Một vài gạch đầu dòng về cách tính điểm trên IMDb, Rotten Tomatoes, và Metacritic.
Để biết chọn phim như thế nào cho phù hợp với nhu cầu (và đỡ dính phải mìn), thì điều đầu tiên cần hiểu rõ là cách tính điểm ở IMDb, Rotten Tomatoes, và Metacritic. Cứ tưởng tượng ba websites được nhắc tên là ba anh em không cùng cha nhưng khác mẹ đi.

IMDb

Đầu tiên là IMDb - người “nổi tiếng” nhất trong số ba anh em. Ratings trên IMDb được tính toán dựa trên số điểm của users theo thang từ 1-10. Cần phải nhấn mạnh là users; chứ không phải critics, journalists, hay reviewers gì cả. Thế nên, ratings trên IMDb sẽ phản ánh chính xác nhất phần đông đại chúng nghĩ gì về phim, chứ không phải là giới phê bình nghĩ gì về phim.
(úi xời Little Mermaid luôn :-x)
(úi xời Little Mermaid luôn :-x)
Một lưu ý to đùng là ratings của IMDb dựa trên cách tính weighted average (bình quân gia quyền), chứ không phải là trung bình cộng đơn giản theo kiểu (a+b)/2. Nói nôm na là mỗi lượt bình chọn sẽ không có giá trị như nhau, mà phụ thuộc vào các tiêu chí riêng của website. Ví dụ, một vote của thằng nhóc 10 tuổi mới lần đầu truy cập IMDb, sẽ không có giá trị bằng một vote của một ông lão 50 tuổi và đã từng có nhiều reviews trên đây.
Ngoài lề một chút. Riêng top 250 phim của IMDb thì lại được xếp hạng theo một cách khác. Cụ thể, IMDb chỉ thu thập lượt bình chọn từ nhóm “regular IMDb voters”. Còn như thế nào thì được liệt vào nhóm đó thì tất nhiên là IMDb không tiết lộ =))))))))))))))) Tuy vậy, top 250 này chủ yếu toàn là phim được lòng cả đại chúng lẫn giới phê bình. Thế nên, khả năng dính “mìn” - xem phải phim dở của người xem, là rất thấp.
(Top 250 phim của IMDb)
(Top 250 phim của IMDb)
Kết luận: IMDb - với loại rating duy nhất là rating của users, chính là tiếng nói của đại chúng. Trong nhiều trường hợp, tiếng nói của đại chúng chính là tiếng nói của bạn. Thế nhưng, bản thân tính chất của IMDb lại dẫn tới một câu hỏi, rằng liệu đại chúng có đủ chuyên môn để đánh giá một bộ phim hay không? Đó là chưa kể đến việc nhiều bộ phim có số điểm bị “méo mó” do sự quá khích từ hardcore fans hay haters. Câu trả lời phụ thuộc vào suy nghĩ của bạn.
*Một phút quảng cáo: Anh chị em nào mà yêu phim, hoặc muốn có những góc nhìn hay ho về Điện ảnh thì có thể ghé qua page của mình nhé =))))))))) Mọi người có thể tìm thấy page tại đây hê hê.

ROTTEN TOMATOES

Nhắc đến IMDb thì không thể bỏ qua Rotten Tomatoes - người anh em của IMDb, vốn cũng được rất nhiều con dân xuýt xoa về độ đáng tin cậy của nó. Các “mọt phim” thì tự hào rằng ratings IMDb là của đại chúng và quá chung chung, còn ratings Rotten Tomatoes thì chính xác và cao cấp hơn. Thực sự thì có phải như thế không? Câu trả lời là...
(Cà Chua Thối cho con dân thượng đẳnk :D)
(Cà Chua Thối cho con dân thượng đẳnk :D)
Khác với IMDb chỉ có user rating, Rotten Tomatoes lại sở hữu tới hai thang điểm: gồm audience score (có thể hiểu là rating của khán giả), và Tomatometer aka. critic score (có thể hiểu là rating của critics):
Audience score được tính toán dựa trên số điểm của users theo thang từ 0-5. Một bộ phim được đánh giá tích cực (aka. hình bỏng ngô đứng) khi ít nhất 60% users đánh giá nó từ 3.5/5 trở lên. Ngược lại, một bộ phim bị đánh giá tiêu cực (aka. hình bỏng ngô đổ) khi số lượng users đánh giá nó từ 3.5/5 trở lên dưới 60%.
Ví dụ như trong hình, The Fifth Element (1997) nhận icon “bỏng ngô đứng” với 86% đánh giá tích cực từ phía hơn 250 nghìn khán giả (86% của 250 nghìn là bao nhiêu thì tự tính ha :v).
The Fifth Element (1997)
The Fifth Element (1997)
Trong khi đó, Tomatometer aka. critic score lại được tính toán theo dạng binary options: tích cực hoặc tiêu cực. Một bộ phim được đánh giá “fresh” (aka. hình cà chua đỏ) khi nhận về ít nhất 60% đánh giá tích cực từ critics. Ngược lại, một bộ phim bị đánh giá “rotten” (aka. hình giọt bắn xanh lá cây) khi nhận về ít hơn 60% đánh giá tích cực từ critics.
Ví dụ như trong hình, The Town (2010) nhận icon “cà chua đỏ” với 92% đánh giá “fresh” từ phía 236 nhà phê bình (92% của 236 là bao nhiêu thì cũng tự tính ha :v).
The Town (2010)
The Town (2010)
Ngoài ra, còn một biến thể “thượng đẳng” hơn của “fresh" là “Certified fresh” - vốn là danh hiệu cho tác phẩm thỏa mãn được loạt tiêu chí sau, mà ví dụ là All President’s Men (1976) như trong hình:
- Có ít nhất 5 reviews từ nhóm Top Critics.
- Có điểm Tomatometer từ 75% trở lên.
- Có từ 80 reviews trở lên (đối với phim công chiếu rộng rãi).
- Có từ 40 reviews trở lên (đối với phim công chiếu hạn chế).
- Có từ 20 reviews/mùa trở lên (đối với TV shows).
All The President's Men (1976)
All The President's Men (1976)
Thế nhưng, đây cũng chính là lúc vấn đề nảy sinh. Một bộ phim bị đánh giá “rotten” với Tomatometer 50% sẽ trông không khác gì một bộ phim cũng “rotten” nhưng với Tomatometer chỉ có vỏn vẹn 5%. Đây thì vốn là sự nguy hiểm cố hữu của dạng binary options khi nó thiếu đi các mức độ cụ thể (chỉ có "fresh" hoặc "rotten").
Đó là chưa kể tới tính chất của Rotten Tomatoes. Trái ngược với quan niệm của nhiều khán giả, Rotten Tomatoes không “chấm điểm” bộ phim (những số phần trăm to đùng trên website không phải là ratings btw). Thứ mà Rotten Tomatoes muốn đo lường đó là sự đồng thuận của giới phê bình (critical consensus). Thế nên, mới xảy ra câu chuyện là nhiều bộ phim sở hữu điểm “fresh” rất cao, thế nhưng average rating lại không được hoành tráng như thế.
Ví dụ như trong hình, Free Guy (2021) sở hữu điểm “Certified fresh” to vcl lên tới 80% (tức 80% critics khuyên rằng, mày nên xem phim này đi). Thế nhưng, average rating của nó (phải click vào mới xem được hơ hơ) thì chỉ là 7.0/10.
Free Guy (2021)
Free Guy (2021)
Kết luận: sự chênh lệch trên là lý do mà Rotten Tomatoes - dù có được bổ sung phần critic score rất hữu ích, thế nhưng cũng không phải là nơi có thể kiểm chứng 100% chất lượng của một bộ phim. Tương tự, nó càng không phải lý do để các con dân tự nhận là “mọt phim” flex rằng, cứ phim nào “fresh” ở Rotten Tomatoes là siêu phẩm; hay điểm Rotten Tomatoes là một, là riêng, và là tiêu chuẩn tối thượng để đánh giá một bộ phim.

METACRITIC

Metacritic - người anh em ít nổi tiếng hơn IMDb và Rotten Tomatoes, nhưng lại là nhân vật có vẻ “uy tín” nhất trong cả ba. Bản thân Metacritic có cách phân loại tương đối giống Rotten Tomatoes: cùng có user rating aka. user score (thang điểm 10),critic rating aka. Metascore (thang điểm 100) - chỉ có điều là chọn lọc và khắt khe hơn mà thôi. User score được tính theo trung bình cộng của số điểm và số lượng reviews tương ứng của users, trong khi Metascore được tính theo weighted average (bình quân gia quyền) của critics. Ở phần này, Metacritic thu thập các bài reviews của các nhà phê bình hàng đầu rồi chuyển đổi chúng sang hệ điểm 100 của nó.
(Metacritic còn có cả review nhạc hay game)
(Metacritic còn có cả review nhạc hay game)
Độ hay dở của một bộ phim trên Metacritic được dựa trên ba màu sắc: đỏ (như lol), vàng (tạm được), xanh lá (uồi hay vcl). Để thêm phần cụ thể thì Metacritic còn chia rõ ra năm level:
- 0-20: phim như lol. Trả tao tiền vé!!!
- 20-40: phim tệ quá.
- 40-60: hmm cũng tạm. Có cái hay cái dở…
- 60-80: phim hay.
- 80-100: úi tuyệt phẩm bà con ơi!!!
Đặc biệt, các bộ phim có Metascore từ 81 đổ lên từ ít nhất 15 critics sẽ được dán nhãn “Must see” - tức không xem thì phí cả cuộc đời!!!
Minority Report (2002)
Minority Report (2002)
Nhìn trong ba anh em, thì có vẻ Metacritic là website đánh giá phim có trọng lượng nhất. Về lý thuyết thì đúng, bởi bản thân khâu kiểm duyệt của Metacritic được cho là khắt khe hơn Rotten Tomatoes rất nhiều.
Thế nhưng, không vì thế mà Metacritic “miễn nhiễm” với những vấn đề. Đầu tiên là câu chuyện về sự chuyển đổi. Việc chuyển đổi reviews dạng chữ (A, B+, C-, vv.) sang dạng số (93, 84, 45, vv.) mà vẫn giữ nguyên giá trị và sắc thái của nhà phê bình là một dấu hỏi. Thứ hai, đó là số lượng critics được lựa chọn để đánh giá. Nhiều bộ phim có số lượng critics quá ít (tầm 15-20 người), và khiến cho số điểm cuối cùng bị thiên lệch.
(Bareme convert rating của Metacritic)
(Bareme convert rating của Metacritic)
Kết luận: Xét ở một góc nhìn nhất định, Metacritic có lẽ là website đáng tin cậy hơn cả nếu khán giả muốn tìm kiếm các reviews hay đánh giá về bất kỳ bộ phim nào. Bản thân nó vẫn giữ được sự uy tín từ phần critic score, vừa loại bỏ được sự rối rắm ở hai phần Tomatometer và average rating của Rotten Tomatoes.
Vậy là xong cách tính điểm. Giờ đến khâu chọn phim trên IMDb (mới chỉ dám mạnh tay viết về IMDb thui :s).
Toàn bộ đoạn dưới đây được đúc kết từ kinh nghiệm cá nhân, nên là take it with a grain of salt:
Đầu tiên, sẽ có một sự chênh lệch kha khá trong điểm sàn của các thể loại phim khác nhau. Ví dụ, thể loại Chính kịch sẽ có điểm sàn cao hơn những thể loại khác như Hành động hay Kinh dị. Thế nên, cùng với số điểm 7.0, một bộ phim kinh dị được cho là sẽ "đáng xem" hơn so với một tác phẩm Chính kịch. Thực tế, 7.0 là một cảnh giới rất cao với dòng phim Kinh dị trên IMDb. Đến những tượng đài như Poltergeist (1982) hay The Omen (1976) cũng chỉ có số điểm lần lượt là 7.3 và 7.5. Tương tự, những tác phẩm kinh dị ấn tượng của thế kỷ 21 như Dead Silence (2007), 1408 (2007) hay Drag me to Hell (2009) chỉ có số điểm lần lượt là 6.1, 6.8 và 6.6.
Việc xác định được điểm sàn của từng thể loại phim là một công việc đòi hỏi kha khá sự kiên nhẫn. Tuy vậy, cũng không nên dành quá nhiều thời gian cho task này, bởi đôi khi sự tính toán sẽ làm mất đi cái hay của việc lựa chọn rồi theo dõi một bộ phim.
Lưu ý thứ hai, đó là những bộ phim kể từ 2010 đổ về trước sẽ có điểm số đáng tin cậy hơn. Bởi đơn giản khi đó mấy trò như review bombing hay fake ratings chưa tràn lan như bây giờ.Cái này thì có lẽ ai quan tâm đến phim ảnh cũng đều biết. Trường hợp review bombing nổi tiếng nhất gần đây là Captain Marvel. Điểm số hiện tại của bộ phim là 6.8/10. Thế nhưng, rating của Captain Marvel đã từng có thời điểm bị kéo xuống 6.1 bởi cơn bão đánh giá tiêu cực từ phía cộng đồng (phần lớn là do các yếu tố như nữ quyền hay xã hội bị thể hiện quá lố). Nhìn rộng ra, cũng có rất nhiều bộ phim có số điểm cao ngất ngưởng, hoặc thấp vô lý chỉ bởi sự quá khích từ hardcore fans hay haters.
Khi nào có thêm ý sẽ viết tiếp...