Thu Hà Nội, lá vàng rơi, cây chỉ còn là bộ xương,trơ trọi, trần trụi. Giống như con người vứt bỏ cái bên ngoài để sống thật với cái bên trong mình. Loanh quanh Hà Nội chiều thu, thời tiết trở lạnh, mưa phùn, đường phố xe đi như kiến, Hồ Gươm đông khách như hội.
    Gặp vài người chụp ảnh với người mẫu có phong cách Hà Nội xưa. Tay cầm bó hoa, khoác trên mình bộ áo dài, đầy sự dịu dàng và duyên dáng. Còn giữ lại đâu đó hình ảnh người Hà Nội lịch sự, ngọt ngào. Những bức tường thành cũ kỹ, gắn với lịch sử kiêu hùng. Những nhà thờ uy nghiêm, yên lắng, không ồn ào. Những góc phố nhỏ, sâu bên trong là sự yên bình, trái hẳn với vẻ xô bồ bên ngoài, tấp nập và vội vả.
    Rảo bước qua các tuyến phố khu trung tâm, không khó để bắt gặp sự giao thoa giữa mùa thu và mùa đông, lá vàng rơi nhẹ trong gió. Rơi từ những cái cây hàng thập kỷ, bám đầy rêu phong, vỏ rạng nức, sần sùi như da của những ông già tuổi đã cao. Những cái cây đó đã chứng kiến Hà Nội thay đổi. Từ thời tem phiếu tới thời quẹt thẻ, từ lúc xe đạp đi đầy đường thì bây giờ là những dòng ô tô. Chứng kiến bao mùa thu mà tóc em bay trong gió, mùi cốm thơm về trên tay em nhỏ, mùi hoa sữa phản phất trong gió. Hà Nội mùa này thật biết cách làm cho con người yêu thương.  Mùa thu Hà Nội là mùa nhớ, mùa thương. Nhớ gia đình, nhớ bạn bè, nhớ người thương.
    Có phải em mùa thu Hà Nội, Em ơi Hà Nội phố, tên những ca khúc gắn liền với Hà Nội. Bao thương nhớ được người nhạc sĩ gửi gắm vào mùa thu, thật khéo để hòa quyện.
“…Có phải em là mùa thu Hà Nội
Ngày sang thu anh lót lá em nằm
Có phải em là mùa thu Hà Nội
Nghe đấu đây là mưa và mi xanh…”
Dzayee.
Google image.