HUAWEI (P1) – QUÂN CỜ CHÍNH TRỊ ĐẦY THAM VỌNG
Huawei, một công ty công nghệ của Trung Quốc, nó nắm bắt đủ ba yếu tố để làm lên sự thống trị đó là thiên thời - địa lợi - nhân hoà....
Huawei, một công ty công nghệ của Trung Quốc, nó nắm bắt đủ ba yếu tố để làm lên sự thống trị đó là thiên thời - địa lợi - nhân hoà. Về thiên thời, Huawei gặp cơ hội thuận lợi để thành lập nhờ các ưu đãi lớn về chính sách đặc khu kinh tế ở Thâm Quyến. Tiếp theo, về địa lợi, Huawei được khởi dựng ở Trung Quốc nên ít bị các công ty tư bản khác cạnh tranh và mặt khác còn được Chính phủ hậu thuẫn về sáng chế. Về nhân hoà, Nhậm Chính Phi quản lý và dẫn dắt Huawei từ bên trong đến bên ngoài đảm bảo sự hài hoà, cố kết. Những điều ấy tạo lên một công ty công nghệ Huawei khổng lồ và mạnh mẽ chuyên cung cấp nhu cầu về thiết bị viễn thông và điện thoại thông minh cho thế giới. Tuy nhiên, vào năm 2018, đối đầu Mỹ - Trung bắt đầu nổ ra và công ty công nghệ Huawei đã trở thành tâm điểm chính trị giữa hai cường quốc trên thế giới.
Như vậy, liệu Huawei có phải là một công ty công nghệ độc lập đột nhiên bị lôi kéo vào cuộc chơi chính trị đầy toan tính giữa Mỹ và Trung Quốc hay không? Hay thực chất, Huawei là một quân cờ chính trị mà Trung Quốc đã xây dựng từ lâu?
1. Sơ lược về Huawei
Công ty công nghệ Huawei, tên chính xác làCông ty trách nhiệm hữu hạn kỹ thuật Hoa Vi được Nhậm Chính Phi thành lập năm 1987. Huawei tự tuyên bố là một doanh nghiệp tư nhân 100% sở hữu bởi nhân viên. Huawei hiện có hơn 194.000 nhân viên, hoạt động tại trên 170 quốc gia và khu vực, phục vụ hơn 3 tỉ người dân trên khắp thế giới (dẫn theo trang chủ Huawei, 2020). Đặc biệt, vào năm 2020, Huawei được đánh giá là công ty mang hình ảnh quốc gia giữ vị thế dẫn đầu trong việc phát triển công nghệ 5G. Đó là vì Huawei chiếm 19% bằng sáng chế cốt lõi (thực sự được sử dụng trong tiêu chuẩn 5G), tiếp theo là hai gã khổng lồ công nghệ Hàn Quốc là Samsung chiếm 15% và LG chiếm 14%.
1.1. Tại sao Huawei được thành lập
Trung Quốc là một gia to lớn ở Châu Á, nơi đây từng là một chiếc bánh “gatô” béo bở cho các cường quốc tư bản phương tây vào giai đoạn thực dân xâu xé. Vì thế, đất nước này phải chịu những nỗi quốc nhục không chỉ hằn sâu trong lịch sử mà còn ảnh hưởng tới tâm lý chính trị của nhà lãnh đạo. Chúng ta phải nhắc lại chiến tranh Thuốc phiện vào thời nhà Thanh đã khiến Trung Quốc bị thâu tóm về chính trị, xã hội và kinh tế. Bài học của cuộc chiến cho Trung Quốc thấy rằng, sức mạnh của thiểu số nắm công nghệ hoàn toàn có thể đánh bại đa số đoàn kết mà không có công nghệ. Nhận thấy tầm đặc biệt quan trọng của công nghệ, Đặng Tiểu Bình – "kiến trúc sư trưởng" của Trung Quốc, ông đã thành lập đặc khu kinh tế đầu tiên là Thâm Quyến, nơi thả những hạt giống công nghệ đầu tiên. Do đó, nhân thời điểm Trung Quốc quan tâm phát triển mạng lưới quốc gia và thành lập đặc khu kinh tế tại Thâm Quyến. Nhậm Chính Phi tận dụng thời cơ về lợi thế làm việc từ doanh nghiệp nhà nước và xuất thân quân nhân, mặt khác lại có những ý tưởng táo bạo liền thành lập Huawei.
1.2. Người sáng lập công ty
Nhậm Chính Phi và 5 nguyên sĩ quan thuộc Quân giải phóng Nhân dân Trung Hoa thành lập công ty mang tên Huawei tại Thâm Quyến, đặc khu kinh tế đầu tiên ở Trung Quốc. Ông sinh năm 1944 tại tỉnh Quý Châu nằm ở phía tây nam Trung Quốc, lúc này Trung Quốc với Nhật Bản đang ở những năm cuối chiến tranh. Ông Phi từng tốt nghiệp đại học Trùng Khánh chuyên môn công trình và kiến trúc. Sau khi tốt nghiệp, ông từng làm kỹ sư nhưng trong thời kì Cách mạng Văn hoá đã dẫn tới một thời gian thất nghiệp và qua đó ông tự học về kiến thức khoa học điện tử ở các sách nước ngoài. Năm 1970, Phi tham gia quân đội một thời gian rồi xuất ngũ, và làm việc cho tập đoàn dầu khí của Trung Quốc. Ông bắt đầu mở rộng nhiều mối quan hệ khi làm ở công ty dầu khí nhà nước này và khi tham gia quân đội. Chính vì vậy, chắc rằng một điều là sự thành lập của Huawei không chỉ một phần dựa vào khả năng gặp thời của chính sách đặc khu mà còn là mối quan hệ thâm sâu của Nhậm Chính Phi với giới quan chức Trung Quốc.
1.3. Những dấu mốc quan trọng
Năm 1987, Huawei được thành lập tại Thâm Quyến và chỉ bán mảng điện thoại
Năm 1990, Huawei chuyển hướng tham gia sản xuất thiết bị viễn thông. Đây là quyết định về hướng đi đúng đắn, bắt kịp với xu hướng của nhân loại
Năm 1998, Huawei trở thành nhà cung cấp viễn thông lớn nhất Trung Quốc.
Năm 2012, Huawei trở thành nhà cung cấp viễn thông lớn nhất thế giới.
Năm 2018, Phát lệnh bắt giám đốc Tài chính là bà Mạnh Vãn Chu, con gái của Nhậm Chính Phi. Cột mốc chuyển mình từ công ty công nghệ thành quân cờ chính trị
2. Điều gì làm Huawei đặc biệt
2.1. Phía Trung Quốc
Tham vọng “Made in China 2025”
Ở Trung Quốc, tham vọng và mục tiêu vượt kỳ vọng luôn được đặt ra trước rồi sẽ cố gắng để đạt được mục đích. Mục đích dù là khó khăn để thực hiện thì Trung Quốc sẽ tìm mọi phương tiện dù là tốt hay xấu miễn là đạt được nó. Chúng ta có thể thấy rõ hơn qua câu nói của Đặng Tiểu Bình: “Không cần biết mèo trắng hay mèo đen, chỉ cần bắt được chuột đều là mèo tốt”.
Ban đầu, Trung Quốc thực hiện kế hoạch 5 năm đầu tiên (1953 - 1957) và cho tới nay kế hoạch 5 năm lần thứ 14 (2021 - 2025) của Trung Quốc đã bắt đầu xây dựng một tương lai định hướng đổi mới, nhấn mạnh nhu cầu tự lực về khoa học và công nghệ. Nhờ những mục tiêu cụ thể trong các kế hoạch 5 năm, Trung Quốc đã đạt được nhiều thành tựu về công nghệ. Đây là nơi sở hữu tới 40% số đơn xin cấp bằng sáng chế trên thế giới, nhiều gấp đôi của Mỹ và gấp 4 lần Nhật Bản. Số lượng nhân tài về khoa học và công nghệ của Trung Quốc cũng liên tục tăng qua các năm. Vào năm 2019, các chuyên gia nghiên cứu và phát triển của nước này chiếm hơn ¼ tổng số chuyên gia toàn cầu. Năm 2019, Trung Quốc đã chi 2,2 nghìn tỷ Nhân dân tệ (330 tỷ USD) cho nghiên cứu và phát triển. Con số này tương đương 2,2% GDP của Trung Quốc, và ngược lại, Mỹ đã chi 2,8% GDP. (số liệu dẫn theo vtv)
Tựu trung lại, Trung Quốc đã vạch ra đường lối phát triển công nghệ mang tên “Made in China 2025”, nhờ vậy mà 5G đã sớm được vẽ ra trong chủ trương của họ. Việc sở hữu 5G sẽ giúp cho việc thâu tóm các nước nhỏ và mở ra con đường phát triển mới cho Trung Quốc. Bằng sáng chế 5G của Chính phủ Trung Quốc được vun đắp cho công ty công nghệ Huawei, “đứa con cưng” đầy tiềm năng.
2.2. Phía Hoa Kỳ
“Make America Great Again”
Một cỗ xe lửa đem theo giá trị Mỹ đích thức luôn cố băng băng đến trạm đích cuối cùng mặc cho sự đổi hướng của đường ray xe lửa. Chính vậy, bất kể tổng thống Mỹ nào lên thay với những chính sách theo quan điểm khác nhau nhưng về nền tảng thì giá trị Mỹ luôn ẩn nấp đằng sau. Thế nhưng, vào năm 2016, một vị tổng thống mang tính cách táo bạo của một người mang tư duy kinh tế với quan điểm “Make America Great Again”. Dựa trên quan điểm này, Tổng thống Trump không vòng vo mà xác định kẻ thù trực tiếp gây tổn hại tới sự phát triển của Hoa Kỳ đó chính là Trung Quốc. Vì vậy, ông Trump gây chiến với Trung Quốc trên mọi địa hạt về chính trị ngoại giao, kinh tế thương mại, và đặc biệt hơn cả là về lĩnh vực công nghệ.
Vì công nghệ là tương lai của thế giới nên phải là chiến tranh công nghệ. Huawei, một công ty công nghệ phát triển viễn thông lớn nhất thế giới và đang cắm rễ trên đất Mỹ. Hơn nữa, bản thân công ty lại là kẻ nắm giữ thế hệ mạng 5G mà thế giới đang mong đợi. Do đó, ông Trump bắt buộc phải hành động thẳng tay với công ty này để kìm hãm sự trỗi dậy của Trung Quốc. Như vậy, bản thân Huawei đã trở thành tâm điểm được đặt lên bàn cân giữa lợi ích kinh tế và chính trị, giữa doanh nghiệp Mỹ và giới chính trị Mỹ.
2.3. Phía Huawei
2.3.1. Dẫn đầu thế giới về phát triển 5G
Khi thế giới đang loay hoay với 4G và cố gắng phổ cập, phát triển nó trên khắp toàn cầu thì Huawei lại ấp ủ những mộng tưởng mới về sự tiến bộ với thế hệ mạng 5G. Sự mạnh dạn. táo bạo của Huawei đã có tham vọng thế hệ mạng 5G từ rất lâu khi mà thế giới mới xây dựng thành công mạng 4G.
Họ sẵn sàng lùi một bước và lấy đà để nhảy một bước. Huawei cũng khá thoải mái trong việc phát triển 4G mà không mất phí vì nhận được sự chia sẻ sáng chế từ Chính phủ Trung Quốc. Vì vậy, họ tiến tới phát triển 5G và duy trì gia tăng đầu tư cho R&D (Research & Development) làm cho số lượng sáng chế của Huawei tăng lên, ví dụ, năm 2017, số sáng chế được cấp của Huawei là 1.472 tăng 18,6% so với năm 2016; năm 2018 tăng 23,4% so với năm 2017.
Có thể thấy, Huawei luôn tự chuyển mình nhờ sự linh động của bản thân công ty nhưng đồng thời, sâu hơn nữa, nó bộc lộ một điểm mạnh trong một nền kinh tế chia sẻ giữa nhà nước và tư nhân ở Trung Quốc.
Rõ ràng, yếu tố kinh tế không thể tách khỏi những rằng buộc về mặt chính trị. Huawei chắc chắn là một công ty công nghệ cố gắng phát triển 5G với mong muốn đạt được lợi ích kinh tế và hy vọng đạt được tiến bộ mới của nhân loại. Thế nhưng, công ty công nghệ Huawei dần dà đã trở thành quân bài đầy tham vọng chính trị của Trung Quốc và tâm điểm của đối sách của Mỹ. Huawei bị mắc kẹp giữa mâu thuẫn chính trị bị dồn nén giữa Mỹ - Trung và đến lúc này, nó vỡ tung ra một cuộc chiến công nghệ trực tiếp và toàn diện mà tâm điểm là công ty công nghệ Huawei.
Vậy, cuộc chiến công nghệ nổ ra giữa Mỹ - Trung diễn ra như thế nào? hành động của Mỹ và Trung Quốc đối với Huawei ra sao?... tiếp phần 2
Khoa học - Công nghệ
/khoa-hoc-cong-nghe
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất