Nhắc đến Hà Nội là nhắc đến sự hào hoa, thanh lịch. Nhưng những nét hòa hoa đó, nếu không phù hợp với thời đại sẽ bị mai một những giá trị không còn phù hợp. 
Khi người Pháp rút quân, khi chuẩn bị thành lập Ủy ban quân chính Hà Nội, thì một văn bản của Bác Hồ được truyền đi, có nói đến cách đi đứng, ăn nói (10 điều kỷ luật - Bác Hồ). 
Phó Giám đốc NXB Kim Đồng Nguyễn Huy Thắng (con trai nhà văn Nguyễn Huy Tưởng)
Sinh ra và lớn lên ở Hà Nội, tác giả vẫn luôn có cảm xúc hồi hộp, mong ngóng, vội vã mỗi khi đi xa trở về nhà, để được nhìn thấy, nghe thấy, cảm nhận thấy những gì thân thuộc trong ngôi nhà của mình. 
“Những tài hoa thanh lịch của Hà Nội đã phôi pha, đời sống xuống cấp với những bát nháo, lộn xộn, tùy tiện. Tiếc, nhưng khó có thể khác được, vì thời đại. Nhưng ông cho rằng, người Hà Nội vẫn giữ được sự kỷ cương, lịch sự 
NSND Lan Hương - "Cô bé Hà Nội"
Với nghệ sĩ nhân dân Lan Hương, nếu sinh ra ở nơi khác, có lẽ bà đã không có duyên đi theo con đường nghệ thuật. Nhưng nhờ có chất thơ của Hà Nội, được sống gần những người làm trong ngành nghệ thuật nên nghệ thuật đã trở thành định mệnh của cuộc đời bà.
Với bà, Hà Nội là sự hội tụ tinh hoa của văn hóa, nghệ thuật, tri thức. Những gì tốt đẹp nhất Hà Nội đều có. Giờ đây, Hà Nội còn có thêm văn hóa vùng miền (bởi nhiều người đến học tập, làm việc và sinh sống tại Hà Nội), vì thế sẽ có sự giao thoa. Tuy nhiên, theo bà thì người Hà Nội dù ở đâu cũng nên giữ được sự tử tế và tri thức (nhân ái, văn minh và tri thức).
Nhà văn Nguyễn Trương Quý
Hà Nội đã có sự phôi pha, tuy nhiên, khi chủ đề này được đưa ra và bàn luận tức là người Hà Nội vẫn có ý thức giữ gìn sự lịch sự, văn minh, hòa hoa thuở nào. Theo tác giả, sự thanh lịch của Hà Nội có được nhờ con người sống có tôn ti trật tự, nếp sống lấy gia đình làm hạt nhân, phụ nữ Hà Nội chỉn chu, giỏi giang bếp núc và chăm sóc con cái, thứ hai là ảnh hưởng bởi văn hóa Pháp, nét thẩm mỹ của Pháp với sự lãng mạn, phóng khoáng, cởi mở huê tình. 
Nhà văn Vũ Quần Phương
Hà Nội là bức họa về một miền xưa cũ. 
Áo đỏ em đi giữa phố đông,
Cây xanh như cũng ánh theo hồng.
Em đi lửa cháy trong bao mắt,
Anh đứng thành tro em biết không
(Thơ “Áo đỏ”, Vũ Quần Phương)