loại. Ông ra đi và để lại cho nhân loại vô vàn giá trị mà trong đó ta có thể cảm nhận được sự thiên tài trong tư duy xây dựng một sản phẩm bất diệt của ông.
Sau đó vài ngày, Ritchie qua đời khi vừa tròn 70 tuổi. Ritchie qua đời và để lại muôn vàng di sản cho nhân loại: Một ngôn ngữ lập trình gần như là quan trọng bật nhất - C là ngôn ngữ tạo nên các hệ điều hành máy tính, tạo nên các phần mềm trong các thiết bị điện tử, thậm chí là tạo nên các ngôn ngữ lập trình cấp cao ngày nay. Hơn hết, ông để lại cho nhân loại một ý niệm mang tên UNIX, một ý niệm mà ta sẽ thấy ở mọi nơi máy tính và phần mềm tồn tại, từ những thiết bị phát sóng internet, đến những chiếc đồng hồ thông minh, đến những chiếc điện thoại iPhone lẫn Android, vô vàn chiếc Macbook cá nhân và thập chí là vô vàn máy chủ và siêu máy tính. Ở bất kì đâu có máy tính và phần mềm, ta đều thấy những ý tưởng và sản phẩm của Ritchie, chúng ở mọi nơi.
Ritchie và Jobs được sinh ra cùng một thời đại, họ ra đi cùng một thời điểm, và cùng để lại cho nhân loại những điều tuyệt với nhất. Ritchie bằng khả năng tính toán và táo bạo đã tạo nên nền móng cho ngành công nghệ phần mềm và Jobs với những tưởng tượng và sáng tạo đã mang ngành công nghệ phần mềm đến với người dùng bằng các sản phẩm của mình. Có những quan điểm cho rằng không có Ritchie sẽ chẳng có Steve Jobs, cũng có người lại nói rằng chính Jobs đã mang những sản phẩm của Ritchie gần hơn với người dùng, nâng chúng lên một tầm cao mới. Nhưng đối với bản thân tôi, họ đều vĩ đại theo cách riêng của mình. Hai con người, không cùng làm việc, nhưng bằng một cách nào đó, họ có chung một sứ mệnh, họ cùng nhau phát triển và làm thay đổi ngành công nghiệp phần mềm trong thời kì rực rỡ nhất của nó.
Link bài viết trên trang blog của mình:
Quan điểm - Tranh luận
/quan-diem-tranh-luan
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất