Hôm nay mình đi Hội thảo của Headstart Việt Nam tại Đà Nẵng về Phát triển toàn diện. Lắng nghe chị Minh Bùi chia sẻ quan điểm về việc Học Tiếng Anh của người Việt Nam từ trước tới giờ khiến mình nhìn lại nhiều điều. Mình ngồi và nhớ lại quá trình mình học và rèn luyện Tiếng Anh của bản thân từ năm học lớp 10 tới giờ. Vậy khác biệt LỚN NHẤT của 2 việc học này là như thế nào?
HỌC ĐỂ BIẾT. Là nhìn từ biết nghĩa, đọc sách thì hiểu nhưng lại không biết cách sử dụng đúng từ trong các ngữ cảnh tình huống giao tiếp tự nhiên. Nhóm đối tượng này tập trung ở các bạn chuyên cày đề, chuyên cày Tiếng Anh phục vụ cho mục đích tham gia các kì thi như TOEIC, IELTS. Ai cũng thấm được nỗi khổ của việc học Tiếng Anh, biết từ nhiều đó nhưng lại không nói được. Cảm thấy hơi nhục nhẹ nếu so sánh với mấy cô bán hàng ở Hội An không biết viết 1 chữ nhưng lại nói được tầm 2 thứ tiếng.
HỌC ĐỂ SỬ DỤNG. Là việc bạn cho dù biết ít từ trong tiếng Anh nhưng vẫn tự tin giao tiếp. Trường hợp này, mình có thể nhìn ở các bạn nhỏ tuổi đang học Tiếng Anh bây giờ, được bố mẹ gửi vào môi trường Tiếng Anh từ lúc nhỏ, nên tư duy của các bạn nhỏ này cũng được hình thành bằng Tiếng Anh luôn. Tụi nhỏ này nói Tiếng Anh thì hâm mộ thôi rồi. Dùng từ tuy đơn giản nhưng đúng ngữ cảnh. Giao tiếp rất tự nhiên và trôi chảy. Những người dùng ngôn ngữ như này, họ cảm nhận được ngôn ngữ thông qua các giác quan của cơ thể và ngôn ngữ nó thấm vào người. Nhờ đó mà họ cũng phát triển được Tư duy bằng Tiếng Anh.
Ai đó học Tiếng Anh với mình, mình luôn muốn hướng họ vào cách học thứ 2. Đây là cách duy nhất giúp bạn có thẻ tám chuyện với Tây cả hàng tiếng đồng hồ mà không bị hết Topic.