Hi mọi người, như mọi người đã biết mình là một sinh viên quản trị nhân lực của NEU rồi thì phải. Right! Hôm nay thì mình sẽ chia sẻ với mọi người một chút về ngành này nhé. Với góc nhìn của một sinh viên năm 3 với những trải nhiệm có thể là non nớt nhưng hi vọng sẽ giúp mọi người có cái nhìn khác về nhân sự -HR.
Đầu tiên, HR là gì? HR -Human Resources là một bộ phận quan trọng trong mọi tổ chức, doanh nghiệp chịu trách nhiệm về nhân lực và quản trị nhân lực, ... Chia nhỏ hơn, HR được chia thành 3 mảng chính, đó là Tuyển dụng, Lương thưởng phúc lợi (C&B)và đào tạo và phát triển (L&D). Bây giờ cùng điểm qua một số điểm đáng chú ý của những mảng này nhé. (Trong khuôn khổ bài viết này mình sẽ chỉ đề cập đến mảng đầu tiên-Tuyển dụng nhé!)
1. Tuyển dụng - Recuitment & Selection
Vâng, tuyển dụng như chính cái tên của nó đó là tuyển người. Nó là một quá trình nhà tuyển dụng tìm kiến, thu hút, chọn lọc, sáng lọc, phỏng vấn và tiếp nhận ứng viên. Bây giờ, khi Internet đã phổ biến trên khắp thế giới việc tuyển dụng hoặc tiếp cận ứng viên có thể dễ dàng hơn cho các nhà tuyển dụng, và cũng có rất nhiều thay đổi trong tuyển dụng cũng như quy trình tuyển dụng khi kết hợp với các nền tảng số.
Ai trong chúng ta khi tìm việc mọi người sẽ nghĩ ngay đến hành động gì ạ? Với mình trong thời gian đi học khi cần tìm những công việc bán thời gian, mình thường hay search "Tìm việc part-time Hà Nội" hoặc "Tuyển dụng nhân viên Hà Nội", ... và google sẽ trả lại cho các bạn cả nghìn kết quả, hàng trăm sự lựa chọn, .. và cái mọi người đọc được đó ạ kiểu, công việc này sẽ làm gì , yêu cầu gì, phúc lợi như thế nào, ... đấy chính là công việc số 1 của một recruiter - jobs posting.
Jobs posting- Đăng tuyển: Hiện nay một nhà tuyển dụng có vô vàn hình thức để đăng tuyển, tìm kiến và thu hút ứng viên. Có thể kể đến như đăng tuyển qua các nền tảng tuyển dụng (Vietnamwork, Ybox.com, TopCV, CareerBuider, ...), qua mạng xã hội (facebook, linkedin,..), qua trang web công ty, qua các kênh offline ( giới thiệu, banner, quảng cáo, các buổi hướng nghiệp, workshops, headhunter, ...). Công việc cảu một người làm tuyển dụng là viết bài, đăng tin lên cac nền tảng online hoặc sử dụng các nguồn offline để tiếp cận ứng viên. Ở đây mình xin phép note 1 ý nhỏ, mình rất ngại việc mọi người hay nhầm JD- Job description và Jobs post ạ, JD chỉ ý nghĩa là bản mô tả công việc thôi ạ, nó là những gì mà người được tuyển dụng vào vị trí đó sẽ phải làm, nhiều người quy chụp một bài job post gồm Mô tả công việc, yêu cầu và phúc lợi và gọi 1 bài đó là JD, điều đó là sai nhé, JD chỉ là hoặc có thể chỉ là một phần của 1 job post thôi nhé.
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
Oke! Quay lại với câu chuyện công việc của một nhân viên tuyển dụng, công việc thứ 2 là screening CV - Lọc CV. Đây là công đoạn phía sau việc đăng tuyển khi nhà tuyển dụng đã có nhiều CV từ công tác đăng tuyển và thu hút ứng viên. Trong công đoạn này họ sẽ bám sát vào yêu cầu công việc của vị trí tuyển dụng để xem xét mức độ phù hợp của ứng viên một cách chủ quan. Công đoạn này rất quan trọng trong quy trình tuyển dụng bởi sau vòng CV là lúc mà nhà tuyển dụng có thể thấy được kỹ năng học vấn cũng như kinh nghiệm chi tiết của ứng viên, họ sẽ không chỉ dựa vào yêu cầu công việc mà còn dựa vào ngành học của bạn hoặc kinh nghiệm làm việc trước đó của bạn để có những phán đoán dưới "con mắt nhà nghề" có thể đưa ra những đánh giá ban đầu. Sau công đoạn nà, với những ứng viên đạt yêu cầu sẽ đến với vòng tiếp theo đó là Interview - Phỏng vấn. Việc screening CV hỗ trợ cho giai đoạn interview rất nhiều, Người làm nhân sự nói chung hay tuyển dụng nói riêng cần tối ưu hóa chi phí nhân sự cho công ty hay doanh nghiệp hoặc tổ chức mà mình đang làm việc. Việc sreening CV không kĩ càng hoặc không tốt có thể dẫn đến vòng interview có quá nhiều sự lựa chọn, tốn kém chi phí: điện, nước, điều hòa, địa điểm, và "chi phí cơ hội" và tốn kém cả thời gian của đôi bên. Khi đã có quà nhiều sứ lựa chọn thì việc chọn ra ứng của viên tốt nhất sẽ rất khó khắn cho nhà tuyển dụng , tuyển hết người ta cũng không được vì khối lượng công việc nó chỉ có thể, một người là đủ, nếu thêm 1 hoặc nhiều người mà khối lượng công việc vẫn vậy thì sẽ làm cho chi phí lương tăng nhiều lần. :)) Thường thì mỗi một vị trí sẽ có một "định biên nhân sư", đó là số lượng nhân sự của một phong ban hay một vị trí, mang tình cố định. Ví dụ phòng kinh doanh có định biên nhân sự là 15 người, có 1 ngời xin nghỉ thì phòng đó con 14/15 tiếp đó nhân sự sẽ cần tuyển chỉ một người để lấp vào khoảng trông đó. Đó cũng là lý do giải thích cho việc khi có quá nhiều sự lựa chọn sẽ gây khó khăn cho nhà tuyển dụng như thế nào.
Tiếp đó, phỏng vấn - Interview, đây sẽ là lúc nhà tuyển dụng gặp ứng viên trực tiếp hoặc gián tiếp với ứng viên để có những trao đổi kĩ hơn về công việc cũng như định hướng và tâm tư nguyện vọng của đổi bên. Đó sẽ là lúc mà nhà tuyên dụng đặt ra hàng loạt câu hỏi để "khai thác" ứng viên. Nếu vòng CV sẽ cho NTD cái nhìn chủ quan thì đến khi phỏng vấn họ có thể đánh giá cái chủ quan của họ là đúng hay sai, đánh giá ứng viên nói thật hay nói dối, quan điểm của họ có phù hợp với văn háo công ty hay không? và đặc biệt họ có phù hợp với vacancies (vị trí trống/ vị trí công việc) này hay không. right? Với mình, mình quan điểm rằng phỏng vấn chỉ là cuộc nói chuyện ban đầu mà thôi, trong buổi nói chuyện này không có ai là kèo trên cả, mình thấy những NTD khi phỏng vấn có những hàn động hay câu hỏi móc máy, động chạm, hay gây khó chịu cho ứng viên để làm người ta tự ti rồi bóc mẽ rất lạc hậu. Đây là mối quan hệ win-win, đoi bên đều có lợi, nếu không phù hợp thì làm sao phải làm khó nhau làm gì? (Sorry, nhưng mình không nhắc đến kiểu phỏng vấn stress interview nhé, cái cách phỏng vấn lạc hậu mà mình nói là kiểu NTD sẽ tìm mọi cách để có thể làm khó, thậm chí là chỉ trích họ ngay tức khắc để tạo cho họ một áp lực hoặc mặc cảm về bản thân họ). Trở lại, phỏng vấn cũng là phương pháp tối ưu nhất hiện giờ để tìm kiến ứng viên tiềm năng bên cạnh đó doanh nghiệp có thể cho làm bài test chẳng hạn, maybe, ... Phỏng vấn có 2 kiểu, phỏng vấn cá nhân (Individual Interview) và Phỏng vấn nhóm (Group interview) - chắc với cái tên mọi người đã hiểu nó sẽ như thế nào rồi đúng không, mình sẽ không giải thích nữa nếu mọi người muốn hãy để lại cmt mình sẽ viết riêng về 2 cái này nhé. Với mỗi kiểu phỏng vấn thì sẽ có những đặc trưng khác nhau phù hợp với từng doanh nghiệp, ví dụ như Shopee sẽ thường phỏng vấn nhóm cho các vị trí thực tập sinh chẳng hạn, hoặc Unilever, Techcombank, .... và thường những vị trí tuyển nhiều người ( mass) mới dùng hình thức này, chứ không ai tuyển trưởng phòng hoặc giám đốc mà phỏng vấn nhóm cả :))
Rồi, đây sẽ là giai đoạn cuối cùng trong quy trình tuyển dụng, và là công việc cuối cùng mà một nhân viên tuyển dụng phải làm đó làm thủ tục tiếp nhận - Onboarding. Công đoạn này là lúc ứng viên vượt qua vòng phỏng vấn và đã trở thành nhân viên của công ty ( từ candidate thành employee) nhân sự sẽ là người hoàn thiện thủ tục hồ sơ của họ theo đúng quy định của pháp luật, như sơ yếu lý lịch, giấy khám sức khỏe, bản sao các giấy tờ, .... Họ sẽ hướng dẫn nhận việc cho nhân viên mới, training ban đầu cho họ, giúp họ làm quen với công viện và môi trường mới, so on. Nói chúng là công đoạn này là easy nhất trong cả quy trình, và mình nghĩ thế này thôi chắc là đủ.
Oke mọi người, trong bài viets này mình sẽ nói về tuyển dụng thôi, có thể những bài tiếp theo mình sẽ share tiếp nhé. Thank all
Nhân tiện: Mọi người connect mình trên linkedin nhé./.