Jesus Christ - Son of God
Jesus Christ - Son of God

بِسْمِ اللَّهِ الرَّحْمَنِ الرَّحِيم

1. Tên gọi của Jesus theo tường thuật kinh Qur'an

‘Isa là tên riêng của Chúa Jesus trong Kinh Qur’an (được nhắc đến khoảng 25 lần) và theo đó người Muslim thường gọi Ngài với cái tên như vậy. Tên này không có trong Kinh Thánh và truyền thống của Cơ đốc giáo và dường như nó đã không được biết đến bên ngoài truyền thống tôn giáo Islam. Những người Muslim và không theo đạo Islam đã suy đoán về nguồn gốc của tên gọi này. Một số học giả phương Tây giải thích đó là cách đọc sai của từ “Esau” (Pautz Otto vào thế kỷ XIX), do người Do Thái đưa ra thông tin sai lệch cho Muhammed, những người có thái độ thù địch với Jesus đã dẫn đến sự sai lệch này. Theo một đề xuất khác, Muhammed đã đảo ngược các phụ âm trong tiếng Do Thái của cái tên với ý nghĩa "cứu chuộc" (nguyên ngữ tên Yesu‘ah có nghĩa là “Yahweh cứu rỗi”). Lời giải thích này có vẻ mang tính gượng gạo, vì việc đảo ngược các chữ cái đơn giản không thể tạo ra từ ‘Isa. Tuy nhiên, một lời giải thích khác là ‘Isa là một từ có nguồn gốc từ tiếng Ả Rập thay vì là từ tiếng Hy Lạp hoặc tiếng Do Thái. Rất khó để có một câu trả lời chắc chắn; nhưng bất kỳ lời giải thích nào cũng phải hài hòa với thực tế rằng kinh Qur’an nuôi dưỡng cho người Muslim tấm lòng kính trọng thực sự đối với Chúa Jesus và mẹ của Ngài. Dù sao đi nữa, ‘Isa không mang hàm ý nào bề nghĩa trong Kinh Thánh của Cơ Đốc giáo liên quan đến Chúa Jesus (“ám chỉ về sự cứu rỗi”), hay Đấng Cứu Thế bởi vì ngài là Emmanuel,“ Đức Chúa Trời ở cùng chúng ta ”(Ma-thi-ơ 1:21, 23, Ê-sai 7:14).
Con của Maryam (Son of Maryam) là danh hiệu phổ biến nhất mà kinh Qur'an sử dụng để chỉ Chúa Jesus (2:87; 2: 253; 3:45; 4:171; 5:17,72,75,78,110,112,114,116; 9:31; 21:91; 23:50; 33:7; 43:57; 52:27; 61:6,14; Surah 19 (tựa đề "Maryam"), câu 16-33). Các nhà biện giáo đạo Cơ đốc, đặc biệt là vào thời trung cổ, xem tiêu đề này như một nỗ lực nhằm gây tổn hại đến Cơ Đốc giáo, họ xem là nó nhằm để chỉ một người đàn ông thông qua mẹ anh ta chứ không phải qua cha anh ta (như phong tục Ả Rập nói chung). Lời chỉ trích là không có cơ sở, vì kinh Qur’an và Islam giáo thể hiện sự tôn trọng cao nhất đối với cả bà Maryam, người được ban phước và con trai của bà. Câu chuyện về sự ra đời bởi người nữ đồng trinh của Chúa Jesus, trong số những đoạn kinh chi tiết nhất về Chúa Jesus và Maryam, không khỏi để lại trong tâm trí người đọc một sự nghi ngờ. Chúa Jesus được thụ thai một cách kỳ diệu khi thần khí của Allah hà hơi vào lòng mẹ Ngài. Sau khi sinh ra, Allah yêu cầu Maryam đặt tên cho con bà là "con trai của Maryam." Sự minh oan của Allah là bằng chứng cho thấy đứa bé được thụ thai một cách siêu nhiên, thông qua hành động sáng tạo trực tiếp của Allah (3:45-46). Tuy vậy, việc sinh ra bởi người nữ đồng trinh không cho phép Jesus được trở thành “Con của Allah”. Nếu Allah tạo ra Jesus một cách kỳ diệu, thì Allah cũng đã làm như vậy với Adam. Trên thực tế, kinh Qur’an cảnh báo người Do Thái vào thời Chúa Jesus không nên “phạm thượng quá mức” trong tôn giáo của họ bằng cách nói về “Chúa Ba Ngôi”, vì Chúa Jesus chỉ là con của Maryam mà thôi (4:171).
Chúa Jesus cũng chỉ là một nhà tiên tri (nabî) của Allah (cùng với Áp-ra-ham, Ê-sai, Nô-ê và Môi-se; 2:136; 3:84) và là sứ giả của Allah (hoặc sứ đồ - rasûl) mà Allah đã ban cho Jesus một sự mặc khải — Phúc Âm (4:157, 171; 5:75; 57:27). Là một rasul, Chúa Jesus xác nhận rằng kinh Torah được ban xuống cho Môi-se. Ngài “báo những tin mừng về một sứ giả của Allah tên là Ahmad sẽ đến sau ông. Khi [Jesus] đến với dân Israel với những bằng chứng rõ rệt, họ lại nói: Đây là một trù phù thuỷ hiển hiện.”(61:6). Chúa Jesus được miêu tả là đang loan báo về sự xuất hiện của tiên tri Muhammed, theo cách tương tự như các nhà tiên tri trong Cựu Ước thông báo về sự xuất hiện của Đấng Mê-si. Là một nhà tiên tri, Chúa Jesus cũng được sự hướng dẫn về khôn ngoan, trong kinh Torah và trong Phúc Âm (3:48; 5: 113).

2. Vai trò sứ giả của Chúa Jesus trong kinh Qur'an.

Một trong những khía cạnh quan trọng nhất của kinh Qur'an là tính toàn diện mà thông điệp của nó mang đến cho nhân loại. Nó không hạn chế những câu chuyện của sự cứu rỗi cho sự xuất hiện và phát triển sau này của đạo Islam; thay vào đó, nó mang câu chuyện quay lại thời kỳ sơ khai của nhân loại, thời kỳ của Adam, vị tiên tri đầu tiên của Allah trong đạo Islam. Chuỗi câu chuyện này bắt đầu với Adam và tiếp tục qua nhiều vị tiên tri và cuối cùng kết thúc với Muhammad, là vị tiên tri cuối cùng và xác nhận tính trung thực tuyệt đối của tất cả các kinh sách mà những tiên tri trước đó mang đến. Một trong các liên kết trong chuỗi câu chuyện cứu chuộc này là Chúa Jesus, một người nổi bật với lòng trung thành và là một trong những điều quan trọng của niềm tin vào các vị tiên tri của Allah trong đạo Islam.
Văn học thần học Islam giáo sử dụng một số thuật ngữ cho những người được giao trách nhiệm bởi Allah để chuyển tải đi thông điệp của Ngài cho nhân loại. Một trong những thuật ngữ này là al-Rasul, hoặc Thiên sứ. Về mặt ngôn ngữ học, thuật ngữ này trong tiếng Ả Rập có nghĩa là người "được khen ngợi bởi người gửi đi thông điệp" hoặc "truyền tải một thông điệp hoặc tiếp nhận một thông điệp thay mặt cho người gửi". Bàn về mặt thần học, “Al-Rasul là một con người được Allah sai phái đến với nhân loại để truyền tải lời răn dạy của Allah cho người dân của Ngài". Tương tự như vậy có là một thuật ngữ được sử dụng cho các tiên tri của Allah là al-Nabi. Thuật ngữ này trong tiếng Ả Rập “đề cập đến một trong những người nhận được mặc khải qua một thiên thần, hoặc cho ai một nguồn linh hứng đến với sự mặc khải hoặc thông qua những giấc mơ”. Về khía cạnh thần học, một Rasul sẽ có cấp bậc cao hơn một Nabi vì một vị Rasul nhận một sự mặc khải đặc biệt từ Allah thông qua thiên thần Jibril (Gabriel); nói cách khác, mỗi Rasul cũng là một vị Nabi , nhưng không phải mọi Nabi đều là Rusul. Do vậy, Chúa Jesus trong Islam giáo vừa là một vị Rasul và vừa là một vị Nabi . Người ta tin rằng có khoảng 124.000 tiên tri, hay nabi, trước sự xuất hiện của đạo Islam. Và trong con số các vị này chỉ có tầm 313 là Rasul mà thôi. Trong số đó là năm "ul al-'azm", tức là những người sở hữu lòng trung thành tuyệt đối. Họ là năm sứ giả của Allah với vai trò vô cùng quan trọng trong đức tin Islam giáo, họ là sự ưu việt trong tất cả các vị tiên tri và cũng giữ thứ bậc cao nhất trong đời sống tinh thần của tất cả người Muslim. Sắp xếp theo trình tự thời gian, năm vị này là Noah, Abraham, Moses, Jesus, và Muhammad. Do đó, Jesus là nhân tố hết sức quan trọng để người Muslim không chỉ vì ông là một nhà tiên tri xác nhận bởi tất cả những người Muslim mà còn vì ông là người gần nhất trong chuỗi các tiên tri của tất cả các sứ giả của Allah để làm chứng cho thông điệp mà Muhammad mang tới, ngoài lý do vì sự gần gũi về mặt thời gian của mình mà lý do khác là theo người Muslim thì Jesus đã có những dự ngôn tiết lộ những tin tức tốt lành về sự xuất hiện của Muhammad.
Cả Jesus và mẹ ngài là Maryam là những người mà theo tường thuật kinh Qur'an xem là rất quan trọng. Một số nhà thần học Islam giáo đã tranh luận liệu bà Maryam có phải là một trong những nhà tiên tri nữ kể từ khi bà nhận được một sự mặc khải từ Allah bởi thiên thần Jibriel (3:42-48) hay thiên thần Gabriel đưa cho bà tin tốt về việc bà ấy vô nhiễm sắc dục khi mang thai và sự ra đời kỳ diệu của Jesus. Cả bà Maryam và Chúa Jesus đều đáng nhận được quan tâm rất lớn và thảo luận kỹ càng.
Kinh Qur'an vinh danh Chúa Jesus như một sứ giả của Allah mà người Muslim phải khẳng định như một vị sứ giả thực sự của Thượng Đế. Kinh Qur'an chỉ trích những ai phủ nhận các sứ giả của Allah và nói về họ với lời khiếm nhã, “Thật xót xa cho bầy tôi (nhân loại)! Không một Sứ giả nào đã được Ta cử đến với họ mà không bị họ chế giễu.” (36:30). Câu kinh này nội dung bao gồm những câu chuyện của nhiều nhà tiên tri đã đến với nhân loại để tuyên bố sứ điệp của Allah cho người dân của họ nhưng họ đã bị chế giễu trong khi truyền đạt thông điệp của Allah. Và dĩ nhiên Chúa Jesus không phải là một người ngoại lệ. Kết luận người ta có thể rút ra từ câu kinh này là kinh Qur'an coi tất cả các tiên tri trong dòng lịch sử đã mang thông điệp của niềm tin vào Allah (Thượng Đế) duy nhất là tiên tri của Allah cho dù chúng ta biết tên của họ hay không. Hàng ngàn vị tiên tri của Allah có thể đã bước đi rao giảng khắp nơi trên trái đất dù chúng ta có thể không biết gì về tên gọi và quê hương của họ cả.
Câu chuyện của Chúa Jesus là một trong những câu chuyện về những vị tiên tri nổi tiếng nhất trong kinh Qur'an. Chương thứ 3 của kinh Qur'an - “Gia Đình của 'Imran,” thảo luận về những vấn đề của Chúa Jesus. Như chúng ta sẽ xem xét sau đây, chương này của kinh Qur'an nói về bà Maria (Maryam) như một người được Allah lựa chọn; Zachariah đã chăm sóc cho bà; cuộc gặp gỡ của Maryam với thiên thần; sự sinh ra của Chúa Jesus; cũng với những phép lạ của ngài, mà được thực hiện với sự cho phép từ Allah; sự ủng hộ của các sứ đồ mà Chúa Jesus dẫn dắt; và tường thuật về “cái chết” của Jesus và sự thăng thiên của ngài (3:42-64). Tên của Chúa Jesus được lặp đi lặp lại rất nhiều lần và cũng được nêu tên trong các chương khác nhau của Kinh Qur'an. Kinh Qur'an làm cho các kết nối rõ ràng giữa Chúa Jesus và sứ điệp của đạo Islam được thể hiện dưới một chiều kích mạch lạc hơn. “Hãy bảo họ (hỡi người Muslim): "Chúng tôi tin tưởng nới Allah và những điều (Mặc khải) đã được ban xuống cho Ibrahim, và Isma'il và Ishaq và Ya'qub và các bộ lạc (của Israel); và những điều (mặc khải) đã được ban xuống cho Musa và cho Isa và những điều đã được ban xuống cho các Nabi (tiếp thu mặc khải) từ Rabb của họ; chúng tôi (người Muslim) không phân biệt kỳ thị một vị (Nabi) nào trong họ và chúng tôi là những người Muslim (thần phục Allah). ” (2: 136).
Trong chương thứ tư, một trong những chương dài nhất, kinh Qur'an kết nối thông điệp của Muhammad để liên kết sứ điệp của Chúa Jesus và các tiên tri khác thời kỳ tiền Islam. Điều này khẳng định rằng những gì đã được tiết lộ cho nhà tiên tri của Islam giáo là không phải chưa từng tuyên bố bởi các nhà tiên tri khác nhưng ông đã đưa ra sự mặc khải của kinh Koran là do Allah - cùng một vị Allah – Đấng đã gửi thông điệp của Ngài cho các tiên tri trước Muhammad. Chúa Jesus được nhắc đến như một người tiền nhiệm của nhà tiên tri của đạo Islam. Để chỉ ra tính phổ quát mà sứ điệp của Islam giáo - kinh Qur'an đề cập đến là lịch sử của mặc khải của Allah, trong đó bao gồm những sứ giả khác của Allah như Noah, Abraham, Ishmael, Isaac, Jacob, Chúa Jesus, Jonah, Aaron, Solomon, và David,... (4: 163). Chương tiếp theo (chương 5) tiếp tục nhấn mạnh tầm quan trọng của sứ điệp của Chúa Jesus và mối quan hệ của nó với những thông điệp trước đó, cụ thể là kinh Torah của Do Thái giáo. Chúa Jesus không chối bỏ sứ điệp của Allah gửi cho những người trước ngài; trái lại, ngài chấp nhận và khẳng định thông điệp của kinh Torah. Chúa Jesus được gửi đến sau nhiều vị tiên tri trước ( “Và Ta (Allah) đã cử 'Isa (Jesus) – con trai Maryam nối gót họ (các nabi tiền bối)” [Qur'an 5:46]), nhưng gần gũi nhất với Jesus trong vòng tất cả các tiên tri là nhà tiên tri của đạo Islam - Muhammad. Trong kịch bản về ngày tận thế của Islam giáo, Chúa Jesus và những thiên sứ cùng chống lại “các kẻ nối dối”, hay các tiên tri giả còn gọi là Antichrist.
Chúa Jesus được nhắc đến trong hơn chín mươi câu (ayat) của Kinh Qur'an. Các câu kinh Qur'an miêu tả Chúa Jesus là một ngôn sứ của Allah. Allah mạc khải cho ngài một thông điệp đặc biệt, kinh Injil, tên Islam gọi Phúc Âm (3:48, 5:46, 19:30, 57:27). Kinh Qur'an đề cập đến Phúc Âm như một nguồn hướng dẫn, ánh sáng, và lời khuyên cho những người kính sợ Allah (5:46). Chúa Jesus làm cho mọi việc chắc chắn rằng dân Israel có một số luật Allah đã đặt ra chế định là đúng đắn, chẳng hạn như ngưng các công việc trong ngày Sa-bát và một số loại thực phẩm đã bị hạn chế (3:50). Chúa Jesus kêu gọi người dân Do Thái trở thành người Islam giáo (5: 116-17). Do đó, những người Islam giáo tôn kính những người đi theo (các môn đệ) của Chúa Jesus đối với cuộc đấu tranh của họ theo con đường của Allah và sự ủng hộ của họ đối với Chúa Jesus.
Từ góc độ Islam giáo, nói về mặt thần học, bản chất của sứ điệp của tiên tri Muhammad phù hợp với những lời dạy đạo đức và mục vụ ban đầu của Chúa Jesus. Bất kỳ sự khác biệt nào tồn tại thì chỉ là do các hoàn cảnh khác nhau của hai con người sống trong hai thời điểm khác nhau. Theo lời dạy Islam giáo, khi Đức Jesus đến với cương vị như một sứ giả của Allah để truyền tải thông điệp của Allah, Jesus cần điều kiện xã hội phù hợp nhất định trước khi ngài có thể công bố sứ điệp của ngài được Allah giao phó, điều kiện đó sẽ chứng minh tính trung thực của sứ điệp. Ví dụ xã hội Do Thái thời Chúa Jesus là một xã hội đầy bất công, áp bức nô lệ và bệnh tật, nên phép lạ của Chúa Jesus chính là chữa lành. Nhưng nên lưu ý rằng mọi phép lạ và điều Chúa Jesus nói là do sự cho phép của Allah, chứ không phải thông qua sức mạnh riêng của Jesus. Mặt khác, khi Muhammad đến rao giảng cùng một thông điệp của Allah, xã hội của ông đã bị chi phối bởi văn hóa của nghệ thuật hùng biện trong thơ ngâm tiếng Ả Rập và văn xuôi. Do đó, phép lạ lớn của ông đã được đưa ra dưới dạng một cuốn sách với lời lẻ hùng hồn - Kinh Qur'an, nó thách thức tất cả các nhà soạn nhạc của văn học tiếng Ả Rập có khả năng tái tạo tài lại một quyển sách như vậy. Đó chính là phép lạ duy nhất cả đời Muhammad.
Muhammad - bằng cách đưa cộng đồng (ummah) của mình từ xã hội thờ ngẫu tượng đa thần để tôn thờ một Allah duy nhất, đã hoàn thành sứ điệp mà Chúa Jesus và tất cả các vị tiên tri (nabi) khác của Allah đã tuyên bố. Vị tiên tri của Islam giáo đã có thể, trong 23 năm, để thay đổi toàn bộ xã hội và văn hoá bán đảo Ả Rập và làm cho thông điệp của Allah chiếm ưu thế không chỉ trong lĩnh vực chính trị mà còn trong trái tim và tâm trí của người dân. Những gì mà Muhammad đạt được trong một khoảng thời gian ngắn như vậy trong sự nghiệp các vị giáo chủ tôn giáo khác là chưa từng có. Thông điệp kinh Qur'an cho thấy rằng khi Chúa Jesus loan báo sự ra đời của Muhammad theo tường thuật kinh Qur'an, Jesus đã đưa ra những tin tức tốt về sự xuất hiện của một sứ giả của Allah, người sẽ mang lại một dấu chấm hết cho sự đau khổ của người dân và sẽ thành công trong việc giảng dạy về niềm tin vào một Thượng Đế duy nhất.
Địa vị của Chúa Jesus trong kinh Qur'an là một trong những nhà tiên tri vĩ đại của Allah – tức là một vị trí tôn kính cao cả trong đạo Islam. thần học phái Sunni đồng ý rằng kể từ thời điểm nhà tiên tri, người tiếp nối cao nhất trong cấp bậc tôn giáo sau khi Muhammad qua đời là bốn vị khalip: Abu Bakr, Umar, 'Uthman, và 'Ali, trong đó Abu Bakr là người nối tiếp thứ nhất. Tuy nhiên, ngay cả Abu Bakr không thể đạt được cấp bậc thiêng liêng như Chúa Jesus. Chúa Jesus là một nhà tiên tri và một sứ giả của Allah, nói trên danh nghĩa của Allah, trong khi Abu Bakr không phải là một nhà tiên tri nhưng là người bạn đạo đồng hành (Sahabah) của các vị tiên tri cuối cùng của Allah - Muhammad.
Trong thần học Islam giáo, người Muslim phải yêu mến Chúa Jesus nhiều nhất có thể, có lẽ nhiều hơn cả cha mẹ và con cái của họ, nhưng họ không được phóng đại hoặc nâng "tiên tri" Jesus lên cấp độ ngang hàng với Allah. Nguyên tắc thần học Islam giáo này cũng áp dụng cho vị thế của tiên tri Muhammad. Bất chấp sự bác bỏ chung về thông điệp của Chúa Jesus bởi chính dân của ngài, những câu kinh Qur'an đề cập rằng một số người đạo đức từ cộng đồng của ngài đã theo Ngài và chấp nhận lẽ thật. Mười hai câu trong chương "Gia đình 'Imran" bổ sung thêm cho chúng ta một câu chuyện nổi tiếng. Theo kinh Qur'an, thông điệp chính của Chúa Jesus mang đến là mời mọi người chỉ thờ phượng một Allah duy nhất, không phải là thờ phượng chính ngài.
Vì sự đề cập của kinh Qur'an về sự ra đời của Chúa Jesus là người không có cha, truyền thống Hadith ghi lại rằng vị Khalip thứ hai - 'Umar, đã tức giận với một người đàn ông có một đứa con trai tên là 'Isa và tự gọi mình là Abu 'Isa – nghĩa là cha của Chúa Jesus. Người Muslim thường đặt tên cho con cái của họ theo tên của các vị tiên tri được đề cập trong kinh Qur'an, đặc biệt là Chúa Jesus. Abu Dawud, một trong những nhà sưu tập những sunah của Muhammad, thuật lại rằng 'Umar đã quở trách người đàn ông và nói: "Không đủ để các anh em tự đặt tên cho mình là Abu 'Abdillah - cha của tôi tớ của Allah hay sao?" 'Umar không đề cập đến một lý do cho sự quở trách của ông, nhưng rõ ràng là từ tham chiếu đến "tôi tớ" rằng ông 'Umar nhạy cảm với sự phỉ báng có thể có của Chúa Jesus, là đấng không có cha là con người.
Trong bài bình luận của mình về những câu kinh Qur'an về sự ra đời của Chúa Jesus, ông Sayyid Qutb - nhà bình luận Ai Cập đương đại về Kinh Qur'an, người nổi tiếng hơn ở phương Tây vì những ý tưởng của ông về Islam giáo chính trị, đề cập đến bà Mary như một " phụ nữ anh hùng". Ông thấy câu chuyện của bà là sự kiện diệu kỳ nhất trong lịch sử nhân loại: "Chắc chắn sự kiện về sự ra đời của Chúa Jesus là sự kiện kỳ lạ nhất mà nhân loại trong suốt lịch sử của chúng ta đã từng chứng kiến. Đó là một sự kiện không giống như bất cứ điều gì đã từng xảy ra trước đó, trước Chúa Jesus hoặc sau ngài." – ông Qutb cho rằng: "Chúa Jesus là một dấu chỉ cho lòng thương xót đối với dân Israel nói riêng, và cho tất cả nhân loại nói chung. Sự kiện về sự giáng sinh kỳ diệu của Chúa Jesus dẫn họ đến sự hiểu biết về Allah, thờ phượng Allah, và tìm kiếm phước lành của Allah." Không có gì lạ khi coi một vị tiên tri của Allah là một dấu chỉ cho lòng thương xót từ Allah. Giống như Chúa Jesus, tiên tri Muhammad cũng được trình bày trong Kinh Qur'an như một hồng ân cho tất cả các thế giới: "Và Ta đã cử phái người (Muhammad) đến như một hồng ân (grace) cho muôn loài" (Al-Anbiya 21:107). Bà Mary đã sinh ra một lòng thương xót thiêng liêng như vậy – chính là Chúa Jesus.
Trong một bài bình luận của mình, Mahmud bin 'Umar al-Zamakhshari - một nhà ngôn ngữ học và nhà bình luận nổi tiếng về kinh Qur'an, nhận xét rằng trường hợp kỳ diệu của Chúa Jesus được sinh ra tương tự như trường hợp của Adam và cho rằng việc tạo ra Adam thậm chí còn kỳ diệu hơn kể từ khi ông được tạo ra không cha lẫn mẹ. Điều phổ biến giữa Adam và Chúa Jesus về vấn đề này là cả hai tạo vật đều bất chấp luật tự nhiên: “Cả hai được tạo ra bên ngoài của luật tự nhiên hiện hành của việc sinh sản nơi con cái loài người. Cả hai đều giống nhau theo nghĩa này. Và sự sáng tạo mà không có cha hoặc mẹ là kỳ diệu hơn và bất chấp các quy luật tự nhiên lớn hơn là tạo ra một con người không có cha. Ở đây một phép lạ được so sánh với một điều kỳ diệu hơn để củng cố lập luận [rằng Chúa Jesus không phải là Thượng Đế] và làm cho kẻ chống đối phải im lặng." Như vậy, cả Adam và Chúa Jesus đều không được coi là Allah trong Islam giáo. Nếu sự sáng tạo mà không có một người cha vật chất đã biến Chúa Jesus thành một vị thần (con của Allah), Adam sẽ đáng được coi là một vị thần hơn. Logic kinh Qur'an kết luận rằng chỉ có một Allah – Thượng Đế duy nhất. Ngoài Ngài, không ai có thể tự nhận mình là một vị thần (con trai hay con gái của Ngài).
Để hiểu vị trí của Chúa Jesus trong Islam giáo, người ta nên hiểu thêm khái niệm tiên tri (nabi) trong thần học Islam giáo. Tiên tri tạo nên một trong ba chủ đề đức tin chính yếu của thần học Islam giáo, cùng với Thượng Đế và thế giới đời sau. Khoảng 1/4 kinh Qur'an thảo luận về khái niệm tiên tri. Các vị tiên tri được Allah chọn lựa để truyền đạt thông điệp của Ngài. Người ta tin rằng Allah gửi các vị tiên tri đến với nhân loại để giúp họ với cả cuộc sống thế gian và thế giới đời sau của họ. Có lẽ vì sự nhấn mạnh này của kinh Qur'an, mà các nhà thần học Islam giáo, cả đương đại và cổ điển, đã tham gia chung vào trí tưởng tượng (eschatological) phong cách Islam giáo và đã thảo luận rất nhiều về khái niệm tiên tri.
Trong thần học Islam giáo, sứ giả đầu tiên của Allah là Adam và người cuối cùng là Muhammad. Allah hậu thuẫn các vị tiên tri với những phép lạ mà đôi khi bất chấp quy luật tự nhiên. Một số vị tiên tri và sứ giả thiêng liêng này được đề cập trong kinh Qur'an bằng đích danh của họ, như Noel, Abraham, Moses, David, Zachariah, John, và Jesus. Tuy nhiên, kinh Qur'an dứt khoát cũng khẳng định rằng một số các nhà tiên tri không được đề cập đến (40:78). Không phải ai cũng có thể là một nhà tiên tri hay một sứ giả của Allah. Các nhà thần học Islam giáo đã phát triển năm thuộc tính mà một vị tiên tri của Allah phải có: đáng tin cậy, trung thành, thuần khiết, khả năng truyền đạt thông điệp của Allah và trí tuệ. Bất cứ ai thiếu một trong những nguyên tắc này đều không thể được chấp nhận với tư cách là một vị tiên tri hoặc sứ giả của Allah. Do vậy, dựa trên nguyên tắc thần học Islam giáo này, người muslim không chấp nhận một số câu chuyện Kinh Thánh (Holy Bible) ghi lại như câu chuyện gian dâm của vua David và Bathsheba (2 Samuel 11:1-4), Say rượu của Noah (Sáng thế ký 9:20-27), và việc Lot cho người khác quan hệ với các con gái của ông (Sáng thế ký 7:30-35). Những hành động như vậy, nếu chúng là sự thật, sẽ truất quyền của David, Noah, và Lot với tư cách là các vị tiên tri của Thượng Đế. Vì Sách Thánh Islam giáo nói về họ như những sứ giả vĩ đại của Allah, người muslim xem những câu chuyện đó là không đúng sự thật. Những câu chuyện có thể đề cập đến các nhân vật lịch sử khác, nhưng không thể đề cập đến các vị tiên tri. Hơn nữa, nếu David là không đáng tin cậy, ông sẽ không nhận được sự mặc khải thiêng liêng của kinh Thi Thiên (Zabur). Theo kinh Qur'an thì David tụng niệm kinh Zabur một cách đẹp đẽ đến mức ngay cả những con chim cũng lắng nghe và núi lặp lại lời ngâm kinh của ông (34:10).
Mặc dù vị trí của các vị tiên tri trong tầm nhìn của Thượng Đế là cao trọng, nhưng không ai trong số họ được xem là xứng đáng để được thờ phượng ngang hàng với Allah. Thực tế, hiểu biết của Islam giáo về sự hiệp nhất của Allah – hay học thuyết Tawhid là rất rõ ràng, nó đòi hỏi nghiêm ngặt rằng không có gì và không ai có thể được thờ phượng, duy chỉ Allah mà thôi. Các vị tiên tri và các thánh đồ, nói theo thần học Islam, là những mặt trời tỏa sáng của vương quốc trần gian nhưng không phải ở tầng bậc của Allah hay một phần của Allah. Họ cao hơn các thiên sứ, nhưng họ là con người và những người thờ phượng Allah. Do vậy, khi người muslim nói về Chúa Jesus hoặc Muhammad là sứ giả của Allah, vị thế của họ có nghĩa là địa vị trong hàng ngũ tôn giáo ở ngưỡng cao nhất chứ không phải họ là một vị thần đáng thờ phụng.
Ngoài việc các tiêu chuẩn hoàn hảo để là sứ giả của Allah, một khía cạnh quan trọng trong tính cách của các tiên tri là tình bạn của họ. Tình bạn thân thiết giữa Chúa Jesus và Muhammad thậm chí còn được nhấn mạnh trong đức tin Islam giáo. Sự nhấn mạnh này được Al-Qurtubi (mất năm 1274), nhà thần học Islam giáo người Cordovan và cũng là nhà bình luận nổi tiếng kinh Qur'an, trích dẫn câu nói nổi tiếng của Muhammad: "Ta là người gần gũi nhất với Chúa Jesus trong cuộc sống này và đời sau." Các bạn đạo đồng hành của nhà tiên tri đã hỏi ông “như thế nào?” và nhà tiên tri đã trả lời: “Các tiên tri là anh em mặc dù mẹ của họ khác nhau. Tôn giáo của họ là một và không có vị tiên tri nào giữa ta và Chúa Jesus." . Đó là bằng chứng về mối quan hệ mạnh mẽ giữa Chúa Jesus và Muhammad (61:6).
Từ quan điểm thần học này của Islam giáo, mức độ tâm linh nhà tiên tri Islam giáo là phạm trù vượt quá sự hiểu của tín đồ. Để hiểu được tính cách của Muhammad hay bất kỳ vị tiên tri nào một cách chính xác, người ta phải nhớ xem xét cả đời sống tinh thần của họ và cùng nhau cuộc sống trần tục của họ. Nếu ta chỉ xem xét họ như một nhân vật lịch sử thì điều đó thực sự là sai lầm. Sự so sánh liên tưởng tương tự sau đây sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về hai khía cạnh của các "Vị Tiên Tri". Hãy nghĩ về trứng của con công và con công. Người ta ban đầu khó có thể tưởng tượng làm thế nào một màu lông đẹp như vậy lại có thể đến từ một quả trứng xấu xí như thế. Điều này có nghĩa là, nếu chúng ta không nhìn thấy bằng mắt thường rằng nguồn gốc của một con công như thế là một quả trứng như vậy, chúng ta có thể không tin vào sự kiện thực tế này. Do vậy, để đánh giá đúng đắn vẻ đẹp của con công, người ta phải xem xét quả trứng và con công cùng một lúc. Chỉ tập trung vào quả trứng nhưng bỏ qua vẻ đẹp tuyệt vời của con công là thiếc sót lớn và ngược lại. Cuộc sống con người của các "Vị Tiên Tri" giống như quả trứng đó, và đời sống thuộc linh của các vị ấy thì giống như vẻ đẹp của con công. Nếu không hiểu được khía cạnh thuộc linh của các "Vị Tiên Tri", thật khó để hiểu được đời sống thuộc linh và mối quan hệ chặt chẽ của Muhammad với Chúa Jesus hay với các vị tiên tri khác.

3. Nền tảng niềm tin của người Muslim vào Chúa Jesus.

Câu kinh sau đây của Qur'an đã tạo thành nền tảng cho niềm tin của người muslim vào Chúa Jesus và hàng ngàn trang viết bình luận về kinh Qur'an đã được diễn đạt dựa trên câu kinh này: "Hãy bảo họ (hỡi người Muslim): ' Chúng tôi tin tưởng nơi Allah và những điều (Mặc Khải) đã được ban xuống cho chúng tôi và những điều đã được ban xuống cho Ibrahim, và Ismail và Ishaq và Yaqub và các bội lạc (của Israel); và những điều (mặc khải) đã được ban xuống cho Musa và chi Isa và những điều đã được ban xuống cho các Nabi (tiếp thu mặc khải) từ Rabb của họ; chúng tôi (người Muslim) không phân biệt kỳ thị một vị (Nabi) nào trong họ (các Nabi của Allah) và chúng tôi là những người Muslim (thuần phục Allah).'”(2: 136, các câu tương tự trong 3:84 và 4: 163). Là một nguyên tắc thần học trong Islam giáo và là một phần của nền tảng đức tin Islam về các vị tiên tri, người Muslim phải tin vào tất cả các nhà tiên tri.
Islam giáo là sự tiếp nối của các tôn giáo mà các tiên tri đề cập trước đó, bao gồm Noah, Abraham, Moses, và Chúa Jesus (42:12). Vai trò của nó là xác nhận, hoàn thành hoặc, trong một số trường hợp, sửa chữa những hiểu biết thời kỳ trước Islam giáo. Ví dụ, kinh Qur'an rất rõ ràng trong việc đề cập về vấn đề giải quyết sự hiểu biết đúng đắn về bản chất Cơ Đốc giáo của Chúa Jesus (4:171-72). Người ta có thể thấy rằng các câu Kinh Qur'an đề cập đến những câu nói của Chúa Jesus tương tự như các câu được chép trong Kinh Thánh, chẳng hạn như tuyên bố của Chúa Giê-xu "Ta lên cùng Cha ta và Cha các ngươi, cùng Đức Chúa Trời (Allah) ta và Đức Chúa Trời các ngươi." (Giăng 20:17). Trong khi nhiều nhà thần học Cơ Đốc giáo đã thấy trong văn bản này một tham chiếu đến thần tính của Chúa Jesus, các nhà thần học Islam giáo lại hiểu văn bản này như một tham chiếu đến Đấng Christ như một tôi tớ của Allah. "Và Masil (Isa) đã nói: Hỡi con cháu Israel, hãy thờ phượng Allah, Rabb của Ta và Rabb của các ngươi" (Qur'an 5:72). Kinh Qur'an nhắc nhở độc giả của mình rằng một số người dân kinh sách, có nghĩa là Cơ Đốc giáo, đã phóng đại bản chất của Chúa Jesus. Kinh Qur'an nhằm mục đích trình bày một cái nhìn cân bằng về Chúa Jesus. Trong Kinh Qur'an, mặc dù Jesus không phải là một vị thần, nhưng ông không chỉ là một người thầy tinh thần. Mà ngài còn là một sứ giả vĩ đại của Allah mà sự giáng sinh của ngài là một phép lạ thiêng liêng, và ngài được Allah chỉ định để truyền đạt thông điệp của Ngài (4:171-72).
Chúa Jesus trong kinh Qur'an là một người nhận được những ân điển đặc biệt, thiêng liêng. Kinh Qur'an đã kể lại những ân huệ của Allah dành cho Chúa Jesus, nhưng Allah cũng đã chất vấn Jesus. Câu hỏi của Allah xuất hiện với một phong cách thơ văn hùng hồn rằng nó đề cập đến các sự kiện trong tương lai ở thì quá khứ để khẳng định sự chắc chắn của sự kiện trong tương lai. Trong một câu kinh, Allah hỏi Chúa Jesus sẽ ra sao nếu ngài (Chúa Jesus) hướng dẫn mọi người thờ phượng ngài, và Chúa Jesus đáp lại Allah rằng ngài không có quyền làm điều đó. Chúa Jesus sau đó trò chuyện với Allah và cầu xin lòng thương xót của Ngài cho dân sự của Jesus bằng cách đề cập đến sự khôn ngoan và uy nghi của Allah (5:116-118).
Các nguồn tư liệu lịch sử Islam giáo cho thấy một số cuộc tranh luận giữa Muhammad và một số người theo thuyết đa thần tại Mekka đã "tấn công" hình ảnh của Chúa Jesus. Có vẻ như Muhammad đã bảo vệ Chúa Jesus trước những lời buộc tội của người đa thần. Các bài bình luận về kinh Qur’an ghi lại cuộc tranh luận giữa Muhammad và ‘Abdullah bin al-Zaba’r, một nhà thơ và là một trong những người theo thuyết đa thần của Mecca trước khi ông chuyển sang đạo Islam. Cuộc tranh luận xảy ra sau sự mặc khải về một trong những câu kinh Qur’an đề cập đến những người theo thuyết đa thần. Câu Kinh thánh nói, “Ngươi và những gì ngươi thờ phượng là chất đốt của địa ngục. ”(21:98). Để đáp lại câu này, Ibn al-Zaba’r nói, “Muhammad, không phải một Cơ đốc nhân tôn thờ Chúa Jesus sao? Và ngươi nói rằng ông ấy là một sứ giả của Allah và là một tôi tớ ngoan đạo của Allah. Nếu ông ta ở trong địa ngục, chúng ta sẽ thấy hài lòng vì chúng ta và các vị thần của chúng ta sẽ ở cùng ông ta ở đó ”. Với lập luận này, nhóm những người theo thuyết đa thần của Mekka đã cười nhạo và chế nhạo Muhammad bằng những giọng cười lớn tiếng. Kinh Qur’an đã trả lời rằng Chúa Jesus sẽ không bị quăng vào địa ngục, và thay vào đó Chúa Jesus chính là dấu hiệu của Ngày Tận Thế. (43: 57-62)
Ở đây nhóm chúng tôi xin lưu ý rằng như một phần của sứ mệnh Qur'an là để sửa chữa các truyền thống tiền Islam giáo, Qur'an cho rằng Chúa Jesus là sự tiếp nối chuỗi các vị tiên tri của Noah, Abraham và con cái của họ và rằng Allah đã ban cho Chúa Jesus Phúc Âm là việc màu nhiệm. Nó cũng nói rằng những người theo Chúa Jesus đã phát minh ra chủ nghĩa tu viện để nhận được sự ưu ái của Allah và đây là điều mà Allah không bao giờ quy định. Kinh Qur’an không ngụ ý rằng đi tu là một điều xấu nhưng chỉ ra rằng sống một cuộc sống tu trì là vô cùng khó khăn và đi ngược lại bản chất tự nhiên của con người. Kinh Qur’an chỉ trích những Cơ đốc nhân quy định một cuộc sống độc thân và cuối cùng không thực hiện được nó. (57: 26-27)
Kinh Qur'an vẫn ca ngợi những người (môn đệ) theo Chúa Jesus, vì trong lòng họ có sự dịu dàng và thương xót, nhưng câu khác thì chỉ trích những người theo đạo Cơ Đốc thờ Chúa Jesus và nói rằng Chúa Jesus là con của Allah: “Đó là lời họ nói bằng miệng mình. Họ bắt chước những câu nói của những kẻ bất tín ngày xưa. . . và họ không được truyền lệnh phải thờ phượng bất cứ ai ngoài Allah. Không có vị thần nào cứu được Ngài. Allah đứng trên những tuyên bố của họ rằng các thần tượng là đối tác của Ngài ”(9: 30-31).
Kinh Qur’an cũng có nói về Chúa Jesus và các sự kiện đã xảy ra vào thời Chúa Jesus. Thiêng Kinh này của Islam giáo và các bài bình luận của nó có những tường thuật thú vị về các sự kiện như "sự thương khó" của ngài, việc ngài bị đóng đinh và thăng thiên. Điều rất quan trọng đối với kinh Qur’an là nó phải nói về những sự kiện này để sửa chữa những sai lệch. Sự đề cập chi tiết này về Chúa Jesus trong Kinh Qur’an gợi ý rằng ngài là một phần của đức tin Islam giáo và những người theo kinh Qur’an nên tin vào ngài. Trên thực tế, tuyên bố về đức tin "Tôi tuyên bố rằng không có Thượng Đế nào ngoài Allah, và Muhammad là Sứ giả của Ngài" bao gồm niềm tin vào Chúa Jesus và tất cả các nhà tiên tri tiền Islam giáo có thông điệp về cơ bản giống với thông điệp của Muhammad trong đạo Islam. Điều này được chứng minh khi các nhà huyền học Islam giáo liên tục đề cập trong lời cầu nguyện của họ, "Không có thượng đế nào ngoài Allah và Muhammad là sứ giả của Ngài.", họ cũng nói, “Không có thượng đế nào khác ngoài Allah và Moses là sứ giả của Ngài. Không có thượng đế nào khác ngoài Allah và Jesus là sứ giả của Ngài, (...) ”... Lời kêu gọi này được tiếp tục với việc đặt tên của các nhà tiên tri khác vào đó. Theo đó, niềm tin vào Chúa Jesus là một phần thiết yếu trong đức tin của người Islam giáo. Nói cách khác, để trở thành một tín đồ Islam giáo, người ta phải tin vào Chúa Jesus và những phép lạ của ngài như được đề cập trong kinh Qur’an. Những câu chuyện liên quan đến cuộc đời của Chúa Jesus chính là một phần quan trọng của câu chuyện kinh Qur’an.
Chúa Jesus "ở giữa" hàng ngũ của những người công chính. Là một sứ giả của Allah và một nhân vật cánh chung được trình bày trong đức tin Islam giáo, ngài là một trong những nhân vật hàng đầu sẽ thừa hưởng trái đất: “Chắc chắn ta đã viết trong kinh Thi thiên sau kinh Torah rằng những người công chính của ta sẽ kế thừa trái đất” (21: 105). Nhưng bất chấp những nỗ lực của những người chống đối và trái ngược lại với niềm tin Cơ đốc, Kinh Qur’an cho rằng Chúa Jesus không bị đóng đinh. (4: 156-58)
Trong Kinh Qur’an, gồm hơn 6.000 câu thơ, Chúa Jesus được nhắc đến hơn 100 lần với nhiều danh hiệu khác nhau của ngài. Một điều rất thú vị là đây (4: 156-58) là nơi duy nhất đề cập đến việc Chúa Jesus bị đóng đinh. Như Todd Lawson đã tuyên bố một cách mạnh mẽ, “Cuốn sách thiêng liêng (Qur'an) do đó không nhấn mạnh đến điều thường được coi là sự kiện quan trọng nhất duy nhất trong lịch sử cứu rỗi của Cơ đốc giáo.” Câu Kinh thánh chỉ ra rằng đã có một sự đóng đinh nhưng những người nghĩ rằng họ đã đóng đinh Chúa Jesus đã nhầm lẫn. Phần khó dịch của câu này là câu tiếng Ả Rập “wa lakin shubbiha lahum,” có thể hiểu đại khái là “nhưng nó đã xuất hiện như vậy đối với họ.” Có nghĩa là, họ nghĩ rằng họ đã đóng đinh Chúa Jesus, nhưng thực tế thì không. Việc xem xét một vài bản dịch tiếng Việt hoặc tiếng Anh của phần này của câu 157 trong chương 4 có thể hữu ích để hiểu cách tiếp cận tổng thể của những người dịch Kinh Qur’an.
Bản dịch của học giả Mohammad Marmaduke Pickthall là “nhưng nó xuất hiện rất giống với họ”, trong khi bản dịch của Tiến sĩ Mohsin Khan là “nhưng sự giống nhau của‘ Isa (Chúa Giê-xu) đã được đặt trên một người đàn ông khác (và họ đã giết người đó)." Tương tự, bản dịch của Abdullah Yusuf Ali là “nhưng vì vậy nó được tạo ra để xuất hiện với họ,” trong khi bản dịch của A.J.Ar-berry là “chỉ một bức tranh giống về điều đó được hiển hiện cho họ”. Bản dịch của Muhammad Habib Shakir là “nhưng nó đã xuất hiện với họ như vậy (như‘ Isa). ” Và cuối cùng, bản dịch của Muhammad Asad là "nhưng vì vậy nó được tạo ra để xuất hiện với họ." Xem xét cấu trúc ngữ pháp của cụm từ tiếng Ả Rập, bản dịch của Muhammad Asad có vẻ phù hợp nhất với bản gốc tiếng Ả Rập, nhưng điều này không có nghĩa là những câu khác sai. Nhóm chúng tôi quyết định dịch phần này của câu là "nhưng nó đã tỏ xuất hiện với họ như vậy.".
Kể từ khi kinh Qur'an nói rõ ràng rằng "họ không giết ngài, cũng không đóng đinh ngài (Jesus)" thì người Muslim đã tin rằng Chúa Jesus không bị đóng đinh, rằng ngài đã được Allah cất lên trời, và ngài (Jesus) vẫn còn sống ở đó (trên trời) và sẽ trở lại khi Allah muốn gửi ngài ấy đến. Câu này tạo thành một trong những nguồn gốc chính cho niềm tin của người Muslim vào đức tin nơi Chúa Jesus và vai trò khi thế giới tiến đến cánh chung của ngài. Sau đó, những lời tiên tri đã tiết lộ những khía cạnh không rõ ràng của câu này, đặc biệt là liên quan đến nguồn gốc tại thời điểm cánh chung của Chúa Jesus. Phần tiếp theo của cùng một câu này nhấn mạnh sự thiếu chắc chắn về việc Chúa Jesus bị đóng đinh. Vì sự mơ hồ này, việc Chúa Jesus bị đóng đinh đã là một vấn đề tranh luận giữa các nhà thần học Islam giáo và Cơ Đốc giáo kể từ thời kỳ đầu của Islam giáo. Thánh John thành Damascus, một người thánh phụ thứ tám của hội thánh Syria, đã trả lời các câu Kinh Qur'anic về Chúa Jesus trong một số tác phẩm xin lỗi của ông. Ông coi truyền thống Islam giáo là một sự cô đơn và gọi những người theo Islam là "Ishmaelites", một tham chiếu đến Ishmael, con trai của Abraham, tổ tiên của Muhammad. Tuy nhiên, người ta tin rằng kiến thức của Thánh John thành Damascus về Kinh Qur'an bị hạn chế đáng kể vì ông đã nhầm lẫn các câu kinh Qur'an và cách giải thích của các nhà bình luận về những câu này.
Các nhà bình luận về Kinh Qur'an không phải là những người không thể mắc sai lầm; họ có thể hiểu lầm Kinh Qur'an và trình bày một số câu kinh theo những cách thể hiện sự hiểu biết, hạn chế của họ. Trong các bài bình luận, người ta có thể tìm thấy cả quan điểm mâu thuẫn và thỉnh thoảng đồng thuận về một số chủ đề nhất định. Sự khác biệt về quan điểm là một sự thương tổn đối với cộng đồng Islam giáo, như Muhammad đã nói, và là một phần không thể thiếu trong thần học Islam. Đối với việc bình luận về câu kinh đặc biệt này, bất chấp những bất đồng khác nhau về tình trạng hiện tại của Chúa Jesus, sự đồng thuận của đa số các nhà thần học Islam giáo là Chúa Jesus đã không chết trên thập tự giá. Hầu hết người Muslim tin rằng Chúa Jesus trông dường như chết hoặc chính quyền cố gắng giết ông đều sai lầm và thất bại trong việc cố giết Jesus. Trên thực tế, Allah đã đưa ngài lên thiên đàng. Một tài liệu tham khảo từ một nhà thần học Islam giáo thời trung cổ nổi tiếng, Abu Mansur al-Maturidi (944), đóng vai trò là một ví dụ điển hình về cách tiếp cận thần học Islam cổ điển đối với chủ đề này. Khi giải thích câu kinh văn về cái chết của Chúa Jesus, al-Maturidi đã nói: "Liên quan đến một phần của câu 'Chúng ta đã giết đấng messiah, Chúa Jesus là con trai của Mary, sứ giả của Allah,' đối với một số người có hai lời giải thích. Một về khả năng nhầm lẫn và họ bị nhầm lẫn với những gì họ đã chứng kiến. Thứ hai là ngay cả khi tin tức mutawatir [nghĩa là, được truyền thường xuyên bởi các người đưa tin], việc lan truyền tin giả là có thể." Ông tiếp tục nói về câu chuyện thường được kể lại giữa mọi người về sự đóng đinh của Chúa Jesus: "Câu chuyện về cái chết của Chúa Jesus đã được lan truyền rộng rãi nhưng đó là một lời nói dối; điều này cho thấy rằng ngay cả việc truyền báo tin tức nhiều lần, một mutawatir, cũng có thể trở thành một lời nói dối và một sai lầm.".
Một lần nữa al-Maturidi đưa ra một lập luận thần học - về mặt thần học, một tin tức được truyền bá thường xuyên được coi là đáng tin cậy và người ta có thể xây dựng niềm tin vào nó. Nếu người ta lập luận rằng việc đóng đinh Chúa Jesus được truyền lại thường xuyên và do đó niềm tin Cơ Đốc giáo vào sự thương khó của Chúa Jesus là điều dĩ nhiên, al-Maturidi sẽ lập luận rằng nguyên tắc thần học Islam giáo này được áp dụng khi không có phản đối từ một nguồn cao hơn, Kinh Qur'an. Bởi vì trong trường hợp này có một sự phản đối từ Kinh Qur'an, là thẩm quyền cao nhất, điều này có nghĩa là có sự nhầm lẫn về sự đóng đinh của Chúa Jesus và những người cho rằng Chúa Jesus đã bị đóng đinh là đức tin không chắc chắn, vì vậy các thông điệp sự kiện về việc thương khó bị vô hiệu hóa bởi thẩm quyền của kinh Qur'an.
Nhiều người có thể tự đặt câu hỏi về nền tảng thần học cho cách tiếp cận kinh Qur'an này và sự lây lan của một niềm tin như vậy giữa những người Muslim. Niềm tin này xuất phát từ một nguyên tắc thần học Islam rằng Allah không cho phép các nhà tiên tri ưu việt của mình bị làm nhục và tra tấn bởi kẻ thù của họ. Nguyên tắc này của Kinh Qur'an tuyên bố rằng người thiện hảo luôn chiến thắng cái ác: "Chắc chắn, Allah bảo vệ những người có đức tin. Allah không yêu sự ác và vô tín” (22:38). Đây được cho là đường lối của Allah trong việc bảo hộ với các sứ giả yêu dấu của mình. Theo đó, việc giết Chúa Jesus trên thập tự giá bởi kẻ thù của ngài sẽ không tương thích với nguyên tắc chiến thắng thiêng liêng các tổng quát cho người công chính (nabi). Mặc dù sứ giả của Allah có thể bị đánh bại cách tạm thời, theo truyền thống Islam giáo, họ sẽ chiến thắng vào ngày cuối cùng. Đây là điều hiển nhiên trong những câu chuyện của Noah, Abraham, Moses, và Muhammad, người đấu tranh và cuối cùng nhận được chiến thắng từ Allah chống lại kẻ áp bức họ. Kinh Qur'an giữ nguyên logic này và tiêu chuẩn trên bằng cách thêm Chúa Jesus vào phạm trù của các vị tiên tri (nabi) đã chiến thắng chống lại những kẻ đối đầu với họ. Mặc dù có thể có một số ví dụ trong truyền thống Islam giáo của các vị tiên tri đã bị sát hại, nhưng những vị tiên tri này sẽ không nằm trong giới thượng lưu hàng ngũ cực kỳ quan trọng. Hơn nữa, Kinh Qur'an mạnh mẽ cho rằng chiến thắng cuối cùng là dành cho người ngay chính (11:49). Nếu nó không xảy ra ở thế gian này thì sau khi chết đi những người công chính sẽ đạt được điều đó.
Mặc dù có những quan điểm khác nhau về việc Chúa Jesus có thoát khỏi cái chết hay không, nhưng có một sự đồng thuận gần như tuyệt đối giữa các nhà bình luận về Kinh Qur'an rằng cụm từ "Ta sẽ nâng ngươi lên" (3:55) là một tham chiếu đến sự thăng thiên của Chúa Jesus trong kinh Tân Ước, cả về thể chất và tinh thần. Trong thần học Islam giáo, có ba nhân vật chính được biết đến với sự thăng thiên: người đầu tiên là Enoch (hoặc Idris), "Ta [Allah] đã đưa y đến một nơi cao cả" (19:57); thứ hai là Chúa Jesus; và thứ ba là tiên tri Muhammad - người mà sự thăng thiên của ông được thuật lại một ít trong kinh Qur'an (17:1). Người ta tin rằng từ Jerusalem - tiên tri Muhammad đã lên trời để diện kiến Allah. Sự thăng thiên này, được gọi là Mi'raj, chiếm một phần quan trọng trong văn học thần bí Islam. Vì người Muslim tin rằng Chúa Jesus còn sống ở tầng thứ ba của thiên đàng với các vị tiên tri khác, theo một số câu chuyện diễn ra trong văn học truyền thống Hadith có thẩm quyền, nhà tiên tri Muhammad được cho là đã gặp Chúa Jesus và các vị tiên tri khác trong thời gian ông lên trời. Người Muslim tin rằng khi thời gian tận thế đến, Allah sẽ gửi Chúa Jesus đến một lần nữa để cải biến thế giới này. Thật thú vị là một số Cơ Đốc nhân thuở ban đầu cũng có những câu chuyện tương tự về sự đóng đinh của Chúa Jesus. Theo một số ghi chép (VD: trong Nghịch cảnh Của Irenaeus [Chống lại Heresies]), Basilides - một nhà theo thuyết ngộ đạo vào thế kỷ thứ hai của Ai Cập đã tin rằng Chúa Jesus không bị đóng đinh mà được thay thế bởi Simon thành Cyrene, người cũng được nhắc đến như là sự thay thế của Chúa Jesus trong một số bình luận của kinh Qur'an. ý tưởng ngộ đạo thay thế cũng được cung cấp trong các tài liệu của Nag Hammadi. Bản chất của sự bảo vệ thiêng liêng của Chúa Jesus và sự thăng thiên của ngài từ lâu đã là một vấn đề thảo luận giữa các học giả và nhà thần học Islam.
Khi ta tham khảo hai đoạn kinh 3:55 và 4:156-58, ta sẽ thấy rõ ràng là nghĩa đen của những câu kinh văn về sự thăng thiên của Chúa Jesus chính là minh chứng chắc chắc cho sự bảo vệ của Allah dành cho vị tiên tri của Ngài. Vị trí của Kinh Qur'an, rõ ràng Chúa Jesus đã không bị giết nhưng được cất lên bới Allah. Người ta tin rằng Chúa Jesus lên đến cõi thiên sứ trên trời, hay sama', từ tiếng Ả Rập biểu thị cho cõi trời. Sama' trong thần học Islam cổ điển được hiểu là vị trí trong giới hạn vật lý mà Chúa Jesus được cất lên. Tuy nhiên, nó có thể được hiểu như là một phần của thế giới vô hình. Đa số các nhà bình luận kinh Qur'an tin rằng Chúa Jesus được cất lên cả thể xác với linh hồn và cơ thể của Chúa Jesus đã có một biến đổi thể tính như thân thể các thiên thần. Do đó Chúa Jesus sẽ sống khác với con người trần tục. Do vậy ngài cũng không cần thức ăn hoặc thức uống để tồn tại, tương tự như thiên thần. Theo thần học Islam, tạo vật mà Allah làm từ ánh sáng thì không cần phải ăn và uống; ca ngợi Allah chính là thức ăn của họ.
Để xây dựng thêm luận điểm về vị trí mà Chúa Jesus đã được cất lên, người ta có thể tranh luận rằng bản chất đa dạng của thế giới vật chất đã củng cố lập luận rằng cõi trời tồn tại đa dạng dưới nhiều thể thức khác nhau. Ví dụ, ngay cả trong một thế giới vật chất hữu hình có thể thấy nhiều "cõi" khác nhau. Cá không thể sống trong không khí, cũng không phải loài chim nào cũng có thể sống dưới nước. Luận điểm thần học stừ đó đưa ra là cõi trời có thể là một thế giới vô hình hay siêu hình đó không phải là điều dễ hiểu để các giác quan của con người bình thường của chúng ta thọ nhận sự tồn tại của một thể thức ngay bên ngoài thế giới vật chất này. Một nhà thần học Islam giáo đã mô tả thế giới vật chất này như là một “tấm rèm để trang trí” trên khắp thế giới của những thứ vô hình. Nó có thể được hiểu (từ việc trình bày kinh Qur'an) tổng thể của ý tưởng rằng kể từ khi Allah phán rằng Ngài đã phục sinh Chúa Jesus, người ta không được hiểu rằng Chúa Jesus như đang sống trong một cõi thuộc về thế giới vật chất mà là sống trong một cõi vô hình. Bởi vì Chúa Jesus chính là một dạng thức tinh thần từ Allah, bất chấp sự tồn tại vật chất của mình, cơ thể của mình có thể giống như những thiên thần. Cần lưu ý rằng trong các bài giảng dạy của Islam giáo, thiên thần là những sinh vật có thật, là những bề tôi tuyệt đối vâng lời Allah và có thể xuất hiện và giao tiếp trong các hình thức của con người. Ví dụ, Kinh Qur'an khẳng định ở một số nơi mà các thiên thần Gabriel đến thăm Muhammad và tiên tri khác vào những dịp khác nhau. Nó cũng đề cập rằng các thiên sứ hiện ra với Mary, Abraham, và Lot theo hình thức của con người.
Ở đây chúng ta đang bị thách thức bởi một câu hỏi khác: Là kiểu thăng thiên này của Chúa Jesus vẫn là một loại "cái chết" chăng? Câu trả lời phụ thuộc vào hiểu biết của một người về cái chết. Nếu một người chấp nhận mức độ khác nhau về cái chết thì câu trả lời sẽ là có. Tri thức của kinh Qur'an cung cấp về sự sống và cái chết là khác biệt so với sự hiểu biết chung của khoa học. Ví dụ, theo kinh Qur'an, những người tử đạo thực ra không chết; họ vẫn còn sống và nhận lương thực từ Thượng Đế của họ (2:154). Trong sự hiểu biết này, Chúa Jesus đã làm tương tự như vậy và đã được giải phóng khỏi sự giới hạn của cuộc sống trần tục và do đó Ngài vẫn còn sống. Sa'id Hawwa' - một học giả người Syria với chuyên môn bình luận kinh Qur'an trong bối cảnh đương đại, ông đã gợi ý rằng Chúa Jesus vẫn đang sống cho đến tạn bây giờ. Câu đó nói về “cái chết” của Chúa Jesus cũng có thể được hiểu như là ám chỉ đến “giấc ngủ” - gốc của từ này được sử dụng để chỉ cái chết, nghĩ chết được dùng bởi từ "giấc ngủ" cũng được tìm thấy ở những nơi khác trong Qur'an (6:60). Mặc dù ông bày tỏ sự nghi ngờ về tính xác thực của nó trong một mức độ nhất định, ở phần cuối trong ý kiến của mình, Hawwa' kể lại một câu chuyện từ nguỵ quy điển Thánh Kinh - Phúc âm của Barnabas, trong đó Chúa Jesus đã nói, “Ta sẽ nói cho người nghe sự thật, ta chưa bao giờ chết cả. Chính Đức Chúa Trời đã bảo vệ ta (...).”.
Theo thần học Islam giáo được hiểu từ góc nhìn Kinh Qur'an và những câu nói của nhà tiên tri Islam (Hadith), Chúa Jesus vẫn còn sống và sẽ xuống trái đất một lần nữa vào ngày tận thế. Cuộc tranh luận về bản chất sự thăng thiên của ngài, cho dù đó là biểu tượng hoặc hiểu theo nghĩa đen, theo nhóm tôi thấy nó vẫn bị chi phối đời sống tri thức Islam giáo.

3. So sánh giữa Jesus và Muhammad

Chúa Jesus và Muhammad đã được hàng tỷ người thuộc các tôn giáo mà họ sáng lập ra rất tôn kính, nếu không muốn nói là thờ kính. Mặc dù cả hai người đều tự cho mình là người phát ngôn của cùng một Thượng Đế, nhưng người ta ít chú ý đến những điểm giống và khác nhau của họ. Một câu kinh Qur'an trong đó Chúa Jesus được khen ngợi đã khuyến khích sự so sánh giữa hai nhà tiên tri. Allah tuyên bố: “Ta đã làm cho một số sứ giả nổi trội hơn những người khác. Đối với một số Allah đã nói chuyện trực tiếp; những người khác Ngài đã nâng lên thành một địa vị cao cả. ”. Theo Kinh Qur'an, Muhammad và Chúa Jesus đều là người tiết lộ sự mặc khải và là tôi tớ của Thượng Đế.
Bất chấp những điểm tương đồng này, sự so sánh giữa hai con người có phần không đồng đều trong mắt người Muslim và Cơ đốc nhân. Người Islam giáo coi kinh Qur'an như sự hiệu chuẩn của Allah - tức là như Lời thần thánh trở thành một quyển sách; Các Cơ Đốc nhân xem Chúa Jesus là Thượng Đế nhập thể trong xác phàm, tức là Ngôi Lời thần thiêng trở thành một người bằng xương bằng thịt. Do đó, người ta sẽ chú ý nhiều đến việc so sánh sự mặc khải trong Kinh Qur'an với cuộc đời và lời dạy của Chúa Jesus.
Chúa Jesus và Muhammad đều tuyên bố là được Allah (Thượng Đến) sai phái đến. Cả hai đều làm những việc thiện lành để giúp đỡ người nghèo. Cả hai đều đề cao vai trò của phụ nữ trong xã hội của họ. Cả hai đều giảng dạy về Thượng Đế, và theo cách riêng của họ, đã cố gắng đưa mọi người vào một sự hiệp thông tâm linh sâu sắc hơn với Chúa Trời.
Muhammad được người Muslim xem là nhà tiên tri cuối cùng của Allah. Chúa Jesus được các tín đồ Cơ Đốc giáo xem là Con một của Đức Chúa Trời như được tiết lộ cho họ trong các Lời Tiên tri về Đấng Messiah. Những lời tiên tri này nói về Đức Chúa Trời “đi giữa dân Ngài” (Leviticus 26:11-12) và “dạy chúng ta các mệnh lệnh của Ngài” (Isaiah 54:13, John 6:45) bằng cách “ghi luật pháp của Ngài vào lòng chúng ta” (Jeremiah 31: 31-34) như Ngài đã dẫn dắt.
Khi nhóm chúng tôi phân tích việc áp dụng những lời dạy của Chúa Jesus và tiên tri Muhammad, chúng tôi thấy sự khác biệt rõ rệt trong lối sống và công việc của họ. Sự khác biệt trong tâm linh của họ cũng có thể được đánh giá qua cách mỗi người sống khi họ thực hành những gì họ đã giảng dạy...
3.1. Điểm tương đồng giữa Chúa Jesus và tiên tri Muhammad
Trước khi xem xét sự khác biệt giữa Chúa Jesus và Muhammad, chúng ta hãy xác định một vài điểm tương đồng của họ.
Nói về mặt nhân học (Anthropology) và qua lăng kính tôn giáo học (hơn là thần học, vốn dựa trên giáo điều), Chúa Jesus thành Nazareth và Nhà tiên tri Muhammad có nhiều điểm tương đồng. Cả hai đều là người nói các ngôn ngữ thuộc nhánh Semitic; cả hai đều là những người thợ thủ công – thương nhân bình thường đã trở thành những nhà lãnh đạo của các phong trào xã hội và tôn giáo quan trọng; cả hai đều là những con người và giảng sư được yêu quý của gia đình; cả hai đều tán thành các lối thần học tôn thờ một Thượng Đế của Abraham và bài trừ đa thần giáo; cả hai đều là những người nhiệt thành ủng hộ các cải cách tôn giáo và chính trị xã hội quy mô lớn; cả hai đều thừa nhận sự khôn ngoan và lời dạy của các nhà tiên tri trong Kinh thánh; Thêm một điểm nữa là người Muslim cho rằng cả hai đều không tuyên bố mình là Thượng Đế (chính những người theo Chúa Jesus đã tuyên bố điều này vào thế kỷ sau khi Ngài thăng thiên); ...
1. Là các nhà lãnh đạo tôn giáo vĩ đại
Jesus và Muhammad đã thành lập hai tôn giáo lớn nhất thế giới, Cơ đốc giáo với 2,1 tỷ người và Islam giáo với 1,8 tỷ người, cùng một nửa dân số thế giới.
2. Thuyết độc thần
Mặc dù quan điểm của họ về bản chất của Thượng Đế khá khác nhau, nhưng cả hai người đều tin tưởng và giảng dạy về một Thượng đế - đấng có thật, đấng tối cao, là đấng tối linh, vô hạn, toàn năng, biết tất cả và là vị thẩm phán trong ngày cuối cùng của nhân loại.
3. Kinh thánh Cựu ước
Cả hai người đều chấp nhận kinh Cựu ước là Lời của Thượng Đế, và công nhận Abraham, là người mà qua đó Thượng Đế sẽ tạo nên một dân tộc vĩ đại. Người Do Thái và Cơ đốc giáo tin rằng lời hứa của Đức Chúa Trời là thông qua Isaac, con trai của Abraham, trong khi người Muslim tin rằng lời hứa đó là qua con trai khác của Abraham là Ishmael.
4. Di sản để lại thông qua văn bản kinh văn
Cả Jesus và Muhammad đều không viết kinh sách. Tuy nhiên, những người môn đệ của họ đã ghi lại những lời họ nói (mà chúng ta có ngày nay); Kinh Tân Ước trình bày chi tiết những lời kể của nhân chứng về cuộc đời và lời nói của Chúa Jessu, và kinh Qur’an - ghi lại lời tường thuật của Muhammad về sự mặc khải của ông mà Allah ban xuống. Trong khi người Muslim coi kinh Qur’an như một “Phép màu” phải được thực hiện bằng đức tin mà không cần đến sự hỗ trợ của bằng chứng, thì người theo đạo Cơ đốc phải chỉ ra rất nhiều bằng chứng về các tài liệu cổ chứng minh độ tin cậy của Tân Ước.
5. Ảnh hưởng trên toàn thế giới
Ảnh hưởng lâu dài nhất của Muhammad là khả năng thống nhất các nhóm dân tộc Ả Rập khác nhau dưới ngọn cờ của Islam giáo, chủ yếu bằng cách chinh phục quân sự. Ảnh hưởng này lan rộng hơn nữa bởi các cuộc chinh phạt của một số quốc gia xung quanh.
Từ thế kỷ VIII đến thế kỷ XIII, Islam giáo đóng vai trò quan trọng trong một số sự phát triển của nghệ thuật và khoa học. Thời kỳ tiến bộ văn hóa này được gọi là “Thời kỳ hoàng kim của Islam giáo” Trong Thời kỳ hoàng kim này, các học giả Islam đã đóng góp rất nhiều cho văn học, toán học, thiên văn học, y học và hóa học. Tầm ảnh hưởng của Muhammad ngày nay lan rộng thông qua 1,8 tỷ người tin vào ông trên khắp thế giới.
Chúa Jesus Christ đã ảnh hưởng đến Văn minh Phương Tây một cách hòa bình. Ngài nói với chúng ta rằng Đức Chúa Trời yêu mỗi một người trong chúng ta và tạo ra chúng ta cho chính mình Ngài. Chúa Jesus đã dạy chúng ta yêu thương và tha thứ cho nhau. Nhà lịch sử thế giới – giáo sư Will Durant ghi nhận những lời dạy của Chúa Jesus là “sự khởi đầu của nền dân chủ”. Sự dạy dỗ của Chúa Jesus về giá trị cao đẹp của cá nhân đã dẫn đến việc thành lập các trường học như đại học Yale và đại học Harvard, xóa bỏ chế độ nô lệ, nâng cao phẩm giá của phụ nữ, và vô số bệnh viện, tổ chức từ thiện và hoạt động nhân đạo được ra đời theo tinh thần của Ngài.
3.2. Điểm khác biệt giữa Chúa Jesus và Muhammad
Mặc dù có một số điểm tương đồng giữa Muhammad và Jesus, nhưng sự khác biệt của họ còn lớn hơn nhiều. Theo người Muslim, một sự khác biệt đáng kể giữa Chúa Jesus thành Nazareth và Muhammad là Chúa Jesus chưa bao giờ bắt đầu tìm ra một tôn giáo mới; thay vào đó, ngài ủng hộ mạnh mẽ cho những cải cách lớn đối với Do Thái giáo thời bấy giờ, nhằm chấm dứt sự chiếm đóng và cai trị của La Mã đối với nước Judea, và phế truất các giáo sĩ Do Thái mà ngài tin rằng đã đồng lõa với sự chiếm đóng của La Mã. Không có điểm nào Ngài tự xưng là Đức Chúa Trời, hay Con Đức Chúa Trời, hoặc yêu cầu các tín đồ của ngài từ bỏ Do Thái giáo để ủng hộ tôn giáo mới của Ngài; Chúa Jesus là một giáo sĩ Do Thái, và đã nói như một giáo sĩ Do Thái với hy vọng đưa Do Thái giáo trở lại hình thức phù hợp với những lời dạy của các Nhà tiên tri và bác bỏ chủ nghĩa đế quốc La Mã.
Mặt khác, với người Muslim thì Muhammad rõ ràng thành lập một tôn giáo mới đối lập trực tiếp với tôn giáo “ngoại giáo” (đa thần giáo) có nguồn gốc từ bán đảo Ả Rập. Tôn giáo mới này, Islam giáo (nghĩa đen là “con đường hòa bình”) được xây dựng dựa trên nền tảng của Do Thái giáo và Cơ đốc giáo; ông rất yêu mến Chúa Jesus và đặc biệt yêu mến Đức Trinh Nữ Maria - ông ấy thậm chí còn giữ một bức tượng của bà. Tuy nhiên, ông bác bỏ quan điểm cho rằng Allah có thể hoặc sẽ biến chính Ngài thành con người, vì Allah quá vĩ đại và quyền năng để làm điều đó, và việc tôn kính một người như Allah nhanh chóng biến thành thờ hình tượng (theo ý kiến của Muhammad, nhưng thật khó để tranh luận). Thay vào đó, Muhammad nhấn mạnh rằng Chúa Jesus là một trong hàng dài các nhà tiên tri trải dài từ nhà tiên tri đầu tiên - Adam và rằng ông (Muhammad) là nhà tiên tri cuối cùng và kinh Qur’an là sự mặc khải cuối cùng của Allah. Vậy ta hãy xem xét một số điều quan trọng nhất mà nhóm chúng tôi tổng kết được:
1. Tuyên bố khác nhau
Muhammad nói rằng ông chỉ là một người đàn ông binh thường; Chúa Jesus tự xưng là Đức Chúa Trời. Trên thực tế, Muhammad chưa bao giờ tự nhận mình hơn con người bình thường, ông cũng chỉ là một nhà tiên tri của Allah. Lời cầu nguyện sau đây của anh ấy phản ánh điều đó:
“Hỡi Allah! Dẫu sao bè tôi cũng chỉ là một con người." (Ahmed, Musnad, Quyển 6, trang 103)
Mặc dù Chúa Jesus hoàn toàn là một người có cảm thấy đau đớn, đói khát, mệt mỏi và bị cám dỗ như người bình thường, nhưng Chúa Jesus cũng tuyên bố hoàn toàn Ngài chính là Đức Chúa Trời, bình đẳng với Cha trên trời của ngài. Jesus nói rằng trước khi trở thành một con người, ngài và Chúa Cha đã luôn tồn tại như một vị Thượng Đế duy nhất, và đã cùng nhau tạo ra vũ trụ.
Một số thuyết âm mưu phổ biến, như Mật mã Da Vinci, đã khẳng định rằng giáo hội đã tạo ra thứ gọi là thần tính của Chúa Jesus, nhưng bằng chứng lịch sử cho thấy những người theo đạo Cơ đốc sớm nhất đã tin rằng Chúa Jesus vừa là Con Chúa và vừa là Chúa.
Cơ đốc giáo sẽ không giống như ngày nay nếu các môn đồ của Chúa Jesus không thực sự tin ngài là Đức Chúa Trời. (Thuật ngữ “Con của Đức Chúa Trời” không có nghĩa là con đẻ, hay Chúa Jesus thấp kém hơn Cha ngài, nó chỉ phản ánh mối quan hệ của họ với nhau trong thần tính). Tất cả các bằng chứng đều chỉ ra sự thật rằng các môn đồ đã hoàn toàn chấp nhận thần vị của ngài.
2. Bản chất khác nhau
Là một người phàm trần, Muhammad cũng phạm tội như chúng ta. Chúa Jesus được cho là “không có tội lỗi” (John 8:46). Ngay cả những kẻ thù của ngài cũng không thể buộc tội ngài vi phạm bất kỳ điều răn nào của Thượng Đế. Nhưng Muhammad thừa nhận mình đã sai lầm và cầu xin Allah tha thứ ba lần (Sura al-Ghafir 40:55; 47:19 al-Fath 48: 2).
3. Thẩm quyền khác nhau
Muhammad không bao giờ thực hiện một phép lạ nào khi còn tại thế (Qur’an 29:50), nhưng Chúa Jesus thể hiện quyền năng hoàn toàn trên thiên nhiên bằng cách thực hiện nhiều phép lạ (Mark 3: 9,10).
4. Dự Ngôn về sự xuất hiện khác nhau
Chúa Jesus đã ứng nghiệm những lời tiên tri trong tiếng kinh thánh Do Thái cổ; Muhammad thì không như vậy. Muhammad không cung cấp bằng chứng xác thực nào về những dự ngôn cho sự ra đời của mình. Tuy nhiên, gần 300 lời tiên tri trong Cựu Ước với 61 chi tiết cụ thể đã được ứng nghiệm bởi Chúa Jesus.
5. Năng lực (sức mạnh) khác nhau
Theo các Cơ Đốc nhân, sự phục sinh của Chúa Jesus đã chứng tỏ quyền năng thiêng liêng của ngài; nhưng ngược lại họ cho rằng Muhammad đã qua đời và xương cốt của ông được cho là nằm trong mộ của ông tại Medina. Mặt khác theo tín đồ Cơ Đốc giáo, Chúa Jesus đã sống lại sau ba ngày, sau khi ngài bị đóng đinh trên thập tự giá và xác nhận là đã chết bởi các lính canh La Mã. Cả việc Chúa Jesus bị đóng đinh và phục sinh đều là những dữ kiện lịch sử có bằng chứng thuyết phục.
6. Thông điệp khác nhau
Chúa Jesus dạy về tình yêu và ân điển; Muhammad dạy về sự phục tùng và các quy tắc. Muhammad dạy rằng chúng ta phải đạt được sự cứu rỗi bằng cách tuân theo Năm Trụ cột của Đức tin Islam. Nói cách khác, sự cứu rỗi của chúng ta phụ thuộc vào nỗ lực của chính chúng ta. Ngay cả khi đó, người ta không có sự đảm bảo về sự tha thứ, và phải phụ thuộc vào lòng thương xót của Allah để được tha thứ. Một số người Muslim tin rằng kinh Qur’an dạy rằng trở thành một người tử vì đạo cho Allah sẽ được sủng ái và họ sẽ được ban thưởng bởi một cung điện trên trời.
Chúa Jesus nói rằng Đức Chúa Trời tạo ra chúng ta vì mối quan hệ với chính Ngài. Kế hoạch của Ngài là nhận chúng ta vào gia đình trên trời của Ngài như những đứa con yêu dấu của Ngài. Tuy nhiên, chúng ta đã nổi loạn chống lại Ngài và vi phạm luật đạo đức của Ngài. Kinh thánh gọi đây là tội lỗi. Sự bất tuân như vậy chống lại một Đức Chúa Trời thánh khiết đòi hỏi sự phán xét. Những việc làm tốt, tiền bạc hay lời cầu nguyện của chúng ta không thể tẩy đi tội lỗi của chúng ta.
Kinh thánh của Cơ Đốc giáo cho chúng ta biết Đức Chúa Trời là một Đức Chúa Trời kiên trì, Ngài đã nghĩ ra một kế hoạch để giải thoát chúng ta khỏi món nợ tội lỗi của mình. Giải pháp của Đức Chúa Trời là trả giá cho chính Ngài. Để đạt được điều đó, Chúa Jesus đã trở thành một người sẽ chết thay cho chúng ta (Philippians 2: 5). Chúa Jesus nói: “Đức Chúa Trời yêu thương thế gian đến nỗi đã sai Chúa Jesus đến chết thay cho chúng ta” (John 3:16). Chúa Jesus dạy rằng sự cứu rỗi là một món quà miễn phí phải được đón nhận bởi đức tin nơi ngài, chứ không phải việc làm của chúng ta. Việc chấp nhận hay từ chối sự tha thứ miễn phí của Đức Chúa Trời là sự lựa chọn của chúng ta.
Jesus và Muhammad đã có lúc bị các học giả nhầm lẫn là giống nhau. Cả hai nhân vật này đều được sinh ra vào những thời điểm hoàn toàn riêng biệt; tuy nhiên, cả hai người đều phục vụ những mục đích rất giống nhau khi ở trên Trái đất. Chúa Jesus thúc đẩy Cơ đốc giáo và Muhammad quảng bá Islam giáo./.