Dù bạn có muốn hay không, chúng ta bắt buộc phải quên.
Nếu bạn đã từng xem chú thuật hồi chiến, thì nó như một khế ước ràng buộc vậy. Bạn quên đi những điều không cần thiết, để có chỗ cho những thứ quan trọng. Với cùng một sự việc, có thể bạn quên đi các tiểu tiết và chỉ nhớ tới tình huống then chốt. Nhưng điều thú vị lại thực sự xảy ra khi bạn cố nhớ về sự việc đó.
Đã bao giờ bạn cố nhớ về một sự kiện ngày trước như buổi đi chơi của cả nhóm chẳng hạn, bạn khẳng định rằng hôm đó trời mưa rất to nhưng một người bạn đi cùng lại bảo rằng hôm đó thật tạnh ráo và nắng đẹp. Bạn lấy lý lẽ rằng mình còn phải cẩn thận từng bước chân để không dẫm phải các vũng nước vì trời mưa, còn người bạn kia khẳng định mình leo núi giữa trời nắng phát mệt và vã cả mồ hôi. Hai bên quay ra cãi cọ, to tiếng, rồi phang nhau lúc nào không hay :v. Sự thật hôm đó thời tiết thất thường và nắng mưa thì lẫn lộn. Có thể bạn sẽ nhớ đúng chi tiết đó, nhưng bạn đã quên đi cả trăm chi tiết khác. Nhưng điều đó là hoàn toàn bình thường, điều hay ho là với những chi tiết bạn không còn tồn tại trong não bạn, não bạn sẽ tự lấp đầy các khoảng trống ký ức này để sao cho dòng ký ức của bạn được mạnh lạc, thông suốt.
Bạn sẽ kiểm chứng được điều trên nếu bạn có thể xem lại các đoạn video hay có một người bạn chuyên bắt lỗi của bạn.
3 năm trước bạn nhìn thấy crush hôm đó mặc một chiếc áo trắng và quần Jean, lúc đó bạn thấy cô ấy thật xinh đẹp và bạn luôn tưởng tượng trong đầu rằng nếu hôm nay cô ấy mặc một chiếc váy trắng thì trông tuyệt vời làm sao. Quay về hiện tại 3 năm sau (đương nhiên bạn đã ko cưa được crush), khi mọi người kể lại chuyên, bạn khẳng định với mọi người rằng lúc đó cổ mặc một chiếc váy dài màu trắng, đi guốc, đeo một chiếc dây chuyền, và bạn nói rằng bạn biết điều đó vì bạn luôn ấn tượng bởi hình ảnh đó. Nhưng sự thật thì nàng chỉ mặc chiếc áo phông, quần jean, đi đôi giày thể thao, và chiếc dây chuyền đó không hề tồn tại, hình ảnh chiếc dây chuyền đó là từ việc bạn đã xem trên mạng cách đấy vài ngày.
Đống ký ức (gà) đó của bạn là một sự pha trộn tạp nham giữa những gì thực tế xảy ra, qua lớp màng lọc là bộ não của bạn cộng thêm những phần ký ức giả được ghép vào để giữ mọi thứ liền mạch. Nghe đau đớn nhỉ, nhưng không chỉ có thế. Việc lấp đầy các khoảng trống này còn xảy không chỉ với ký ức mà còn với việc tư duy, lý luận của bạn nữa.
Vào một buổi sáng đẹp trời, bạn vượt đèn đó và bị phóng điện… à lộn, bị cảnh sát giao thông gọi vẫy vào hỏi thăm sức khỏe.
“Chàos em, sao em vượt đèn đỏ thế?”
“Dạ em bị muộn giờ làm rồi anh ơi”
Bạn lúng túng một hồi rồi trả lời anh ta. Bạn hoàn toàn tin vào điều đó. Dòng suy nghĩ lý do đó chỉ diễn ra trong một khoảnh khắc, nhưng bạn nghĩ rằng mình nói thật mà. Nhưng sự thật là lúc đó đường khá vắng và người đi ở cạnh bạn vượt đèn đỏ nên bạn cảm thấy an toàn và đi theo.
Chúng ta luôn như thế, tự dựng lên những câu chuyện, những lý do một cách vô thức và tin thật lòng vào điều được bộ não nhào nặn ra ấy. Ở sâu phía dưới bộ não này là những mẩu ký ức trôi nổi và lẫn lộn như các khối lego. Khi được yêu cầu, bộ não sẽ đưa cho bạn kết quả lắp ghép từ các khối lego đó. Đôi khi nó đúng như yêu cầu (sự thật) nhưng đôi khi bạn đòi cái ô tô nhưng kết quả trả về là cái tàu thủy và điều thú vị là bạn tưởng đó là cái ô tô.
Một bài học rút ra là chúng ta đừng nên quá tin vào những gì mà mình chắc chắn. Biết được điều này, có thể bạn sẽ thấy hoảng loạn, chả nhẽ tất cả những ký ức của mình đều là giả sao? Đừng lo, bạn sẽ vẫn nhớ những điều cần thiết một cách chính xác (hoặc không), và điều quan trọng nhất là ai cũng như bạn, vì chúng ta đều con người. Chúng ta sẽ quên đi để sống tiếp. Cảm ơn bạn đã đọc đến đây, nếu bạn thấy hay, bạn có thể đọc thêm tại