Bạn biết không, cứ mỗi năm Oxford Dictionary lại bổ sung thêm ít nhất một từ mới vào quyển từ điển của mình. Chẳng hạn vào tháng 12 năm ngoái, từ “Aldulting” đã được thêm vào từ điển với ý nghĩa là (theo cách hiểu của tôi): sống chậm hay học cách trưởng thành (???).
1. Adulting
Definition: The action of becoming or acting like an adult 
In December, the Oxford English Dictionary added the word “adulting.” It’s often used by young people when they talk about doing tasks that are essential to every-day life – like cooking meals, buying insurance, or paying taxes.  
How to use it: My roommates and I are adulting during lockdown. We clean the whole house every Saturday! 
pearsonpte.com
pearsonpte.com
Hay mỗi hạt giống từ khi được gieo trồng xuống đất thì chúng đã bắt đầu hành trình của sự sống. Mỗi giây, mỗi phút chúng không ngừng vươn lên, tách ra khỏi vỏ hạt, xuyên qua lớp đất để đến với ánh nắng mặt trời.
Còn chúng ta thì sao? Một linh trưởng có nhận thức, trí khôn và khả năng sử dụng công cụ thì lại càng cần nỗ lực nâng cấp bản thân, hoàn thiện hơn mỗi ngày. Sự hoàn thiện này đến từ khả năng học hỏi trong cuộc sống, cũng có thể đến từ trải nghiệm thất bại. Còn tôi, tôi nhận ra từ việc đọc sách – thực hành – thất bại – thực hành – (thất bại?) hoàn thiện. Vì vậy, việc khơi nguồn nhận thức với tôi là một điều quan trọng. Và sách giúp tôi điều đó.
Chính vì vậy, nên tôi ngồi đây viết bài này giới thiệu người bạn đã giúp tôi hoàn thiện bản thân mình. Đó là quyển “Học cách hoàn thiện bản thân” của nhà văn Liu Yong.
HỌC CÁCH HOÀN THIỆN BẢN THÂN
1.    Tác giả:
“Học cách hoàn thiện bản thân” là một trong những đứa con tâm huyết của nhà văn Liu Yong. Ông là nhà văn người Mỹ gốc Hoa, hiện đang là công dân Hoa Kì. Nhưng sức ảnh hưởng của ông tại quê nhà là vô cùng rộng lớn, ông được biết đến không chỉ là nhà văn với nhiều đầu sách bán chạy mà còn là một họa sĩ có cả triển lãm riêng, là một nhà báo, nhà giáo dục tâm huyết và thậm chí ông còn nổi bật ở những hoạt động thiện nguyện. Sự đa tài của Liu Yong không đơn giản chỉ là biết đến nhiều lĩnh vực mà ở từng vai trò khác nhau ông đều thể hiện được sự chuyên nghiệp của mình.
Liu Yong là “Tác giả có sách bán chạy nhất ở Đài Loan trong thập kỉ qua” vào năm 1966.*
Liu Yong là “Tác giả có sách bán chạy nhất ở Đài Loan trong thập kỉ qua” vào năm 1966.*
Tranh của Liu Yong*
Tranh của Liu Yong*
Tranh của Liu Yong*
Tranh của Liu Yong*
2.    Học cách hoàn thiện bản thân:

Là một trong bộ ba quyển sách “Những kĩ năng vàng cho học sinh Trung học” gồm: "Học cách hoàn thiện bản thân”, “Học kĩ năng nói” và “Học kĩ năng để thành công”. Xuất phát từ tình yêu thương dành cho cô con gái sắp bước vào bậc Trung học cũng như sự ủng hộ của nhiều bậc phụ huynh trước những “sản phẩm” giáo dục của Liu Yong, ông đã sàng lọc và tập hợp lại những kĩ năng cần thiết vào bộ sách này để giúp các độc giả nhỏ tuổi có thể vững vàng đối diện với cuộc sống. Tác giả viết quyển sách để hướng đến các em ở độ 8-14 tuổi. Nhưng, tôi đọc quyển sách này khi tôi 18 tuổi và mới bắt đầu áp dụng. Theo tôi, nó phù hợp ở mọi lứa tuổi, chỉ cần tại thời điểm bạn khao khát "reset" lại bản thân thì quyển sách sẽ không chỉ tạo động lực mà còn có những phương pháp giúp các bạn thay đổi chính mình.
Nội dung sách bao gồm nhiều phương diện: viết lách, cách sử dụng thời gian hiệu qủa, các phương pháp học tập… và cả những vấn đề nhỏ thường ngày như làm sao để đúng giờ, vua đến muộn…
Sách gồm có 4 phần. Tôi sẽ cảm nhận dựa trên hai mảng nội dung lớn là: Kĩ năng hoàn thiện thái độ sống và Kĩ năng học tập. Theo tôi thì Kĩ năng để hoàn thiện thái độ sống gói gọn trong hai phần đầu:
·       Phần 1: Viết cho con gái – Soi lại chính mình
·       Phần 2: Viết cho con trai – Sẵn sàng nghênh chiến
Khi thông tin ngày càng trở nên phổ biến và dễ tiếp cận, các em được tiếp xúc và bị ảnh hưởng khá nhiều đến những vấn đề “già” hơn ở độ tuổi hiện tại. Ngày nay, chỉ độ 6-8 tuổi, các em đã biết đến cụm từ “làm đẹp”, nhiều em lên cấp 2 là đã thành thạo việc trang điểm. Việc có vẻ ngoài thu hút là không sai nhưng các em quên mất một điều rằng: trước khi trang điểm cho gương mặt, các em cần tô sáng tâm hồn mình. Bông hoa đẹp chưa chắc đã sống động nhưng một bông hoa có vẻ đẹp sống động thì chắc chắn thu hút lòng người. Bởi vậy Liu Yong đã viết rất đúng: là con gái cần phải soi lại chính mình, soi lại từ phẩm chất rồi mới đến ngoại hình.
Trong phần I này, nhà văn chú trọng đến tư duy và lối sống của con gái. Đó là gì?
Trước hết là con gái cần phải có một tư duy nhạy bén, linh hoạt, trước một vấn đề khó khăn nào đó, đừng cho rằng mình là con gái chân yếu tay mềm mà ỷ vào người khác. Muốn được như vậy thì các em phải học tập. Học trên trường thì phải học cho hiệu quả bằng phương pháp học thông minh: luôn ghi nhớ trong đầu – “Truớc hết hãy coi trọng nó….sau đó thường xuyên nghĩ đến nó, nhớ về nó, làm cho nó cắm rễ sâu trong kho “trí nhớ dài hạn”…để sở hữu nó suốt đời.” Nhưng, chúng ta có quá nhiều thứ cần phải ghi nhớ vì vậy để ghi nhớ hết tất cả tốt hơn hết, tác giả đưa ra  “phương pháp lan toả từ phức tạp đến đơn giản”. Để giải thích cho điều này, ông đưa ra một ví dụ: “Một đoạn quảng cáo trên truyền hình có thể kéo dài gần một phút, thế nhưng chi phí quảng cáo quá đắt, đoạn phim đó…sẽ rút ngắn thành ba mươi giây,…rút gọn thành mười lăm giây, thậm chí là mười giây…Đến ngày nào đó, con chỉ cần nhìn thấy một bức ảnh trong đoạn phim quảng cáo đó…có thể khiến con nhớ đến cả đoạn phim…”.
Chính xác là như vậy, khi thông tin ngày càng nhiều thì việc biết chọn lọc những giá trị trọng tâm là một điều cần thiết. Trong lĩnh vực content, người ta cần một bài viết chuẩn SEO để tăng lượt tìm kiếm của khách hàng. Trong học tập, ta cần ghi nhớ những vấn đề trọng tâm (như một cụm từ chuẩn SEO). Khi bạn cần nhớ lại, chỉ cần "gõ" cụm từ đó lên thanh tìm kiếm của não bộ, thì những nội dung liên quan sẽ lần lượt hiện ra.
Thực ra việc này cũng không phải ngày một ngày hai là áp dụng được, khi mình đưa phương pháp này vào việc học thì đòi hỏi mình phải hiểu kiến thức đó rất kĩ. Chẳng hạn, mình học thuộc đoạn văn “Những hiểu biết về đoàn binh Tây Tiến”. Từ khoá ở đây là “Tây tiến” và sau đó mình đặt các câu hỏi: Họ là ai? Họ ở đâu? Nhiệm vụ của họ là gì? Binh đoàn Tây tiến gồm những ai?...Đấy, kiểu thế và thực sự mình đã nhớ nó rất lâu.
Ngoài ra, còn phải học những kĩ năng mềm thông qua việc xây dựng lối sống hàng ngày. Biết sắp xếp và tối ưu các khoảng thời gian là điều quan trọng nhất. Hay sắp xếp thứ tự các công việc để có thể cùng một khoảng thời gian vẫn làm được nhiều việc khác nhau. Ngoài ra, con gái cũng cần tham gia các hoạt động thể thao của con trai vừa để nâng cao thể lực vừa hỗ trợ phát triển tư duy,…
Về phần Viết cho con trai thì cũng nắm bắt được tâm lý thiếu kiên nhẫn và ham chơi ở độ tuổi này nên ông mong muốn chúng hãy dùng sự hiếu động ấy để “thường xuyên “chiến đấu” với chính mình, đánh bại con người lười biếng, ngạo mạn, yếu đuối trong mình, và trở thành con người siêng năng, khiêm tốn, dũng cảm”. Bằng cách nào ư? Chúng ta cần học tập có mục đích thay vì chỉ để lấy “tấm bằng thông minh”, chúng ta phải sẵn sàng đánh thắng trận đầu tiên mỗi ngày chính là cơn buồn ngủ, ngừng trì hoãn và không tranh đua nhất thời…
Thực ra, phân chia như vậy dựa trên những cá tính nổi bật ở hai giới nhưng để hoàn thiện bản thân thì chúng ta cần rèn luyện tất cả những đức tính đó. Nhìn chung, Liu Yong dường như là “người cầm tay chỉ việc” hướng dẫn các em đối mặt với những vấn đề khác nhau trong cuộc sống, giúp các em nhìn thấy những điều có hại tiềm ẩn trong thói quen, hành vi của mình.
Vậy 18 tuổi hay 20 tuổi khi đọc xong sẽ rút ra được điều gì?
Về hai phần này, tôi thấy nó giống như “mind set”, đặt nền móng cơ bản giúp các em nhỏ hiểu được hoàn thiện bản thân là gì và bắt đầu chúng như thế nào. Vì vậy, phần này tôi đọc khá nhẹ nhàng, thoải mái, không áp dụng gì nhiều vì tôi đã rèn luyện đựơc những thói quen đó từ trước (trừ một số phương pháp ghi nhớ được đề cập).
Chỉ có điều, hai phần đầu của sách đã củng cố thêm niềm tin của tôi: Mọi thành công trong công việc cũng như một cuộc sống đáng mơ ước đều khởi nguồn từ những thói quen, suy nghĩ và hành vi của mình ở hiện tại. Tôi hiểu rằng luôn luôn phải học tập và làm phong phú kiến thức của bản thân, đọc xong hai phần ấy tôi càng phải duy trì nó. Tôi hiểu rằng cần phải bình tâm trước thành công của người khác, đọc xong hai phần ấy tôi càng tin vào những việc mình làm và chấp nhận sự tiến bộ từng ngày của mình…
Lối viết gần gũi, giản dị, với cách xưng hô ba-con ấm áp đã rót vào trái tim tôi những lời khuyên chân thành. Chặng đường phía trước còn dài nhưng tôi cảm thấy may mắn khi nhận ra mình đang thay đổi từng ngày, để ngồi đây viết những dòng này, ngay bây giờ mà không phải một lúc nào khác trong tương lai…
Nhưng, điều mà tôi áp dụng nhiều nhất là ở phần Kĩ năng học tập được đề cập ở hai chương sau. Vì bài viết này cũng khá dài nên tôi xin dừng bút.
Hy vọng sẽ được các bạn sẽ đọc và để lại nhận xét. Các bài mình viết ra đều trên tinh thần rèn luyện và học hỏi.
Cảm ơn các bạn!
* Search: "Liu Yong writer" on Google.