HỒNG TREO GIÓ - NGHỊCH LÝ THÚ VỊ NƠI GIÓ SƯƠNG
Nhắc Hồng treo gió, người ta sẽ nghĩ ngay đến Đà Lạt, nơi thức quà ngọt ngào này đã trở thành một đặc sản. Hồng treo gió là sự kết...
Nhắc Hồng treo gió, người ta sẽ nghĩ ngay đến Đà Lạt, nơi thức quà ngọt ngào này đã trở thành một đặc sản. Hồng treo gió là sự kết tinh của những tinh hoa của đất và người Đà Lạt.
Những sắc đỏ của thiên nhiên
Khi khắp đất nước Việt Nam, Đà Lạt là nơi thích hợp nhất để sản xuất hồng treo gió. Những cây hồng lớn lên trong thời tiết trong lành, mát mẻ, dãi nắng dầm mưa suốt bao mùa mưa và mùa khô, để rồi khi thu đến, những trái hồng nhỏ xinh đã bắt đầu chuyển đỏ. Chim chóc tụ về hót vang cả núi rừng, ríu rít thưởng thức những quả hồng ngọt ngon.
Trái hồng treo và sự ngọt ngào
Trái hồng là một loại quả ngon có tiếng của Đà Lạt, nhưng nhắc đến một thức quà với giá trị cao được làm từ hồng, người ta sẽ nghĩ ngay đến hồng treo gió. Nhắc đến hồng treo gió Đà Lạt, người đã từng thưởng thức sẽ nhớ mãi hương vị ngọt ngào, thơm phức, từng miếng hồng màu hổ phác đượm mật, tứa ra sánh dẻo, óng ánh trong veo. Hương vị đặc biệt ấy cho người ta cái cảm tưởng về một khung cảnh bình yên, nơi núi rừng đà lạt thật nên thơ, không khí mù sương thật lạnh và người ta ngồi bên nhau, thưởng thức miếng hồng treo với tách trà nóng.
Trái hồng treo và những gian truân
Tuy nhiên, có một cái nghịch lý thú vị, là đối với thiên nhiên và người thưởng thức, mọi thứ xoay quanh trái hồng treo gió hiện ra nên thơ là thế, nhưng với người làm hồng treo gió, những gì họ phải trải qua là cả một quá trình đầy khó khăn, gian lao và thử thách.
Trái hồng treo gió thử thách sự tinh tế, tỉ mỉ của họ, trong suốt các công đoạn từ thu hoạch, rửa gọt, ngâm hồng, đến lúc treo hồng lên giàn, sấy gió, mát xa,...Rồi đến sự kiên trì khi phải chờ hồng đến tận một tháng. Nhưng đâu chỉ nói chờ là chờ không đâu, trái hồng treo gió cực kì ẩm ương, “khó chiều”. Chỉ cần có một sự chút sai lệch về thời tiết, nhiệt độ, ngủ quên một giấc mà trời đổ mưa thôi là coi như nguyên một mẻ hồng bị đổ bỏ. Chính vì vậy, người là hồng treo gió phải cật lực “trông mưa, trông nắng, trông ngày, trông đêm” để ra được một mẻ hồng chất lượng, ngon lành nhất.
Anh Tùng, người sáng lập Foodmap Asia - một trang thương mại mua bán nông sản sạch online với sản phẩm hồng treo gió Cầu Đất nổi tiếng chia sẻ:
“Có lẽ Đà Lạt nói chung và Cầu Đất nói riêng, việc làm Hồng treo gió có phần phức tạp và khó khăn hơn so với nhiều nơi khác trên thế giới. Bởi vì Cầu Đất ‘lên sương mù, xuống mù sương’ và cũng bởi vì những cơn mưa thường xuyên bất chợt làm độ ẩm ở đây luôn rất cao nên việc những mẻ hồng đang gần thu hoạch lại phải đổ bỏ vì nấm mốc là điều thường thấy.”
Bởi vậy mới thấy, nghề làm hồng treo gió cực kì lắm gian truân, và để những trái hồng chát kết tinh được vị ngọt đượm mật là cả một quá trình phức tạp và căng thẳng của người làm hồng. Người làm hồng treo gió chẳng khác nào là một nghệ nhân, một nghệ nhân đầy tâm huyết với những trái hồng xinh đẹp ngon lành của mình.
Thế mới nói, cùng là một trái hồng treo gió thôi mà có rất nhiều câu chuyện,với nhiều góc nhìn để kể. Đó là câu chuyện về một nghịch lý thú vị của người làm hồng và người thưởng thức hồng, một nghịch lý thú vị nơi gió sương.
Du lịch - Ẩm thực
/an-choi
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất