Gói cứu trợ 26 nghìn tỉ - cơ hội nào cho người lao động tự do?
“Su…, mày có ra lấy giấy đăng ký trợ cấp thất nghiệp không?”. Ôi, một tông giọng khàn quen thuộc nhưng vẫn lanh lảnh này thì chắc chắn là bác Minh – hội trưởng hội phụ nữ tự quản của ngõ đây.
“Su…, mày có ra lấy giấy đăng ký trợ cấp thất nghiệp không?”. Ôi, một tông giọng khàn quen thuộc nhưng vẫn lanh lảnh này thì chắc chắn bác Minh – hội trưởng hội phụ nữ tự quản của ngõ đây.
Tôi vừa ngó đầu ra khỏi phòng thì đã thấy mấy anh, chị cùng chỗ trọ của tôi cũng ra xin bác Minh phiếu đăng ký để viết. Trong phiếu kê khai này ngoài thông tin cơ bản như: họ tên, số điện thoại, quê quán,
nghề nghiệp hiện tại,.. thì không còn khoản mục nào nữa.
Mọi người nhanh chóng nộp lại phiếu đăng ký cho bác Minh, rồi nhao nhao hỏi bác: “Bác ơi, này thì bao giờ được nhận trợ cấp a?”, “Nộp mỗi tờ này thôi đúng không bác, còn cần bổ sung gì nữa không bác?”… Mỗi người một câu khiến bác Minh cũng loạng choạng:” Chúng mày cứ từ từ, tao phải nộp giấy này lên phường đã, còn được duyệt hay không thì tao không biết.” Dứt câu, bác cũng đi ngay vì bác còn đến mấy khu khác nữa.
Bác đi rồi, mọi người quay sang hỏi tôi: “Tại sao em không đăng ký?”, tôi cười rồi trả lời mọi người đại khái như sau: công ty em vẫn hoạt động bình thường nên để cơ hội này cho những người khó khăn hơn.
Mọi người xóm trọ tôi bắt đầu xôn xao bàn tàn về việc này và hi vọng lần này sẽ được nhận hỗ trợ từ gói giải ngân. Vì đa số mọi người nơi tôi ở đều là những người lao động tự do. Người thì đi bán bánh mì, người thì chạy xe công nghệ, có người đi bán quần áo thuê, có người thì đi buôn ve chai, cũng có một số ít khoảng 2-3 người làm giáo viên mầm non, nhân viên văn phòng… nhưng do tình hình dịch căng thẳng nên đa số mọi người đều thị thất nghiệp, phải ở tại nơi cư trú theo chỉ thị 16, 17 của Thành phố Hà Nội.
Những đòn giáng knockout liên tiếp của COVID - 19 khiến những người lao động tự do, những người thất nghiệp gần như ngục ngã. Họ không biết rồi cuộc sống mình sẽ đi về đâu? Rồi tương lai của con cái sẽ thế nào? Trong lòng họ ngổn ngang trăm mối tơ vò, chỉ mong nhanh hết dịch để cuộc sống của họ lại trở về như bình thường. Có lẽ đây cũng là lý do mà họ mong chờ nhận được trợ cấp đến vậy!?
Tôi nhớ năm 2020, Chính phủ Việt Nam đã ban hành Nghị quyết số 42 / NQ-CP ngày 9/4/2020 và Quyết định số 15/2020 / QĐ-TT ngày 24/4/2020 để triển khai các biện pháp phù hợp nhằm hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19 bằng gói hỗ trợ 62 nghìn tỷ đồng. Và theo thống kê đến hết tháng 7/2020, đã giải ngân 11,9 nghìn tỷ đồng, tương đương 12% tổng gói hỗ trợ, hỗ trợ cho gần 12 triệu người và gần 13.000 hộ kinh doanh. Trong 12 triệu người thì chỉ có 355.227 người lao động phi chính thức nhận được số tiền hỗ trợ là 348.520 triệu đồng, chiếm khoảng 0,02% số người lao động phi chính thức trên cả nước. Và rất tiếc là những người lao động tự do cũng như thất nghiệp nơi tôi ở không nằm trong 355.227 người lao động được hỗ trợ. Lúc đó thì dịch bệnh được nước ta cơ bản là được kiểm soát nên mọi người cũng không quá bận tâm đến vấn đề được nhận hay không được nhận.
Nhưng lần này thì khác dịch bệnh ngày càng căng thẳng hơn, thời gian giãn cách ngày càng kéo dài, tình hình kinh tế không mấy khả quan. Điều này khiến những người lao động tự do, hay những người thất nghiệp càng hoang mang, lo lắng hơn. Nhưng một tia sáng yếu ớt mờ nhạt nơi cuối đường hầm mà họ nhìn thấy được đó là gói hỗ trợ 26 nghìn tỉ mới được ban hành theo theo Nghị quyết số 68/NQ-CP của
Chính Phủ.
Và…
Để nhận được tiền trợ cấp mùa dịch này, tôi nghĩ đó là một quá trình còn nan giải và bất cập với đối tượng là những người lao động tự do.
Vì:
Thứ nhất: Những người lao động tư do ở các tỉnh, thành phố lớn đa phần thuê trọ và di chuyển nay đây mai đó nên chính quyền địa phương nơi họ ở khó kiếm soát những người lao động này.
Thứ hai:Giấy tờ kê khai đăng ký gói hỗ trợ khá là sơ sài, như thế sẽ không đủ để chứng minh cho những người kiểm duyệt hồ sơ thấy được họ là những người đang cần được trợ cấp.
Thứ ba: Trong gói hỗ trợ có những nhóm đối tượng khác nữa như là lao động ngừng việc, mất việc, F0,F1, trẻ em, viên chức hoạt động nghệ thuật, hướng dẫn viên du lịch và hộ kinh doanh. Đây là những nhóm đối tượng được hỗ trợ bằng tiền mặt nên cần được thực hiện ngay và hoàn thành sớm nhất. Và những người lao động tự do không nằm trong nhóm được ưu tiên trên.
Vậy còn có cơ hội nào cho những người lao động tự do trong gói hỗ trợ 26 nghìn tỷ này không?
Họ vừa là nhóm dễ bị tổn thương nhất mùa dịch này, vừa là nhóm khó tiếp cận kịp thời và đẩy đủ gói hỗ trợ. Hi vọng những người lao động tự do trong nhóm này sẽ được Chính quyền nơi họ ở quan tâm sát sao hơn để những người lao động tự do cảm nhận được cuộc sống này vẫn còn nhiều điều tốt đẹp và tính nhân văn trong Nghị quyết 68 lần này sẽ được phát huy tối đa đó là “Không để ai bị bỏ lại phía sau"!
Quan điểm - Tranh luận
/quan-diem-tranh-luan
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất