Để học ngoại ngữ một cách văn mình thì cần phải biết thế nào là không văn minh.

Đối với người dạy ngoại ngữ
        Dạy ngoại ngữ khi bản thân chưa đủ tiêu chuẩn đứng lớp là rất không             văn minh.

Đối với người học ngoại ngữ
    Đánh giá và chê bai cách sử dụng ngôn ngữ của người khác;
    Học ngoại ngữ với tinh thần là bị bắt buộc chứ không xuất phát từ nhu         cầu bản thân;
    Học để lấy chứng chỉ; để khè những người mình cho là kém hơn mình,         để chạy theo phong trào; để ... làm gì không biết?
    Phô trương trình độ.

Vậy học như thế nào là văn minh?
    Đối với trẻ nhỏ
Trẻ con khi học ngoại ngữ thường văn minh hơn người lớn. Ít so đo. Nói để hiểu ý nhau là chính cho nên có thể xem là đã khá văn minh. Tất nhiên đó là khi những em ấy chưa biết khinh thường bạn bè hay những người xung quanh. Điều này chịu sự ảnh hưởng lớn từ cách giáo dục của gia đình và nhà trường. Người lớn thường hay nghĩ họ rành hơn trẻ con, và cũng thường nghĩ cách mình dạy con là hay (hoặc có khi còn không nghĩ đến cách mình đang dạy con). Niềm hy vọng duy nhất đối với trẻ nhỏ là người lớn đừng trồng hạt giống ngạo mạn, tự cao vào đầu chúng khi chúng biết nói Hello! How are you? và hát rành ABC.
    Đối với những người đã có đủ nhận thức về cuộc sống của bản thân hoặc ít     nhất là đã biết khinh thường người khác.
Không nên chỉ trích cách người khác sử dụng ngoại ngữ. Góp ý văn minh để họ tốt lên thì được. Nên nhớ, thẳng thắng không đồng nghĩa với vô duyên, nên đừng có góp ý vô duyên xong rồi bảo, “Tính tui thẳng, ai ghét tui chịu".
Học và luyện tập sống khiêm tốn. Bác Phạm Nhật Vượng chưa bao giờ khoe bằng cấp, nhà cửa, xe cộ, sổ đỏ, etc. Đơn giản là người ta đã đạt đến một trình độ nhất định thì họ không hô hào mà chỉ làm những việc họ làm được nhờ vào những công cụ mà họ sử dụng thuần thục (ở đây là tiền và kiến thức). Vừa tốt cho bản thân vừa không làm ảnh hưởng hàng xóm.
    Nếu thấy chưa giỏi thì bằng mọi cách phải tìm ra nguyên nhân tại sao và     thay đổi (nếu muốn thay đổi).
    Nếu đã giỏi và muốn giúp đỡ người khác thì cứ làm.  
    Nếu đã giỏi, nhưng không có khả năng hay không muốn giúp ai khá hơn,     thì đừng làm những người chưa giỏi xung quanh mình cảm thấy tồi tệ.
KẾT
Hãy sống và học tập trong một xã hội mà chúng ta cùng nhau tiến bộ như khi còn đi học thầy cô thường bảo “Đôi bạn cùng tiến”. Tại sao? Vì thà làm chó Lê Hồng Phong (trường chuyên, phải thi đầu vào) còn hơn làm trùm Lê Thánh Tôn (trường huyện, trên trung bình là vào được). Đây là trích một câu nói của bạn cùng bàn hồi cấp hai. Câu này chỉ mang tính ví von dựa trên điểm đầu vào của 2 trường phổ thông này (không hề có ý trọng khinh bên nào, trường nào thì cũng là trường, quan trọng là thái độ của người học và dạy, chứ không phải ở cái tên). Thông điệp ở đây là chúng ta hãy giúp nhau vươn lên một cách lành mạnh. Đừng là một trong những nguyên nhân làm bạn bè, đồng nghiệp, gia đình, hay những người quen biết mình cảm thấy tự ti hơn về trình độ của họ (mặc dù việc họ cảm thấy như thế nào là chuyện của họ, mình không có trách nhiệm làm họ cảm thấy khá hơn về bản thân họ). 
Khi tập thể là một tập thể tiên tiến, thì từng cá nhân trong đó cũng đã tiên tiến rồi. Dù có là một người nghèo nhất trong những người giàu thì có vẻ cuộc sống cũng không đến nỗi nào tồi tệ. Đừng là một người giàu nhất trong những người nghèo. Đừng tự hào vì mình là người sử dụng ngoại ngữ giỏi nhất trong những người chưa rành sử dụng ngoại ngữ. 
À mà thật ra chưa thấy người bản xứ so sánh trình độ tiếng anh với nhau bao giờ? Bạn đã đạt đến trình độ người bản xứ chưa? Nếu chưa thì hãy Google và Youtube có chọn lọc để tự học nhé. Cái gì tự học thì sẽ nhớ dai và áp dụng tốt hơn là những gì bị nhồi nhét. Có trường lớp nào dạy chơi game đâu mà có khối streamers không đùa được đâu ra đó.