Gy đi dạo trên con đường chính quanh làng, đến cổng nhà Gump cô thấy anh đang hì hục đào hố chôn những cái cọc mới ở góc vườn phía trước. Gy vui vẻ tiến vào.
- Chú đang có công trình nào mới ư?
- Thấy con bò sữa đang cột ở kia không? Thành viên mới nhà chú đấy.
- OMG. Lần đầu tiên cháu thấy bò sữa ngoài đời đấy ạ? Tuyệt vời. Chú Gump vốn làm nghề nông ạ?
- Không. Chỉ khi về đây thôi. Trên thành phố chú là công nhân nhà máy, sau khi quyết định chuyển đến đây thì cũng nghỉ việc và đi học làm nông. 
- Wow, chú giỏ thật đấy. 
  Gump là một người đàn ông trung niên khỏe mạnh với thân hình cao lớn chừng 1m8, nước da rám nắng. Gương mặt Gump nổi bật với những góc cạnh sắc rõ nét, anh có chiếc mũi quặp, ánh mắt kiên định cùng đôi lông mày rậm và khuôn miệng nhỏ của người bị lẹm cằm. Tóc anh để xoăn tự nhiên và được hất ngược lên và không cần giữ bởi một loại keo xịt nào. Dù đã ở tuổi 48 nhưng khi để trần cơ bắp của anh nổi lên thấy rõ cả những đường gân to như que đũa ở phần bắp tay. Người ta nói hình xăm là dấu ấn của những người lính, anh cũng đã từng ra trận và cống hiến cho đất nước nên anh nhờ đồng đội ghi lại trên cơ thể mình những hình xăm ý nghĩa được làm bằng cách dùng kim chấm mực Tàu rồi vẽ lên người. Sự mạnh bạo của người lính đôi khi còn dùng những chiếc lốp xe nung chảy thay cho mực Tàu quý giá. Ngay bắp tay phải anh có hình một cô gái đang ngồi quỳ, trên cổ tay trái là hai số cuối năm sinh của anh. 
  Gump vừa đóng những chiếc cọc luồng to xuống đất vừa chú ý để tiếp chuyện cô khách nhỏ của mình. Ngôi nhà mới cho chú bò sữa kia rộng chừng 12 mét vuông, một mặt tựa vào tường ngoài của ngôi nhà nên Gump chỉ cần đóng 2 bên rào và mặt cửa chính của chuồng. Gy cảm thấy nhàn rồi, cô cầm một đoạn ống luồng đã được cưa sẵn trên mặt đất giơ lên rồi đi đến trước mặt Gump xin ý kiến.
- Cháu giúp chú chẻ chúng ra nhé.
- Không cần đâu, chú làm được, cứ dạo chơi xung quanh đi.
- Cháu xin được thử thách. Đây là kinh nghiệm quý báu cho một họa sĩ thưa chú. Gy cười tít mắt. Hiếm lắm mới có cơ hội biết kích thước thực của những que rào đóng chuồng bò để đưa vào tranh vẽ của mình, haha. Gy nói rồi bật cười liên tục vì những câu nói ngớ ngẩn của mình nhưng ngay sau đó cô nhận được cái gật đầu của Gump.
- Cẩn thận tay của cháu đấy. Chú không muốn bị bà la vì làm khách trọ của bà bị thương đâu. Đi du lịch để tận hưởng và nghỉ ngơi vậy mà lại thích đóng chuồng bò, bọn trẻ ngày nay kể cũng lạ thật.
- Yess sir.
- Thay vì nói theo cách hoa mỹ là muốn hiểu rõ hơn về cội nguồn hay dăm ba cái hoài bão cháu cho là vớ vẩn, những việc người trẻ đang làm hiện tại đơn giản là xuất phát từ lợi ích cho bản thân họ trước tiên. Không ai quyết định làm gì mà không nhận được một chút lợi nào đúng không chú? 
- Ừm, bản chất con người là thế đấy, quan trọng là định nghĩa của họ về việc trao đổi lợi ích như thế nào thôi cô bé ạ.
  Gy cầm dao và dáng những đòn thuần thục vào cây luồng, cô nhanh chóng tách chúng thành 4, rồi 5 cây cọc. Gy còn cẩn thận lướt dao để bài mịn những cạnh sắc nhọn của mỗi cây cọc. Gump như có một phụ tá giỏi, anh nhìn những cây cọ và mỉm cười trong lúc tập chung dồn lực đào nhứng hố cột trụ chắc chắn. 
- Ồ, cô họa sĩ có vẻ được việc đấy. 
- Cảm ơn ông chủ quá khen ạ. Cháu hào hứng quá. Chú nghĩ sao nếu nhường cho cháu phần sơn trang trí nhà mới cho chú bò sữa kia ạ?
- Sơn ư? Ôi dồi không cần đâu. Gump lắc đầu vẻ nghi ngờ sau khi dùng tay áo lau thật mạnh những giọt mồ hôi đang chảy ròng ròng trên khuôn mặt của anh. Trời bắt đầu trở nên nắng gắt hơn, cũng may có những cơn gió thổi ào đến làm mát lạnh toàn cơ thể trong phút chốc nhưng vẫn chưa đủ hong khô mồ hôi trên làn da dầu nâu bóng của Gump.
- Xin hãy cho cháu thêm một cơ hội. Cháu vừa khám phá ra nhà bà nội Lanh có rất nhiều hộp sơn để ở góc của dãy nhà cháu ở. Cháu nghĩ bà không muốn bỏ phí nó ở đó mãi đâu ạ. 
- Những hộp sơn? Trước đó chú dùng để sơn lại toàn bộ cửa cho homestay đấy nhóc ạ. Gump cầm một cây gỗ to tròn và nhắm chuẩn xác rồi dùng hết sức vung cây gỗ lên cao và hạ xuống chắc chắn vào chiếc lỗ anh đã đào.
- Vậy cháu sẽ sử dụng chúng được không ạ? Cháu đảm bảo không làm gì quá lố bịch hay làm rối trí con bò của chú bằng những hình ảnh quái dị.
- Được rồi. Nếu không ưng ta sẽ sơn lại nguyên màu trắng, cũng không mất nhiều thời gian lắm.
  Gump gật đầu sau câu nói rào trước tinh thần cho Gy. Được sự đồng ý của Gump, Gy đã trang trí cho ngôi nhà của cô bò sữa trở nên thật bắt mắt. Những cột rào sơn trắng và vẽ đốm loang y như màu sắc trên thân mình béo tròn của bò sữa, những đốm loang đáng yêu thay vì làm nó hoa mắt. Ở những cây cột chính, cô trang trí thêm một vài bông hoa hướng dương vàng tươi vô cùng đẹp mắt. Gump có vẻ rất hài lòng khi anh nhìn thấy thành quả của mình và người phụ tá bất ngờ. 
  Mất nguyên buổi sáng cho việc xây dựng và trang trí chuồng bò. Sau khi rửa sạch chân tay, Gump tiến đến chiếc bàn gỗ đặt trước nhà, rót một cốc nước cam đầy và đưa cho Gy, riêng anh cầm nguyên chai nước lọc bên cạnh và đổ mạnh rạn vào miệng.
- Hiện tại, cháu ước được sống lâu dài ở thời điểm này, tại nhà trọ của bà. 
- Chỉ một thời gian thôi, như cách cháu định nghĩ cho một chuyến du lịch ấy. 
- Chú không tin mình sẽ có một người hàng xóm mới là cháu vào lúc nào đấy ư?
- Chú nghĩ bà sẽ rất vui.
   Gy nhìn người đàn ông rắn rỏi với phong cách nói chuyện bộc trực đang ngồi bên cạnh cô. Gump làm cô nhớ đến bố của mình chỉ có điều cô thấy Gump nói nhiều hơn bố của cô.
- Mọi người ai cũng muốn sống lâu dài ở nơi mang đến cho họ hạnh phúc. Gump ngồi xuống, hai tay chống lên đùi, thở mạnh từng hơi để thấy thoải mái.
- Tuổi trẻ lại đam mê với sự xê dịch chú ạ.
- Mấy người theo được đam mê. Phần lớn trào lưu của các cháu chú chỉ thấy phần tiếng mà chưa thấy được hình. Khi thấy người ta đi đây đi đó những người khác cảm thấy thích thú, mơ ước rồi than vãn. Cái đến tai và mắt chú là làn sóng than vãn và sự hão huyền tại chỗ của họ chứ đâu có sự khích lệ nào. Thế giới ảo tưởng của người trẻ lớn quá, khác xưa quá. Ai cũng ước ao mãi mà không trải nghiệm cuộc sống trước mắt thì ước ao làm gì.
- Cầu cho tuổi trẻ không non nớt trải nghiệm chú nhỉ?
- Chú nghĩ, trong cuộc sống phải có lúc thăng trầm. Những lúc khó khăn là bài tập mà chúng ta phải giải đáp. Nếu cháu cứ để nó ở nguyên một chỗ, nó sẽ thành nỗi lo lắng và đe dọa tâm trạng của cháu mỗi ngày, nhưng khi cháu đã hoàn thành nó, dù đúng hay sai cháu vẫn thấy thật nhẹ nhõm. Đó là cách sống chúng ta nên lựa chọn. Một cuộc sống thực tế.
  Gy nhìn chú hàng xóm mới của cô với ánh mắt tràn đầy niềm vui. Cô tôn trọng những suy nghĩ của lớp người đi trước và vẫn hi vọng cho đam mê thật sự của những người trẻ như cô. 
- Nhưng con gái vẫn là nên lấy chồng? Gy bật cười to khi nghĩ về câu nói của Gump lần đầu cô gặp anh ở nhà bếp.
 Gump bật cười thành tiếng rồi đưa tay lên hất mái tóc xoăn của mình.
- Đó là lựa chọn tốt. 
- Chú yên tâm, suy nghĩ của phụ nữ hiện đại khác xưa nhiều rồi chú ạ. Họ biết giá trị của bản thân và biết cách chăm sóc, phát triển bản thân rất tốt. Cháu có thể cảm nhận điều đó ngay ở July dù em ấy mới chỉ 15 tuổi. Chỉ mới gặp cô bé một vài lần nhưng qua cách cô bé tò mò và chia sẻ những sở thích với cháu, cháu đã cảm thấy em ấy thông minh như thế nào rồi. 
- Gì mà thông minh.
- Cháu nghe nói cô chú đang phiền lòng vì việc em ấy sắp lên Trung học. 
- Cô chú không muốn nó phải học trường quá xa gia đình, nếu bố mẹ và con cái không gần nhau thì mục đích chuyển nhà đến đây không còn ý nghĩa nữa. 
- Nếu được đóng góp ý kiến cháu luôn sẵn lòng, bởi cháu cũng chuyển trường hai lần khi học cấp hai và trung học.
- Mẹ July muốn nó học trường chuyên cùng cháu gái bên ngoại của cô ấy, nó bằng tuổi July nhưng trường ở trên thành phố. Con bé sẽ phải chuyển đến ở nhà bác để tiện cho việc học, chú thì chỉ muốn nó học trường ở đây, có thể đi về trong ngày. Giờ mọi thứ hỗ trợ học tập đều có đủ, học ở chỗ nào cũng như nhau cả thôi, quan trọng là bản thân nó có chuyên tâm học tập hay không. 
  Gump thở dài và những đường nếp nhăn hiện lên trên vầng trán rộng.
- Tất cả là tại mẹ nó, suy nghĩ cho nhiều chỉ tổ mệt đầu. 
- Cháu nghĩ July cũng muốn được chia sẻ ý kiến của cô bé. Nếu em ấy biết rõ mình cần gì thì sẽ tốt hơn cho bố mẹ. July chắc cũng có lựa chọn của riêng mình rồi, có thể cô bé cần sự ủng hộ từ bố mẹ cho quyết định của mình.
- Vẫn chưa thấy nó nói gì với chú.
  Gum thở dài, anh gật gật sau khi nghe cô họa sĩ nói rồi phủi tay đứng dậy. Anh tiến đến chuồng bò để kiểm tra sau khi những lớp sơn đã khô. Gump dắt con bò sữa béo tròn đang lim dim mắt đi vào bên trong chuồng, nó có vẻ hào hứng với không gian thoải mái của nhà mới. Bước những bước nhỏ mạnh mẽ, đào xới mặt đất mịn bên dưới bằng bộ móng khỏe khoắn, đất xới tung lên, in lún đầy những dấu chân bò, con bò hẳn đang thể hiện cho ông chủ biết niềm vui trong ngày của nó. Gy cũng tiến đến bê những nện cỏ ném vào chiếc máng gỗ to dài chuyên đựng thức ăn được chuẩn bị cho chú bò sữa rồi cười tươi hài lòng khi nhìn thấy một phần công sức của mình tạo nên thành quả. Đâu dễ gì gặp ngay một cơ hội tốt như thế này ở nơi đi nghỉ dưỡng. Để trải nghiệm thêm, Gy mạnh dạn đưa tay vuốt những đường dài trên lưng bò, cảm nhận tấm da dày chắc nịch trên thân con vật loang đốm đen hiền lành. 
  Bỗng Gy thấy Gump vội vàng chạy từ trong nhà ra với vẻ mặt hớt hải. 
- Có chuyện gì vậy chú Gump?
- Kim lên cơn đau bụng, có vẻ không ổn rồi. Chú phải ghé qua ngay.
- Cháu sẽ đi cùng chú. Hai người nhanh chân hơn bất kỳ lúc nào, đoạn dốc chạy lên nhà chú Kim chỉ độ 100m nhưng không hiểu sao dùng hết sức mà họ vẫn thấy thật lâu quá. 
------
- Cậu ta vẫn còn đau ư? Chú Gump hỏi vợ Kim sau khi cô rời phòng ngủ nơi người chồng của cô đang đau đớn với sự dở chứng của cơ thể. 
- Em đã chườm cho anh ấy cả tối qua nhưng vẫn không đỡ chút nào.
- Sao không đưa đi bệnh viện sớm? Đâu thể đoán mò như thế mãi được.
- Anh ấy không chịu.
- Còn mọi người thì chẳng chịu nổi cái tính ương bướng của cậu ta. Gump gắt lên. 
  Đứng bên ngoài phòng khách nhà Kim, tiếng rên ư ử từ trong phòng kèm theo những câu than vãn yếu ớt thể hiện rõ sự mệt mỏi trong con người anh. Rốt cuộc anh đã trải qua cuộc sống như thế nào để phải chật vật với những cơn đau khổ sở hiện tại. Gy bị chú ý bởi âm thanh của tiếng rên, cô xin phép rồi cùng Kent, con trai út của Kim vào phòng thăm anh. Trước mặt cô là người đàn ông gầy trông thấy chỉ sau vài ngày không gặp. Kim nằm trên giường, tay buông thõng, tay trái đặt lên túi chườm ấm bên trong là bột cám và ngải cứu được rang nóng, những loại cỏ dân gian được sử dụng như phương thức truyền thống. Kim nhắm nghiền mắt, miệng mở hé với những hơi thở dốc bằng mồm, nước da xanh xao càng trở nên khó nhìn hơn trong không gian phòng tối không bật đèn, hai má anh hóp lại. Gy không đánh thức Kim mà chỉ đứng nhìn người hàng xóm thân thiện hôm nào rồi thở dài và biểu lộ nỗi buồn của cô qua nét mặt. Gy nắm chặt hơn bàn tay của cậu bé Kent rồi xoa đều lên lưng cậu như đang vỗ về phần nào người cha bệnh tật đáng thương kia.
- Ngày mai thím cùng tôi đưa chú ấy đi bệnh viện thành phố để khám tổng quát. Dăm bữa nửa tháng lại lên cơn đau thế này chả mấy chốc mà đột quỵ.
- Em chỉ sợ anh ấy không đồng ý rồi làm ầm lên.
- Đây không phải lúc để sợ hãi. Nét mặt Gump trở nên nghiêm trọng hơn.
  Bà lão xuất hiện ở cổng. Bà chậm chạp tiến đến và ngồi vào ghế. Có lẽ bà đã nghe phong phanh câu chuyện.
- Nó vẫn đau như thế à?
- Dạ vâng, lần này có vẻ nặng hơn, cơn đau kéo dài mãi không dứt ạ. Vợ Kim ngồi vô hồn trên mép chiếc ghế dài, hai tay đan vào nhau.
- Tôi đã khuyên đi bệnh viện từ rất lâu rồi mà anh ấy đâu có nghe lời. Tiếc gì khối công việc với của cải, đến lúc chẳng còn người nữa thì làm ra cũng để không thôi. Làm cha làm mẹ rồi mà còn chẳng suy nghĩ cho con cái sau này.
- Nhất định ngày mai phải đi viện. Tôi không thể ép gia đình cô chú nhưng quyết định bây giờ phụ thuộc ở cô nếu còn muốn nhìn thấy chú ấy khỏe mạnh lâu dài. 
- Hãy nhắn cho tôi trước tối nay ngay khi cô chú đã quyết định. Nói với chú ấy hãy nghĩ đến hai đứa con trai của chú ấy trước khi trả lời cô. 
  Gump chào bà lão rồi xin phép về để kịp hoàn thành công việc chiều nay. Bà lão nhìn người phụ nữ tội nghiệp gầy gò trước mặt, từng nét khắc khổ hiện rõ trên gương mặt dài của chị. Gia đình Kim vốn không khá giả như vợ chồng Gump, anh cùng vợ chăm chỉ với những ruộng lúa và ngô cùng hoa màu theo vụ, thêm đó họ còn làm cả miến vốn là sản phẩm truyền thống của làng. Chị Kim đi chợ đều đặn mỗi ngày từ 4h sáng, chợ gần thành phố cách nhà khá xa nhưng chị trở mọi thứ đồ bán bằng chiếc xe đạp rắn rỏi đã hai mươi năm tuổi. Hai bên giỏ đầy những đồ, chị đạp xe cọc cạch gần một tiếng để đến điểm chợ, trên đường thực phẩm cũng bán vơi đi nhiều. Bà lão kể rằng chưa thấy ngày nào vợ chồng nhà Kim nghỉ ngơi trừ những dịp đặc biệt, căn nhà bận rộn vài giờ sáng sớm rồi bố mẹ đi làm, hai đứa nhỏ đi học, Kim sẽ về sớm hơn nên anh chuẩn bị bữa trưa cho các con kịp giờ học chiều và chị Kim vào lúc gần một giờ chiều mới đi chợ về. Nghỉ ngơi chốc lát, chị lại gánh đôi quẩy trên vai đi hái rau chiều chuẩn bị cho buổi chợ ngày mai và anh Kim cũng đi làm. 
  Cần cù, chăm chỉ trong cả khu này không ai phàn nàn một điều gì về gia đình Kim. Họ cảm mến, quan tâm tới đôi vợ chồng nhưng họ cũng giận vì hai người quá tham công việc, nếu biết anh Kim vì thế mà ngã bệnh, cái giận này còn đau đớn đến mức nào. 
  Hai ngày sau đó cả làng đến hỏi thăm khi Gump cùng vợ chồng Kim đi khám bệnh trở về. Than ôi, không ai thích hàng xóm tụ họp đông đủ chỉ vì có người ốm bệnh. Lần lượt từng người đến, họ tò mò muốn biết anh Kim bị bệnh gì, họ dè chừng và lo lắng vì bệnh đến quá nhanh. Nhìn người đàn ông hiện đang ngồi trên chiếc xe lăn cố tỏ ra bản thân đang ổn với những nụ cười cảm ơn nhưng ai cũng hiểu anh đang cảm thấy khó khăn như thế nào. Kim gầy hơn trước, cảm giác chỉ vài ngày nữa thôi, những ống xương tay, chân sẽ lộ rõ hơn, thịt người ta chưa bao giờ tiêu biến nhanh đến thế. 
- Ung thư, người ta nói là ung thư gan giai đoạn cuối. Vợ Kim chỉ biết khóc to, chị gào lên từng đợt trong căn bếp rộng của homestay thay vì nhà của chị. Bà lão khóc, vợ Gump khóc, ngay cả người đàn ông cơ bắp với ý chí mạnh mẽ là Gump cũng không muốn che đi những giọt nước mắt của mình. Những tiếng rên rỉ đau khổ, Gy và Lanh chưa bao giờ chứng kiến cảnh như vậy, hai cô gái cảm thấy lồng ngực đập nhanh hơn, hơi thở nghẹn lại ngay ngực, họ bật khóc khi ôm cô Kim của họ. 
  Mọi công việc gia đình ngừng lại khi Kim ốm nặng. Vợ anh phải ở bên túc trực vì anh luôn cần dựa vào xe lăn, ngay cả những việc vệ sinh cá nhân anh cũng cần hỗ trợ. Người thân của anh thường xuyên xuất hiện hơn trong xóm, hai cô em gái còn thuê một phòng trọ bên homestay để tiện chăm sóc anh trai và đương nhiên bà lão chẳng lấy của họ một đồng. Mỗi đêm Gy đều nghe thấy tiếng họ khóc, mỗi người khóc một nơi rồi họ ôm nhau khóc khi tiếng khóc hòa vào nhau, cay đắng trĩu lòng. Họ than trời đất tại sao lại là anh của họ, tại sao lại là một người hiền lành, chăm chỉ như vậy. Không ai trả lời họ cả. Đây chính là cái người ta hay gọi là số phận, số phận của mỗi người, số phận nghiệt ngã hay công bằng mà không một ai biết. 
  Hôm nay là một buổi sáng thứ Bảy của tuần, vậy là chỉ 2 tuần nữa thôi Gy sẽ rời khỏi homestay, vừa tròn 2 tháng cô ở lại đây. Chưa từng có chuyến đi nào Gy ở lâu như thế này. Homestay Hoa Hướng Dương đã mang đến cho cô khoảng thời gian quá sức tuyệt vời và níu chân cô một cách thành công. Gy đi bộ đến nhà Kim, cô thấy một người em gái của Kim đang ngồi trước cửa, vợ Kim đẩy chiếc xe lăn chậm dãi hướng về phía vườn. Gy kịp nhìn Kim và mỉm cười thân thiện với anh.
- Hôm nay chú thấy ổn chứ ạ?
Kim cười tươi để lộ hàm răng khập khiễng. Đuôi mắt anh gập rõ những vết nhăn, một ánh mắt mệt mỏi. Ấy vậy mà anh vẫn cười. Anh ra hiệu cho vợ tiếp tục đẩy xe, thì ra anh đang trên đường đi vệ sinh. Một lúc sau khi mọi người đang nói chuyện về thuốc men cần dùng cho buổi chiều, tiếng la thất thanh vang lên.
- Trời ơi, đâu rồi. Là Kim với giọng đầy mệt mỏi.
- Đây, em ra đây rồi.
- Bây giờ không ai cần tôi nữa đúng không? Tôi bệnh trong người tôi sắp chết nên các người chán ghét tôi đúng không? Trời ơi. Anh réo lên từng câu, kéo dài theo sự tuyệt vọng. Lời than vãn sao mà cay đắng đến thế. 
  Vợ Kim vội vàng chạy ra, một lúc sau cô đưa anh trở lại với gương mặt cúi gục xuống. Anh ngồi trên chiếc xe lăn đứng yên một chỗ ở sân, hai tay đặt trên đùi, mắt nhìn vô hồn về một hướng. Vợ anh không giấu nổi cơn đau trong lồng ngực mình nên chị tránh đi và để cho cảm xúc dày vò cơ thể, tâm trí của chị. 
  Gy tiến lại chiếc xe lăn, cô nắm lấy bàn tay gầy gò chỉ còn da bọc xương ở thời điểm hiện tại, theo đúng nghĩa đen của nó. Cô bóp từng nhịp chậm dãi và nhẹ nhàng rồi ngước nhìn Kim mắt cô ngấn nước. Gy cố mỉm cười thật tự nhiên trước khi quay đi.
- Phần hông nhà này cũng sắp hoàn thiện rồi chú Kim nhỉ?
  Kim nhìn sang gian nhà sát nhà chính đang được xây dở và mỉm cười. 
- Từ ngày mai đội thợ đến hoàn thiện chả mấy ngày nữa là xong. Kim nói.
- Chú may mắn quá. Có khi chú vừa khỏi ốm thì nhà hoàn thiện, vậy là nghỉ ngơi được mấy ngày. 
  Kim mỉm cười, chỉ tay về phía cây xoan bên cạnh ngôi nhà.
- Phải cố gắng lắm...mới giữ nó lại... chứ không xém nữa là phải chặt đi để lấy chỗ làm rồi. Chắc sẽ lớn nhanh lắm.
- Đương nhiên rồi ạ. Sau lớn tán cây to che rợp lên mái và lan ra sân này là mát đẹp chú nhỉ?
- Thế... Kim nhìn cây xoan với ánh mắt đầy mong đợi. Ngay lúc này chắc anh đang tưởng tượng ra hình ảnh mà Gy nói đến, thêm vào đó là hai cậu con trai của anh đang vui vẻ nô đùa trên sân rồi có tiếng mẹ gọi, hai anh em chạy nhanh qua những ô nắng mà tán cây không che được và ùa vào gian nhà mới. Cả nhà ngồi ăn cơm trưa vui vẻ bên nhau. Ai cũng đang tươi cười.
   Trong một ngày hè nắng gắt, hình ảnh gian nhà mới xuất hiện nổi bật ngay trước sân nhà vợ chồng Kim. Kent đang ngồi học bài bên cửa sổ, anh trai của cậu đã đi câu cùng đám bạn từ trưa rồi. Kent bỗng nhiên quay đầu lại ngó sang bên trái cậu rồi đặt bút xuống và rời khỏi bàn. Cậu bé phủi quần áo, đi về phía chiếc bàn trước mặt, tay cầm chiếc bật lửa nhấn mạnh ga để ngọn lửa làm những nén hương cháy đều, sau đó cậu thổi một hơi cho tạt lửa và cắm ngay ngắn vào bát hương trước mặt, phía sau bát hương, bức ảnh người cha yêu quý của cậu mặc vest lịch sự đang mỉm cười. Anh Kim đã mất vài ngày trước đó.   Vào ngày Kim mất, người thân của anh luôn ở bên cạnh, họ tận dụng những giây phút cuối cùng được cảm nhận anh bằng da bằng thịt. Họ dặn dò anh từng câu, từng chữ trong đau đớn. Tiếng khóc than, tiếng trách móc, không gian u buồn bao trùm lên ngôi nhà và lan cả một khu xóm. Kim, anh sắp đến cánh đồng có đầy hoa dại rồi, cánh đồng xinh đẹp và yên bình. Anh sẽ có một ngôi nhà mới gần với những người thân cũ, nhưng ở đó chẳng ai muốn đón tiếp anh cả. Chiếc giường lạ lùng kín ngột ngạt của anh được nhấc lên, cậu con trai cả đứng phắt dậy, tay bám vào chiếc giường kín.
"Bố ơi, bố đừng đi. Bố đừng bỏ tụi con mà."
Chao ôi, đứa bé tội nghiệp. Câu nói như cứa vào da thịt, cứa vào tâm can của những người có mặt ở đấy. Người cô chạy lại ôm cậu vào lòng và khóc thé lên, cậu bé ôm chặt lấy cô mình, úp mặt vào bụng cô và cậu khóc, tiếng khóc cất lên cùng những cái nấc cụt. 
Còn tiếp...