HERODOTUS - KHỞI NGUYÊN CHO CÁC LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ CƠ BẢN
Khái niệm khởi đầu về dân chủ, quý tộc và quân chủ lần đầu tiên được điểm mặt chỉ tên bởi Herodotus. Ông là người tiên phong cho các...
Khái niệm khởi đầu về dân chủ, quý tộc và quân chủ lần đầu tiên được điểm mặt chỉ tên bởi Herodotus. Ông là người tiên phong cho các lĩnh vực khoa học hiện thời như về: chính trị học, lịch sử, nhân học, xã hội học, văn học, văn hóa học ... Là tổ phụ, cha đẻ của một vài ngành khoa học hoặc chí ít là người tiên phong góp phần xây dựng đầu tiên về chúng. Trong đó, ta đặc biệt phải quan tâm về những khía cạnh tư tưởng chính trị của Herodotus. Một vài giá trị của học thuyết chính trị của ông vẫn tồn tại và trường tồn mặc kệ sự phong hóa của nếp gắp thời gian qua hàng ngàn năm chuyển biến. Sau đây, bài viết xin trình bày rõ ràng nội dung chủ đạo về tư tưởng chính trị của Herodotus.
Vài ý về tác giả và tác phẩm
Herodotus (480 bce - 425 bce) trưởng thành trong một gia đình thương gia giàu có ở thành phố Halicarnassus - Hy Lạp cổ đại. Sau một thời gian tuổi thơ êm đẹp sinh sống tại thành phố và khả năng tài chính đảm bảo cho những sự ươm mầm năng khiếu tư duy của ông nảy nở. Tuy nhiên, không kéo dài lâu, sự trỗi dậy của đế chế Ba Tư bắt đầu nhòm ngó và mở rộng xâm lược gây ảnh hưởng trực tiếp tới thành phố của Herodotus. Từ đó, thành phố đã không chống trả kịp thời và bị đặt ách đô hộ bởi đế chế Ba Tư và trở thành một tỉnh trực thuộc cai trị hà khắc của quốc gia xâm lược. Khoảng vào hai mươi tuổi, ông cùng tham gia các hội nhóm khác nhau trong thành phố với tư tưởng phản đối, chống lại sự cai trị của chính quyền. Tuy nhiên, các hoạt động tỏ ra rơi vào thế bế tắc do thiếu liên kết và sự đàn áp vô cùng mạnh mẽ từ phía chính quyền Ba Tư. Do đó, Herodotus bị trục xuất khỏi thành phố, nơi mà ông và gia đình đã sinh ra và lớn lên qua nhiều thế hệ.
Từ sự kiện bị trục xuất, Herodotus có dịp du ngoạn khắp nơi trên thế giới nguyên nghĩa hồi đó (xung quanh Châu Âu - Á). Ông dành phần lớn thời gian đi tới những vùng đất ít người đặt chân và tới những nơi được coi là thành phố xa hoa, phồn thịnh có tiếng hồi đó như: Athena, Saparta, Rome, ..., thậm chí còn sang vùng Châu Á. Các nơi đặt chân tới, ông đều vận dụng khả năng nhìn nhận và khám phá những quy luật tự nhiên - xã hội nơi đó. Từ đó, đưa ra những nghiên cứu sơ khai - thuần túy nhất về các lĩnh vực ngày nay như: chính trị, nhân học, xã hội học, lịch sử, ... Tất cả những khảo cứu đó được ông viết thông qua 9 tác phẩm về: Hy Lạp, Ai Cập, Ba Tư, Babylona, ... Trong đó, quyển thứ 6 viết về "cuộc chiến Hy Lạp - Ba Tư" được đánh giá cao bởi tính chân thực, giá trị thực tiễn cao. Nhờ quyển này, ông được xưng danh là "cha đẻ của môn sử học", tuy nhiên, các tác phẩm còn lại ông dựa quá nhiều vào lời truyền miệng, hư cấu và ít giá trị chân thực cho nên họ còn gọi ông với tên gọi đối lập là "ông tổ nói dối". Sau này, các học giả hậu thế đã gom góp và tích hợp 9 tác phẩm trở thành một tác phẩm duy nhất, nó mang tên "Historial"- (Lịch sử)
Bối cảnh sinh sống
Bối cảnh Hy Lạp chung nhất thời đại của Herodotus sinh sống có thể kể tới 4 phương diện, bao gồm:
Thứ nhất, về địa lý. Biển Aegean nhiều vũng, vịnh sâu thuận lợi phát triển các cảng biển. Vùng biển trở thành một con đường vận chuyển nhộn nhịp thời kì đó và biểu tượng giao thoa văn minh điển hình trong lịch sử Hy Lạp - La Mã. Trong đó, eo biển Corinth là cầu nối chính giữa Trung và Nam Hy Lạp. Ở đó, có một con đường mòn chạy thẳng và gắn kết hai bán đảo Nam - Trung Hy Lạp trở thành một địa chính trị trọng yếu cho các quốc gia - thành bang vùng xung quanh. Hơn nữa, đảo Crete tạo ra một khu trung chuyển, nơi nghỉ chân của các tàu buôn bán giữa Hy Lạp và khu vực Tiểu Á.
Thứ hai, về dân cư. Các bộ lạc từ Tây và Nam Âu vượt qua bán đảo Balkan định cư ở Hy Lạp và trở thành 3 cổ bộ lạc chủ yếu hình thành bao gồm: Akean, Ionian, Dorian. Từ đó, họ chính là những dân tộc đầu tiên và sơ khai hình thành sáng tạo ra văn minh Hy Lạp.
Thứ ba, về cơ cấu giai cấp. Khu vực Hy Lạp thời đó đang trong giai đoạn xã hội chiếm hữu nô lệ và tồn tại chủ yếu hai tầng lớp trọng yếu là: người tự do và nô lệ. Trong đó, người tự do chủ yếu bao gồm: nông dân và thợ thủ công. Mặt khác, nô lệ là lực lượng lao động chính và đông đảo từ giai cấp bị bần cùng hóa, và tù nhân chiến tranh, được coi là "đồ vật biết nói".
Thứ tư, về chính trị. Các thành bang nổi tiếng như: Athena, Sparta, Rome... đều trở thành điển hình cho bộ mấy cai trị. Cụ thể, 3 bộ máy cai trị điển hình tồn tại ở giai đoạn đó là: (1) mô hình chuyên chế của giai cấp chủ nô quý tộc Sparta (2) Mô hình dân chủ chủ nô Athena (3) Mô hình cộng hòa Roma.
Nhìn chung, bối cảnh xã hội - chính trị thời Herodotus sinh sống trong trạng thái phát triển đa dạng mọi mặt. Sự mở rộng giao thương kinh tế rộng lớn của các quốc gia trong khu vực và đồng thời là sự phát triển về chính trị sâu sắc. Chính sự phát triển chính trị điểm cao thời điểm này khiến các nhà tư tưởng trỗi dậy không chỉ kích thích tiến trình phát triển này mà còn giải quyết các mặt hạn chế.
Nội dung học thuyết
Herodotus nghiên cứu nhiều thể chế bộ máy chính trị của các thành bang mà ông từng đi qua. Tuy nhiên, các khó khăn của ông khi chứng minh và xây dựng tư tưởng của mình là phải tự bản thân tiên phong mà không có sự soi xét từ thế hệ trước. Chúng ta ngày nay có hàng loạt các hệ thống tiêu chí xác định nhà nước và thậm chí chứng minh rõ ràng để ta nhìn nhận và phát triển, bổ sung. Herodotus phải tự xây dựng hệ thống tiêu chí xác định nhà nước và chứng minh thực tiễn của nó, trong đó có hai tiêu chí quan trọng được đưa ra bằng hai câu hỏi trong đầu ông đó là:
(1) Quyền lực nhà nước nằm trong tay ai?
(2) Mục đích cầm quyền vì điều gì?
Ông tìm kiếm trả lời câu hỏi thứ nhất, và chứng minh nó rằng:
Quyền lực có thể nằm trong tay: "một người, một số người, số đông". Tương tự đó, một người đồng nghĩa với thể chế quân chủ, một số người với thể chế quý tộc và số đông ứng với thể chế dân chủ.
Đặc biệt hơn, trong bản chất của 3 thể chế, Herodotus phát hiện ra quy luật chuyển hóa từ đúng thành sai. Và cũng dựa trên sự đúng sai này, ông khẳng định mục đích của cầm quyền đúng phải là "vì cộng đồng". Cụm từ này được kế thừa giá trị đến tận nay, được sử dụng nhiều trong khoa học chính trị sách công như một giá trị điển hình.
Vậy đúng khi nào và sai khi nào?
Tổng quan lại, nội dung học thuyết chính trị của Herodotus là một trong những khởi nguyên cho các khái niệm cơ bản của chính trị đương thời về nghiên cứu thể chế. Ông là cha đẻ của các thuật ngữ: dân chủ, quân chủ và quý tộc. Hơn cả, giá trị "vì cộng đồng" của ông xây dựng được công nhận là giá trị cuôi cùng, xuyên suốt mà chính trị phải hướng đến.
Đánh giá
Trong học thuyết của Herodotus, xoay quanh các lý luận về chính trị có thể tóm gọn thành 4 giá trị cốt lõi mà sự hiện thân trường tồn tới ngày nay, đó là:
Một là, phát minh ra những khái niệm công cụ chính trị học như: quân chủ, quý tộc, dân chủ.
Hai là, nghiên cứu các giá trị về lịch sử, nhân khẩu học, văn hóa, thơ ca, thần thoại, chính trị, tôn giáo.
Ba là, người đầu tiên đưa ra quan niệm về chính thể hỗn hợp (kết hợp ưu điểm của 3 chính thể nhà nước: quân chủ, quý tộc, dân tộc)
Bốn là, người đầu tiên xác định bản chất cầm quyền phải là "vì cộng đồng".
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Almanach, (2015), "Herodotus nhà sử học lừng danh thời cổ đại Hy Lạp"
2. Lưu Minh Văn, (2018): Giáo trình lịch sử học thuyết chính trị, Nxb ĐHQG, Hà Nội.
3. László Torok, (2014): Herodotus in Nubia, Publisher Brill.
4. Herodotus (Lê Đình Chi dịch): Lịch sử (Historiai), Nxb Omega Việt Nam, Hà Nội, 2019.
Quan điểm - Tranh luận
/quan-diem-tranh-luan
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất