Có lẽ trong chúng ta ai cũng từng phấn đấu, nỗ lực đến kiệt sức vì nhữn bài thi của những năm tháng học trò hay thậm chí là đại học. Lịch trình học hằng ngày khi mình khi là học sinh lớp 11 có thể kéo dài từ 7 am đến 11 pm, khi đó mình học với chỉ một ý nghĩa rằng: " Hy vọng mình sẽ đạt điểm cao" ( có lẽ đa phần chúng ta luôn nghĩ vậy).

Vậy liệu thành công có phải chỉ là nỗ lực từng ngày?

Mình chưa và sẽ chẳng bao giờ phủ nhận nỗ lực quyết định thành công. Nhưng sẽ rất khó hoặc gần như không nếu ta không có một la bàn, kim chỉ nam dẫn lối. Một quân đội mạnh không chỉ do họ có quân đông, vũ khí mạnh mà là có những nhà quân sư giỏi, người có thể dẫn lối cho đoàn binh đi đến thắng lợi!
Ví dụ là chiến tranh Việt Nam, mối quan hệ phực tạp giữa Mỹ, Xô, Trung, Việt. Đây có thể là bằng chứng chính xác về mối liên hệ giữa nỗ lực-thành công- định hướng.
Link tóm tắt nhanh:
Đây là câu chuyện của mình về tầm quan trọng của định hướng.
Năm lớp 12, mình cũng như bao người đều sẽ đối mặt với thử thách đầu đời, đó là kì thi đại học. Ai cũng biết tầm quan trọng của kì thi này, kì thi có thể ảnh hưởng rất nhiều đến tương lai của ta. Mình và bạn bè đều buộc phải ngồi trên ghế nhà trường ít nhất 8 tiếng một ngày, và sau đó là 3-4 tiếng cho các lớp học thêm. Áp lực từ thầy cô, gia đình, bạn bè là rất lớn. Thầy cô thì luôn thúc đẩy chúng ta chăm chỉ, đến mức kiệt sức ( burnout), bạn bè thì ai cũng cố gắng và càng ngày càng bỏ xa mình ở phương diện điểm số, gia đình thì luôn đưa mình vào những lớp học thêm chán đến tận cổ.
hình ảnh học sinh cố gắng (nỗ lực) nhồi nhét kiến thức.
hình ảnh học sinh cố gắng (nỗ lực) nhồi nhét kiến thức.
Từ đó, tôi mới sinh ra một suy nghĩa rằng: " Những việc mình đang làm có giúp ích gì không?, liệu nó có thể giúp mình đậu đại học mình thích?". Câu trả lời là KHÔNG và KHÔNG! Khoảng một tháng đắn đo, đi tìm kiếm sự thật, mình gặp được một người thầy, từng là giảng viên của đại học Ngoại Thương và hiện đang làm manager cho một công ty ngoài Bắc. Có lẽ đây là một trong những cuộc gặp quan trọng nhất với mình, thứ đã thay đổi rất nhiều thế giới quan của mình. Mình bắt đầu vạch ra đích đến là đậu vào UEH, Ulaw và RMIT và từng bước nhỏ để củng cố cho đích đến đấy (achievement).

Tuy nhiên một câu hỏi nữa là giờ làm sao đi đến đích?

Đây mới chính là lúc nỗ lực phát huy hiệu quả diệu kì của nó. Ý tưởng thì luôn sắc màu, nhưng khi bắt tay vào mình gặp vô số vấn đề lớn nhỏ từ ba phía : thầy cô, gia đình và bạn bè
Đối với thầy cô: quyết định từ bỏ điểm số, vắng mặt các môn không liên quan bị nhiều thầy cô không hài lòng. Điều này là hiển nhiên và minh biết ý tốt của các thầy cô, nhưng đôi khi chỉ có mình mới hiểu được mình, và con đường mình đi. Nên mình luôn nói cho thầy cô định hướng của mình. Cũng mất gần 3-4 tháng mới thuyết phục thầy cô cho mình được " tự học " theo ý mình. Không dễ dàng gì!
Đối với gia đình: do sự vắng mặt, cùng với điểm số rất thấp của mình, gia đình rất hoang mang, và rất nhiều bữa ăn xảy ra cãi vả vì những vấn đề này. Dù sau ba mẹ là người quan tâm ta nhất, và có nhiều kinh nghiệm nên họ nghi ngờ, lo lắng cho hướng đi của chúng ta là lẽ dĩ nhiên. Tuy nhiên, thế hệ cha mẹ khác với thế hệ chúng ta! Công nghệ đã làm thay đổi hoàn toàn bộ mặt xã hội, nên không lí do gì mà ta chùn chần trước định kiến xã hội cũ cả.
Đối với bạn bè: từ một người có học lực hạng 2 của lớp, mình tuột vèo xuống gần áp chót do điểm số bê bết, nhiều lúc băng khoăng, trăn trở khi không chắc con đường đơn độc này hay đi theo số đông mới là lựa chọn tốt nhất cho tương lai. Mình dần rời xa mạng xã hội- công cụ giao tiếp chính của giới trẻ để học, và học. Không còn những cuộc chơi thâu đêm nữa, đôi khi mình thấy cô đơn nhưng cũng phải chấp nhận.

Trái Ngọt có đến?

Sau 6 tháng miệt mài đọc sách, tự học trong các quán coffee, tại gia. Mình đã được nhận vào cả ba trường mà mình hằng mong ước, một kết quả xứng đáng đúng không? Khi đó mình nhìn sang bạn bè, đa phần mọi người đều chọn những trường tỉ lệ cạnh tranh không cao dù có những người trong số họ học rất giỏi. Từ đó, mình mới nhận ra đôi khi nỗ lực, tài năng cũng sẽ chẳng thu được kết quả nếu không có định hướng đúng đắn từ đầu!

Kết luận:

Điều lớn lao nhất trên thế gian này không phải là nơi ta đứng mà là hướng ta đi. (Tony Robbins)
Tổng kết lại, theo quan điểm của mình thành công chính là sự kết hợp, giao thoa của hai yếu tố là định hướng và nỗ lực. Có dịnh hướng sẽ giúp ta xây dựng công thức thành công một cách logic, rút ngắn thời gian, có động lực để tiến tới thành công, và phần còn lại là nỗ lực của ta có xứng đáng với điều đó hay không! Người không có định hướng thì phải mất thêm sức lực (nỗ lực gấp đôi), người không có nỗ lực thì sẽ mất thời gian ( có hướng đi nhưng mãi chần chừ).
Hy vọng bài viết này có thể giúp mọi người có thêm một góc nhìn mới nào đó về mối tương quan giữa ba yếu tố: định hướng, nỗ lực, và thành công.