Thật ra mình làm cho một sân khấu hài kịch ứng tác ở Hà Nội, một môn nghệ thuật mới bắt đầu và phát triển. Chỉ đơn giản là lên sân khấu, xin kịch bản khán giả và diễn hài kịch. Đang mở lớp để tìm đồng đội.
Link đăng ký lớp: https://www.facebook.com/events/1908173679501985/
Link của nhà hát: https://www.facebook.com/therottengrapes

Link gốc: http://www.huffingtonpost.com/beth-kuhel/its-no-joke-business-less_b_6661200.html
---------------------------------------------------------------------
Thay đổi luôn là một phần tất yếu của cuộc sống. Thời đại hiện nay sự thay đổi diễn ra nhanh hơn bao giờ hết, mỗi giây, mỗi phút, mỗi giờ, mỗi ngày. Sự thay đổi diễn ra trong mọi lĩnh vực kinh tế, kỹ thuật, y tế và thậm chí cả khí hậu, môi trường. Kiến thức và kinh nghiệm luôn là những giá trị cốt lõi của người thành công, nhưng những kỹ năng ứng biến cũng rất cần thiết để tự tin tạo nên sự thay đổi trong thế giới hiện đại.
Khả năng ứng biến có thể học được ?
Một nhà khoa học nổi tiếng của thế kỷ 19, Louis Pasteur đã chia sẻ "Vận may sẽ đến khi tâm trí đã sẵn sàng". Một số trường đào tạo kinh doanh và các công ty đang tạo ra các chương trình giảng dạy, giúp các nhà lãnh đạo phát triển các kỹ năng ứng biến. Học viên gồm doanh nhân, nhân viên bán hàng và các diễn viên.
Sự ứng biến thực sự có nhiều điểm chung với kinh doanh; người làm kinh doanh đều phải đối phó với những tình huống mới lạ, những khách không dự đoán trước được và những phản ứng "chưa được chuẩn bị" của khách hàng, đối tác trong khi bản thân vẫn phải giữ được sự bình tĩnh. Những người có thể suy nghĩ nhanh chóng, ứng biến trong mọi tình huống sẽ có cơ hội cạnh tranh tốt hơn trong môi trường kinh doanh đầy thách thức ngày nay.
Nhiều trường kinh doanh có uy tín đang xây dựng bộ môn hài kịch ứng tác vào chương trình giảng dạy của họ. Trường đào tạo Quản lý MIT Sloan là một trong những trường kinh doanh đầu tiên đưa diễn xuất hài kịch ứng tác vào lớp học. Trường Kinh doanh Richard Ivey ở London, Ontario, đã hợp tác với nhóm hài kịch Second City để cung cấp các lớp học Hài Kịch Ứng Tác cho sinh viên, lập luận rằng Hài kịch ứng tác sẽ giúp đào tạo sinh viên của họ suy nghĩ và hành động nhanh chóng.
Dưới đây là các "Quy tắc ứng tác" của Tina Fey áp dụng cho các nhà lãnh đạo doanh nghiệp:
Quan sát tinh tế
Kịch Ứng Tác dạy bạn phải quan tâm đến bạn diễn trong cảnh của mình. Trong cuộc sống thực đó có thể là khách hàng, đồng nghiệp, hoặc ông chủ của bạn.
Thu thập các các thông tin xung quanh và sau đó nhanh chóng đưa ra phương pháp xử lý tình huống.
Fey nói, "Dành thời gian để kết nối với khán giả. Sẽ luôn luôn đem lại kết quả tốt đẹp trong một mối quan hệ."
Tập trung cao độ 
Hài Kịch Ứng Tác cần bạn chọn một điều để tập trung và chú ý đầy đủ.
Tập trung vào lắng nghe
Trong kịch ứng tác, bạn được thực hành việc lắng nghe có chủ đích và không chỉ là nghe mà còn phải để ý đến toàn bộ ngôn ngữ cơ thể của bạn cũng như chú ý đến ngôn ngữ cơ thể của bạn diễn; điều này sẽ cải thiện đáng kể giao tiếp của bạn.
Học từ những rủi ro
Hài kịch ứng tác, diễn viên luôn đặt mình vào tình huống dễ bị thất bại trong cảnh diễn, bởi vì họ không theo kịch bản. Trong tình huống dễ bị thất bại, chính sự ứng biến nhanh và dí dỏm của diễn viên là điểm thu hút khán giả.
Biết khi nào phải chấp nhận rủi ro và cách xử lý những rủi ro đó cũng quan trọng không kém, trong việc điều hành doanh nghiệp. Mỗi tình huống mới tạo ra một cơ hội mới cho bạn, để áp dụng kiến thức, tri thức giúp đương đầu và vượt qua những thách thức.
Học từ nguyên tắc của Hài Kịch Ứng Tác
Đồng ý và gật đầu
Tina Fey giải thích rằng quy tắc đầu tiên là luôn đồng ý với bạn diễn trong cảnh của mình.
Fey giải thích. "Hãy cứ bắt đầu bằng cách đồng ý và xem bạn diễn sẽ đưa bạn đến đâu."
Nếu bạn không có khả năng làm việc nhóm. Có thể do bạn luôn nghĩ ý tưởng của mình luôn tốt hơn mọi người. Ngay cả khi bạn đúng, thì ít nhất hãy cho người khác cơ hội trình bày, trước khi tự ý loại bỏ ý tưởng của họ.
Nói Ừ, và ...
Thay đổi cách bạn trả lời từ "Ừ, nhưng ..." thành "Ừ, và ..." - nó bao hàm nhiều điều hơn cả. Nói "Có", khiến bạn cởi mở hơn để làm việc với người khác, điều này cũng sẽ giúp bạn đàm phán một thỏa thuận dễ dàng hơn. Trong một cảnh với bạn diễn của mình, bạn không chỉ đồng ý với họ, bạn cũng giúp họ xây dựng câu chuyện tiến lên phía trước. Vì vậy, phản ứng tốt nhất để cùng hợp tác là "Ừ, và ...". Chỉ đơn giản nói "Ừ" sẽ là không hữu ích và không dựng xây.
Khi bạn biết cách đưa ra những ý tưởng của riêng mình và đóng góp cho ý tưởng của người khác theo hướng tích cực. Bạn sẽ giúp công ty đi lên và để lại dấu ấn của bản thân mình.
Giúp bạn diễn thành công
Học cách cố gắng mang lại một kết quả tốt đẹp mà mọi người đều hưởng lợi
Hãy lắng nghe tích cực 
Hãy lắng nghe những thông tin và hình ảnh mà bạn diễn cung cấp hơn là tập trung vào phản ứng của bản thân và chăm chăm vào lên kế hoạch những gì bạn sẽ nói tiếp theo. "Không, tôi không thể thúc đẩy cảnh diễn ngay bây giờ" cũng là một đề nghị. Cảnh diễn chắc chắn sẽ biến chuyển trong tương lai. Bạn chỉ cần tìm ra khi nào sẽ xảy ra. Lắng nghe và thông minh tìm ra những gì mọi người nói, để tìm thấy "có" trong "không" của họ. Có thể bạn sẽ là người nắm được cơ hội vào thời điểm xấu nhất.
Hãy suy nghĩ về các giải pháp chứ không phải đưa ra các câu hỏi
Chia sẻ trong Bossypants, Fey giải thích rằng đặt câu hỏi, sau khi nhận một câu hỏi làm cho bạn diễn của bạn phải nghĩ về tất cả các phản ứng một mình. Không ai thích áp lực đó. Câu thần chú "Đừng mang lại cho tôi những vấn đề, mang lại cho tôi giải pháp" luôn đúng ở Hài Kịch Ứng Tác. Một khi bạn xác định được một vấn đề trong công việc, hãy đưa ra một giải pháp thay vì trì triết vấn đề đó. Đừng nói, "Dự án này sẽ thất bại và chúng ta sẽ mất tiền". Hãy suy nghĩ về cách bạn có thể khắc phục sự cố trước và sau đó bắt tay vào xử lý. Hãy nói với ông chủ của bạn, "Dự án này có một số trở ngại nghiêm trọng, nhưng đây là những gì chúng tôi có thể làm để cải thiện cơ hội thành công của chúng ta."
Lỗi là cơ hội trong kịch ứng tác.
Nếu bạn đang ứng tác và diễn xuất theo lối suy nghĩ của mình, nhưng mọi người không nhận ra nó và làm một thứ khác, bạn không thể dừng lại và nói với họ rằng sai rồi. Nhận thức của họ bây giờ là cảnh bạn đang diễn xuất và đó là trách nhiệm của bạn phải giải quyết cảnh diễn.
Fey viết: "Trong Kịch Ứng Tác không có sai lầm, chỉ có những tai nạn hạnh phúc và đẹp đẽ".
Tại nơi làm việc có sai lầm. Một khi lỗi xảy ra, điều đó xảy ra, và việc rên rỉ không làm thay đổi bất cứ điều gì. Bây giờ bạn phải đứng ra chịu trách nhiệm để đạt được kết quả tốt nhất.
Đôi khi bạn sẽ thất bại
Fey chia sẻ rằng người sáng tạo Saturday Night Live, Lorne Michaels thường nói với cô ấy, "Chương trình không tiếp tục vì nó đã sẵn sàng; nó diễn ra bởi vì lúc đó là 11:30". Chương trình sẽ được phát sóng vào lúc 11:30, dù bạn có nghĩ mọi thứ đều hoàn hảo hay không. "Bạn không thể có được thành công chỉ bằng việc nghĩ. Nếu bạn quá sợ mắc lỗi, bạn sẽ không bao giờ dám làm bất cứ điều gì và nhận được thành quả. Điều đó có nghĩa là bạn sẽ không bao giờ có bất kỳ thành công nào. Cuộc sống sẽ có những lỗi lầm, nhưng đừng để nó hủy hoại bạn. Hãy đảm bảo những thành công sau sẽ vượt trội hơn những thất bại và bạn sẽ ổn thôi. "
Làm sao để trở nên tốt hơn trong Kịch Ứng Tác
Nhà hát kịch ứng tác đem tới rất nhiều bài học hữu ích về cải thiện khả năng giao tiếp và cách phát triển một ý tưởng.
Bạn sẽ tưởng trừng như mình được sống "chậm" lại, khi bạn lắng nghe tất cả một cách chăm chú và dành 5 giây để trả lời. Bạn sẽ ngạc nhiên khi lần đầu bạn sẵn sàng lắng nghe người khác và thấu hiểu họ, thay vì chỉ chú ý mình sẽ nói gì rồi cắt ngang.
Ứng tác viên không phải lúc nào cũng là người tỏa sáng nhất trên sân khấu, nhưng luôn là người xây dựng, thúc đẩy nên vở kịch. Ứng tác viên là người sử dụng trí thông minh, nhanh nhẹn và năng lượng tràn đầy của mình để phân tích tình huống một cách nhanh chóng, nghĩ đến những giải pháp thông minh và đưa ra giải pháp để đem đến thành công. Ứng tác có khả năng cải thiện giao tiếp, làm việc với đội, nhóm. Các nhà lãnh đạo, nhà quản lý và giám đốc điều hành học cách phản ứng trong thời điểm này, khai thác sự thay đổi như là một cơ hội. Học Ứng Tác là một cách để tăng lợi thế cạnh tranh của bạn. Khi tình huống bất ngờ xảy ra, bạn sẽ có kỹ năng tốt hơn để "đứng lên" và quản lý, đem đến những kết quả không ngờ.