I. Trái tim

Bệnh về tim là một trong những cách phổ biến nhất dẫn đến cái chết. Tỉ lệ đàn ông mắc bệnh về tim cao hơn ở phụ nữ. Thường thì sẽ xảy ra với những người trên 45 tuổi. Cụ thể là vì sao mà chết ? và biểu hiện trước khi chết? Xuất hiện những key sau cần lưu ý (1) Rung thất (2) Sơ vữa động mạch.
(1) Cao trào của rung thất được thể hiện bằng  những cơn đau ngực do tâm thất không bơm được máu đi khắp cơ thể, dẫn đến việc không cung cấp đủ máu cho các cơ quan còn sống. Thường thì bệnh nhân sẽ chết nếu không được cấp cứu trong vòng 42phút đổ lại. Chủ nhân nhất định sẽ chịu đựng một cơn co thắt ở tim, vô cùng đau đớn. Hoặc cũng có khi chủ nhân vừa cảm nhận được sự xuất hiện của cơn đau là đã ngã quỵ xuống và bất tỉnh do các thần kinh ở não không kịp xử lý tín hiệu đau vì sự chậm trễ của máu cung cấp lên não.
(2) Vẫn là những cơn đau tim do sơ vữa động mạch gây ra mà chết. Động mạch bị các mảng bám làm cho cứng kiểu như những đường ống bị hư khiến cho khả năng bơm máu bị giảm đáng kể, không thể cung cấp đủ lượng máu theo yêu cầu khi chủ nhận vận động mạnh hoặc hoạt động lạ khác bình thường.
Nguyên nhân do chế độ ăn uống, thuốc lá, lười vận động, và di truyền cũng là một yếu tố đáng lưu ý.
 

II. Tai nạn – tự tử

Thường thì nạn nhân sẽ chết vì chấn thương. Do xuất huyết máu quá nhiều dẫn đến cái chết. Điều ta quan tâm là trong chính khoảnh khắc tai nạn xảy ra liệu ta có quá đau đớn. Theo tác giả, chưa được chứng minh, bằng cơ chế nào đó của cơ thể, sẽ tiết ra endorphin làm ta không còn hoảng hốt, kinh sợ, và đau khổ, nhưng vẫn là sự suy đoán. Đau đớn không chỉ đến với nạn nhân mà còn đến với gia đình nạn nhân, đột ngột phải bắt họ chia tay với người họ yêu thương.
Tự tử thường ít sự đồng cảm hơn từ xã hội. Biết bao nhiêu người tha thiết được sống, còn họ lại từ bỏ sự sống để tìm đến sự giải thoát. Tự tử được quy vào tội giết người, theo quan điểm của một số tôn giáo, điển hình là Thiên Chúa giáo, tự tử là tội nặng, xúc phạm đến con người, xúc phạm đến sự sống mà Thiên Chúa đã bạn cho con người, là điều cực kì cấm kị của giáo hội công giáo. Tự tử có hai kiểu, người trẻ và người già hoặc đang đau đớn vì bệnh tật. Người trẻ ở đây tính cả thanh niên lẫn trung niên. Thường thì do cơn trầm cảm kéo dài dẫn tới sự suy sụp và mong muốn được giải thoát. Nếu bỏ qua sự thông cảm về nõi đau mà nạn nhân phải đối mặt thì đây là hành vi cố ý giết người, mang hơi hướng của sự tiêu cực, ích kỉ, và tàn nhẫn. Một dạng ít được báo chí nhắc đến hơn là việc tự tự của những người già và những bệnh nhân đã gần đi đến ranh giới cuối cùng của sự sống. Vì sự đau đớn của cơ thể vượt quá ranh giới chịu đựng của bệnh nhân hoặc cảm giác bất lực không thể làm chủ cơ thể, đến những phẩm giá con người cuối cùng cũng không còn giữ được, nên họ chọn cách kết thúc sự sống trước khi thiên nhiên làm điều tàn nhẫn ấy.
 

III. Chết già – 70 năm cuộc đời

Không phải khi lớn tuổi, cứ nhắm mắt ngủ một giấc là ra đi một cách bình yên, tưởng tượng, hư cấu, hoặc nếu có thì chỉ là thiểu số. Thường thì quá trình ra đi sẽ thông qua một vài bệnh phổ biến: Viêm phổi, đột quỵ, cao huyết áp, tiểu đường,…
Cơn đau đớn nhất định phải trải qua. Vì suy cho cùng người già cũng chết vì những triệu chứng có thể được gọi tên như những người bình thường. Tất nhiên vẫn có sự đóng góp của yếu tố “già”, khi bộ máy đã làm việc quá lâu – hơn nửa thế kỉ. Hư bánh xe, hư động cơ, trật bánh răng, sửa cái này, sửa cái nọ, cũng không thể níu giữ được bộ máy đã định sẵn là không còn cứu được. Người già đầu tiên là sẽ chậm chạp, xương sẽ loãng, da sẽ chảy xệ, nhiều khi có thể gọi là bế tắc, vì khả năng hành động của cơ thể không thể đáp ứng được nhu cầu của bộ não. Thứ hai là khả năng ghi nhớ và phản ứng với môi trường sẽ bị hạn chế đáng kể. Nhưng khả năng tư duy không bị hao mòn. Bởi mới nói “gừng càng già càng cay”.  Thứ ba, hệ miễn dịch và các chức năng khác trong cơ thể như gan, mật, lá lách, thận… đều đã bị thái hóa. Thí dụ bàng quang bị co hẹp dẫn đến tình trạng người già rất hay thức nhiều lần vào đêm để đi vệ sinh. Trong một số trường hợp nhất định, có thể cứu được bệnh nhân, nhưng câu hỏi đặt ra là: “kết quả liệu có xứng đáng với cái giá họ phải trả”. Vì rõ ràng, dù chiến thắng, thì cái chết cũng đã rất gần. Đôi khi từ bỏ sẽ ít đau đớn hơn và giữ lại được cái gì gọi là “phẩm giá”. Thực tại, bác sĩ ở lão khoa rất cần có tấm lòng bao dung và nhân từ. Họ cần dùng con tim để đưa ra chiến lược phù hợp nhất với mong ước của bệnh nhân và người nhà. Là một khoa đáng được đầu tư và xem trọng. Thật đáng tiếc là ở Mĩ số lượng bác sĩ tim mạch luôn lớn gấp 3 lần số lượng bác sĩ lão khoa.
Theo tôi thì cũng chẳng mong đợi cái gì gọi là chết già, mong ngủ một giấc, và sáng mai là ra đi à, khó đấy. Có khi lớn tuổi, đang đi ngoài đường hay trong nhà, động đậy mạnh một chút là lên cơn đau tim, ngủm ngay. Tệ hơn nữa là, thần kinh thái hóa tới nỗi, cơ chế tiểu tiện cũng chẳng thể kiểm soát nỗi. Tiểu và ị ngay tại chỗ. Mất mặt, quả là mất mặt. Dù khỏe tới mức nào, nhất định cũng không thắng được bàn tay của thời gian. Tuổi thọ trung bình của con người được thiên nhiên ưu ái, ở con số khá cao, dao động từ 100 đến 110 tuổi. Vì ta là loài động vật có vú, thời gian sinh sản cũng như thời gian nuôi nấng những đứa con tương đối lâu. Hiện tại, vẫn tồn tại những nghiên cứu kéo dài tuổi thọ con người, đôi lúc tham lam hơn được gọi là “thuốc trường sinh bất lão”. Nhưng có lẽ sẽ lâu, hoặc cũng có thể chẳng bao giờ đạt được. Dù có thật sự kéo dài được quá trình lão hóa. Cũng không thể giúp con người tránh khỏi cái chết. Vì thế, hay là chúng ta nên chấp nhận với tâm trạng thư thái và vui vẻ nhất. Rằng, bản chất của vũ trụ là phát triển, không ngừng thay đổi. Khi sinh ra ta đã được hưởng phần phúc do những thế hệ trước để lại, vậy thì tới lượt ta, ta cũng nên ra đi, để các thế hệ trẻ sau ta tiếp tục được sống, đừng tiếc nuối khi mà ta đã thành không thể. Vũ trụ thay người cũng như cơ thể ta thay máu. Ừ thì tôi, sau khi đọc xong sách, cũng đã có cái nhìn thoáng hơn rất nhiều, cụ thể là không còn bị quan như xưa. Không còn quá đau xót trước những cái chết. Đã biết chấp nhận sự chia ly và mất mát. Biết thuận theo tự nhiên, cái gì nên mất, cái gì đến lúc nên ra đi, không tự dằn vặt mình, không còn muốn níu giữ quá khứ, không còn sợ hãi trước tương lai. Thật sự vẫn sợ đau. Nhưng nhìn vào hình ảnh cơ thể còn người bị tàn phá cũng đỡ thấy thốn hơn ít nhiều. Với góc nhìn khoa học một chút, thì cũng là một khoảnh khắc đau đớn, rồi vô thức, rồi phản ứng hóa sinh trong cơ thể, rồi phần còn lại là của con người còn ở trần thế. Bản thân tôi, cơ thể cũng đã thọt lắm rồi. Nhưng cũng không vì thế mà thất vọng, nên đã biết quan tâm tới sức khỏe một cách nghiêm túc. Đã để ý lượng thức ăn cho vào mồm, biết tập tành chơi thể thao. Tôi có cái nhìn đẹp hơn về ung thư. Ung thư thật sự phổ biến, và bị là sẽ chết. Ừ thì ai còn trẻ mà bị ung thư là do số nhọ. Khi bị thì ắt phải chết. Chịu thôi. Còn lớn tuổi mà bị ung thư là hoàn toàn hợp lý. Hằng ngày tế bào ung thư luôn sản sinh, chỉ là xác suất để hình thành nên tế bào ấy một cách trọn vẹn là khá thấp, vì phải vượt qua rất nhiều rào cản của bức tường bảo vệ cơ thể. Nhưng khi tuổi càng lớn, thì xác suất cũng cao lên, vì khi trẻ không bị thì lớn lên cũng không thể chắc là không bị. Cơ bản là hên xui cộng thêm một chút kỷ luật về ăn uống. Cuối cùng, tôi hy vọng rằng, ở tuổi 20, chúng ta hãy yêu thương bản thân mình, hãy sống mọi ngày thật vui vẻ, hãy theo đuổi đam mê, hãy yêu thương nhau, đừng sân si, vì cơ bản, mọi của cải cũng vô nghĩa trước mặt Thiên Chúa. Mà cũng vô nghĩa trước mắt chúng ta khi chúng ta chui vào đất để ngủ giấc ngàn thu. Vậy thì còn chần chờ gì nữa, hãy rủ người ấy đi xem phim đi, ahihi.