Tôi thường xuyên được yêu cầu chụp ảnh cho những người đã được chụp nhiều lần trước đó. Thách thức không chỉ là tạo ra một bức ảnh đẹp mắt mà còn là tạo ra một bức ảnh mới, mặc dù đôi khi không thể do những trở ngại và hạn chế từ bên ngoài (hoặc bên trong). Tôi cố gắng không chụp theo kiểu khác biệt chỉ vì muốn khác biệt, mà là để nói lên điều gì đó cụ thể, điều mà sẽ làm sáng tỏ câu chuyện xuất hiện trong tạp chí, hoặc đơn giản là để ghi chú điều gì đó mà tôi thấy hoặc cảm nhận được vào thời điểm đó. Bức ảnh này không khó để hiểu, nó rất đơn giản: Tiger Woods là một người khổng lồ trong làng golf, lớn hơn cả cuộc sống.
Đôi khi, tôi dường như chỉ có chút ít thời gian với chủ thể, thậm chí chỉ là vài phút. Điều này, đáng tiếc thay, có thể dẫn đến một bức ảnh mang tính “nghệ” nhiều hơn tính “thực”. Bức ảnh đó, ở một mức độ nào đó, phải mô tả khách quan nhân vật và có thể tồn tại lâu dài dù chủ thể ở trong trạng thái nào khi chụp, hay ngay cả khi chỉ trước ống kính trong thời gian ngắn. Điều này hoàn toàn cần thiết. Tôi cần tạo ra một bức tranh hoàn chỉnh mà tôi có thể đưa chủ thể vào đó. Bức tranh cần phải hoàn thiện ở một mức độ nhất định và chủ thể sẽ hoàn thiện nó. Trong trường hợp này, tôi đã đã chụp một bức ảnh đặc biệt cho phần bìa của ESPN The Magazine, vì vậy tôi cảm thấy thoải mái hơn khi chụp bức ảnh này cho phần nội dung bên trong câu chuyện (mặc dù cuối cùng nó được xuất bản làm bìa).
Shot by Gregory Heisler
Shot by Gregory Heisler
Đối với buổi chụp của Woods này, tôi đã tìm hiểu sân golf, nó rất đẹp, nhưng chưa tìm ra ý tưởng thú vị. Sau đó, tôi nhìn thấy sân tập putting. Nó được điểm bằng những lá cờ đỏ giữa các lỗ. Chúng nhìn dễ thương. Sân green này được bao quanh bởi các hố cát và phía sau là sân golf thực sự, vì vậy nó như một sân green thực thụ. Nó còn được trồng bằng cỏ thật, điều này là điểm liên kiết mọi thứ khiến anh ấy như đang ở trên sân golf.
Ban đầu, tôi chụp từ góc độ cao trên một cái thang nhỏ để làm cho lá cờ trở nên nhỏ hơn và để nhìn thấy nhiều cảnh quan hơn, nhưng sau đó, tôi nảy ra ý tưởng là chụp góc thấp. Tôi có một chiến lược gần như đã trở thành một phần tự nhiên trong quy trình của mình: Nghĩ ngược lại với những gì mình định làm. Nếu tôi đang chụp từ trên cao, tôi sẽ chụp từ thấp lên; nếu tôi ở xa, tôi sẽ lại gần; nếu tôi đang hướng về phía đông, tôi sẽ nhìn về phía tây; nếu tôi đang sử dụng ống kính góc rộng, tôi sẽ thử một cái lens tiêu cự dài hơn. Tôi đã thấy rằng đây là một phương pháp cực kỳ hữu ích, một phương pháp dẫn đến những khám phá mà tôi không thể khám phá được nếu không có nó và giúp tôi tránh những sự nhận thức đầy tiếc nuối xảy ra quá muộn khi tôi đang trên máy bay trở về nhà.
Vì vậy, tôi nằm xuống trên cỏ, khuỷu tay chống đất, máy ảnh nâng cao. Ở góc độ này, Woods trở nên ấn tượng, cao vút lên trên mọi thứ. Lá cờ dường như lấy lại chiều cao bình thường của nó, khiến anh ấy còn trở nên to lớn hơn nữa. Anh ấy không cần gậy hoặc quả bóng; chúng ta biết anh ấy ở đâu và anh ấy làm gì. Nhưng khi anh ấy nhìn xuống máy ảnh, đôi mắt anh ấy dường như nheo lại. Vì vậy, tôi đã yêu cầu anh ấy nhìn xa xa một cách oai vệ.
Ký ức rõ ràng nhất về sự kiện này xảy ra khi Woods đang được phỏng vấn bởi Stuart Scott, người viết bài cho phần nội dung, và tôi đang chuẩn bị phần hình ảnh. Woods cầm một nắm quả bóng và gieo chúng ở các khoảng cách khác nhau từ lỗ trên mặt cỏ xanh đồi mồi nhẹ, rải đều chúng như số trên mặt đồng hồ. Sau đó, mà không làm gián đoạn cuộc trò chuyện với Scott, anh ấy đi dạo quanh một vòng với gậy putter của mình và thản nhiên đưa từng quả một vào lỗ.

Bàn về kỹ thuật

Chân trời luôn nằm ở nơi mà bạn đặt đôi mắt. Nó luôn theo bạn. Nếu bạn cúi xuống, nó cũng cùng xuống; khi bạn đứng lên, nó đi kèm và nâng lên cùng bạn. Ngay cả khi bạn leo lên một cái thang, nó cũng tăng lên theo. Không kể bạn sử dụng ống kính góc rộng hay ống kính tele, không quan trọng bạn đứng gần hay xa, chân trời dính với bạn như keo dán. Đây là điều gây trở ngại cho những bức ảnh ngoại cảnh của nhiều người làm nhiếp ảnh nghiệp dư. Họ luôn chụp ảnh từ độ cao tầm mắt, vì vậy chân trời luôn theo đuôi và cắt xuyên qua đầu chủ thể. Điều này thật đáng tiếc, vì chỉ cần cúi một chút là đủ để đẩy đầu chủ thể lên trên chân trời. Ken Whitmire, một nhiếp ảnh gia nổi tiếng đến từ Washington State, nói rằng nó xuyên qua đầu giống như mũi tên mà một diễn viên hài luôn tìm kiếm để chế nhạo ảnh của ai đó.
Tuy nhiên, trong tay của một nhiếp ảnh gia tinh tế, chân trời có thể trở thành một công cụ mạnh mẽ. Nó có thể làm nhỏ hoặc làm nổi bật chủ thể. Khi đặt chân trời ở vị trí thấp, chiều cao ảo của chủ thể tăng lên đáng kể; thực tế, nó có thể khiến chủ thể trở nên mạnh mẽ, như trong trường hợp này. Trong bức tranh này, tôi nằm xuống thấp để làm cho Woods trở nên lớn hơn cả cuộc sống. Tôi đứng rất gần anh và sử dụng ống kính góc rộng để làm lớn bản thân anh, tạo nên sự xuất sắc của anh.
Nhược điểm khi bạn sử dụng ống kính góc rộng để nhìn chủ thể từ góc độ cao hoặc thấp là cảm giác thị giác được nâng cao, khiến các đối tượng gần phía trước trở nên lớn hơn nhiều so với những đối tượng ở phía xa. Các đường song song hội tụ, tạo ra một ảo tưởng được biết đến là “làm nghiêng” thường thấy trong các bức ảnh trong đó các tòa nhà cao trông có vẻ nhỏ dần ở phía trên (mà theo tôi, có lẽ nên được gọi là làm nghiêng ngược). Mặc dù điều này có thể được sử dụng để tạo hiệu ứng ấn tượng, nhiếp ảnh gia kiến trúc quan tâm hơn đến tính chính xác thường nỗ lực tránh nó (cùng với ống kính góc rộng), thay vào đó ưu tiên giữ cho các đường song song song song và các đường thẳng cơ bản. Để làm như vậy, họ không nghiêng máy ảnh lên, sử dụng các máy ảnh và ống kính đặc biệt cho phép hình ảnh được dịch chuyển lên trên trong khi máy ảnh của họ vẫn thẳng đứng với mặt đất (và do đó, song song với tòa nhà). Trong những thiết bị này, máy ảnh hoặc ống kính bao gồm cơ chế trượt cho phép ống kính được dịch chuyển lên và xuống hoặc sang hai bên mà không góc toàn bộ máy ảnh.
Và mặc dù tôi không phải là một nhiếp ảnh gia kiến trúc, tôi thường chụp chân dung bối cảnh trong đó tôi muốn nhìn thấy phòng hoặc tòa nhà ở phía sau và tôi muốn nhìn thấy nó thẳng. Vì vậy, tôi không nghiêng lên xuống, tôi dịch trái phải. Mặc dù tôi thường sử dụng ống kính góc rộng để tạo ra các bức ảnh của mình, tôi không muốn để lộ đối tượng của tôi. Tôi chỉ muốn họ cảm nhận được không gian mà tôi đã chọn. Tôi không muốn ảnh của tôi trông “phóng đại”. Tương tự, mặc dù tôi muốn chủ thể của mình trở nên lớn hơn cuộc sống, tôi không muốn biến dạng một cách rõ ràng họ trong quá trình, vì vậy tôi thường sử dụng các công cụ giống như nhiếp ảnh gia kiến trúc để bảo toàn tỷ lệ của họ.
*Bài viết được dịch lại từ một bài trong sách 50 portraits của Gregory Heisler.
Nguồn: