Lần đầu tiên đọc sách là cuốn "Socrates in Love" mượn từ thư viện trường năm 18 tuổi. Giờ mình đã 28, mỗi tháng vẫn duy trì thói quen đọc 1 cuốn, đa thể loại.
Riêng sách self-help thường rất mắc tiền, nói thiệt, nên mình lựa khá kĩ và chia ra từng bước. Bạn có thể dùng các bước này như checklist, tiết kiệm thời gian đọc, tiết kiệm tài chính cho bản thân.
Ừ mình 28 tuổi thật á, trust me or not  =)))
Ừ mình 28 tuổi thật á, trust me or not =)))

Bước 1. XEM MỤC LỤC

1.1 Các chương trong cuốn sách này có khớp với trình độ hiện tại của mình không?
(Sách self-help có tính thời điểm, thời điểm tốt nhất là khi trình độ của bạn phù hợp với cuốn sách. Nếu đã biết qua kiến thức trong đó thì ko nên mua nữa, vì thời điểm của bạn qua rồi)
1.2 Có chương nào có khả năng, sẽ trả lời được vấn đề mình đang có không?
(Do sách self-help phát huy hiệu quả tốt nhất khi bạn đọc với mục đích là tìm câu trả lời cho 1 vấn đề nào đó)
1.3 Cách sắp xếp mục lục nhìn chung có hợp lý không?
(Vì nếu không, thì NXB biên tập không kĩ, nội dung gốc hay mà biên tập không kĩ đọc cũng không vào đầu được)

Bước 2. XEM PROFILE TÁC GIẢ

Sau khi xem qua và thấy nội dung chung ổn. Tiếp tục:
2.1 Người viết/ dịch ra cuốn sách này có chuyên môn và trình độ trong lĩnh vực này không?
(Nếu không có, đọc làm gì?)
2.2 Người này mục đích viết có đáng tin không?
(Vd: Founder của một thương hiệu kem đánh răng organic viết sách về nha chu và liên tục promote sản phẩm của mình trong sách. Vậy nó không đáng tin cậy để đọc nữa, vì sách thành công cụ Marketing rồi)
2.3 Lưu ý khác:
(Nếu là sách của nhóm nhiều tác giả, khả năng cao đây là sách chia sẻ kinh nghiệm được NXB tổng hợp lại. Sẽ hợp với trình độ newbie, do nội dung thường tổng quan, không nói quá sâu vào vấn đề)
Như cuốn này của series #hashtag - RIO BOOK chả hạn. Nguồn ảnh: Tiki
Như cuốn này của series #hashtag - RIO BOOK chả hạn. Nguồn ảnh: Tiki

Bước 3. XEM NGUỒN / TRÍCH DẪN KHOA HỌC

3.1 Các kiến thức này có cơ sở hay nghiên cứu bảo chứng không?
(Nguồn của một thông tin đảm bảo cho độ tin cậy của nó.
Đừng đọc self-help có trích dẫn kiểu “theo một nghiên cứu gần đây đề cập”, vô thưởng vô phạt.
Mở đến chương cuối của sách, xem có liệt kê các trích dẫn và nghiên cứu khoa học liên quan không? Nếu có, tiếp tục xem nguồn gốc của các trích dẫn có đáng tin cậy không?
Điển hình cuốn The One Thing này, nội dung tốt, với trích dẫn rất phù hợp. Nguồn ảnh: Vnwriter
Điển hình cuốn The One Thing này, nội dung tốt, với trích dẫn rất phù hợp. Nguồn ảnh: Vnwriter

Bước 4. XEM ĐỘ PHỔ BIẾN

Thỏa mãn được các bước trên, ta bắt đầu xét đến:
4.1 Check số lần tái bản hoặc stamp best-seller
(Sách trích dẫn đáng tin cậy vẫn có khả năng quá hàn lâm nên áp dụng vào đời sống không được nhiều.
Hãy xem số lần tái bản của cuốn đó hoặc stamp best-seller (nếu có). Vì nói chung sách được đón nhận tốt bởi đại chúng đồng nghĩa là sách dễ đọc dễ dùng)

Bước 5. XEM DESIGN BÌA SÁCH

(Bước này thấy mọi người hay làm đầu tiên, mình nghĩ nên làm cuối cùng vì nó kém hiệu quả nhất, vì bìa sách thời nay thực sự rất được đầu tư, có khi hơn cả phần biên phiên dịch nội dung, để hút độc giả. Chưa kể "đẹp" là 1 khái niệm quá tương đối để đánh giá cuốn sách.

**Nhưng đề phòng nhất...

vẫn là sách bìa cứng.
Giá thường rất cao, cầm rất sang tay, nhưng mình thấy sách kiểu này toàn là để chúng ta bị đánh lạc hướng khỏi việc nó có nội dung không ổn chút nào.
Không tin, thử đọc cuốn “Chạm” của AZ Vietnam đi. Bìa rất đẹp, còn nội dung tiếng Việt rất tệ. Và yes, mình đang chỉ trích công khai, vì nó THỰC SỰ RẤT TỆ, như đang đọc google translate thời Sài Gòn Cô Tiên năm 2000 ấy. Và mình không muốn ai mất tiền hay thời gian vì nó nữa. Trừ khi nó có một bản dịch cập nhật mới, mình sẵn sàng đọc để kiểm tra lại.
Còn để stamp Best Choice? Không biết stamp do ai tạo ra và dựa trên cái gì nữa.
Còn để stamp Best Choice? Không biết stamp do ai tạo ra và dựa trên cái gì nữa.
Đây là "công thức" chung của mình để sàng lọc sách thôi. Đương nhiên sẽ có ngoại lệ, u must have rules before you break it right?
Chúc các bạn đọc sách và phát triển bản thân thật tốt, và không phí tiền như mình kkk.