Nhiều lần lướt FB tôi gặp phải câu hỏi: Làm sao để cứu vãn mối quan hệ đang nhạt dần? Thế nhưng khi đọc phần bình luận thì chỉ thấy một số bình luận tiêu biểu nhất như:
- Nhạt rồi thì cứu làm gì? bỏ đi, không cứu vãn nổi... (hoặc tương tự)
- Thêm muối cho đỡ nhạt.
- Có thêm 1 mối quan hệ khác
- Chịch
Khá là ít bình luận mang tính tích cực, thực sự muốn cứu vãn. Lý do có lẽ việc cứu vãn khó hơn là bỏ đi. Đó cũng là lý do tôi viết bài này. Có cách nào để cứu vãn không? Để cứu vãn được thì làm thế nào? Bỏ đi với cứu vãn thì điều gì tốt hơn? Mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh, do đó tôi sẽ không nói chung chung mà nói trong trường hợp của bản thân mình. Nếu có thiếu sót gì thì mong bạn đọc góp ý bổ sung.

1. Tại sao mối quan hệ lại nhạt dần?

Nhạt có nghĩa là nhạt nhẽo, không có gì đặc sắc, ấn tượng. Những cảm xúc khi nghĩ về nhau, ở bên nhau không còn mãnh liệt như trước kia. Có 1 nguyên nhân khá phổ biến là: Trạng thái bình thường mới.
Khi bắt đầu 1 mối quan hệ, ta thường rơi vào trạng thái phá vỡ sự bình thường. Từ độc thân sang có người yêu, từ có người yêu sang có vợ/chồng, từ có vợ/chồng sang có con... Khi ta quen dần với trạng thái đó thì ta thấy nó "cũng thường thôi". Đặc biệt với những người hành động theo cảm xúc, dễ bị cảm xúc điều khiển thì họ càng nhanh cảm thấy chán.
Không chỉ bản thân họ quen với trạng thái này mà đối phương cũng vậy. Do đó có một sự cộng hưởng: chán + chán = chán vl. Lúc chán nhau, thấy mqh trở nên nhạt, ta muốn đối phương có một sự cuốn hút, một sự mới lạ để kéo ta ra. Thế nhưng đối phương cũng đang chán, họ cũng muốn và chờ đợi giống như ta. Cuối cùng chẳng ai làm gì, cũng chẳng biết làm thế nào.
Một yếu tố nữa ảnh hưởng tới việc chán, nhạt trong mqh là: quá hiểu nhau. Đối phương chưa nói ta đã biết họ sắp nói gì. Thậm chí họ nghĩ gì, chuẩn bị làm gì ta cũng đoán trước được. Chính vì vậy khi họ nói, họ làm thì ta không còn thấy thú vị nữa. Vẫn việc đó, nếu 1 người khác làm ta lại thấy thú vị.
Ví dụ đơn giản: câu chúc em/anh ngủ ngon. Nếu chồng/vợ nhắn tin thì chẳng cảm xúc gì. Nhưng một người đang thích mình, tán tỉnh mình nhắn câu đó thì lại thấy vui.
Giống như xem trực tiếp một trận thi đấu với xem chiếu lại. Ta sẽ luôn cảm giác xem trực tiếp thú vị hơn vì không biết trước cái kết. Còn chiếu lại, dù ta chưa biết cái kết, nhưng ta có 1 tâm niệm: đây chỉ là chiếu lại, cái kết đã có rồi, đã có người biết rồi. Nó khiến ta bớt hứng thú với việc này. Hay xem trực tiếp mà bị Spoil cũng thế. Kênh khác chiếu nhanh hơn, người xem kênh khác vào kênh mình spoil, mình sẽ rất khó chịu. Việc đoán biết trước kết quả khiến ta thấy nhạt, chán.

2. Bỏ đi có tốt hơn không?

Việc bỏ đi (hiểu chung là không cứu vãn) về bản chất là chuyển trạng thái. Nó sẽ có hiệu quả tức thì nhưng không lâu dài. Sau một thời gian ta sẽ lại quen với trạng thái bình thường mới, và đó là lúc ta ngẫm nghĩ về hậu quả của hành động không cứu vãn.
Nếu hậu quả nhỏ, không đáng kể thì chẳng sao.
Có những mối quan hệ bị ràng buộc nhiều về lợi ích, trách nhiệm thì hậu quả sẽ nặng nề hơn. Chỉ đến khi thấy hậu quả nặng nề đó thì ta mới thấy mình "dại dột", "nông nổi" và bắt đầu nói "giá như":
Giá như mình kiềm chế hơn
Giá như mình biết cách cứu vãn
Giá như mình nên làm cái này, cái kia...
Giá như người ta chịu lắng nghe mình...
Điều quan trọng nhất của việc bỏ đi đó là ta sẽ bị một vết sẹo trong tâm hồn, không cách nào gạt bỏ quá khứ trong tâm trí mình. Một điều nữa là ta vẫn chẳng có cách nào cứu vãn được nữa, hay còn được hiểu là ta vẫn chưa vượt qua được điều này. Khi gặp vấn đề, ta chọn cách trốn chạy thay vì đương đầu giải quyết; hoặc ta giải quyết chưa triệt để mà đã nản chí, bỏ cuộc. Nếu ta không cảm thấy mình có lỗi thì ta sẽ trở thành kẻ đổ lỗi cho đối phương. Mà thực tế cho thấy, khi 1 mqh đổ vỡ, chẳng ai là không có lỗi cả. Người ngoài nhìn vào sẽ biết, chỉ người trong cuộc là không biết. Khi ấy, xét ai có lỗi thì cũng không còn ích lợi gì nữa, vì vỡ đã vỡ rồi. Chính ta là người muốn nó vỡ.

3. Cách để cứu vãn

Tôi sẽ phân tích thử một số cách được nêu ra trong đoạn mở đầu bài viết để xem thử cách đó có lợi / hại gì nhé:
Cách 1: Chịch
Đây là 1 trạng thái đặc biệt trong 1 mqh yêu đương. Bởi nếu chán vì chưa được thỏa mãn ham muốn tình dục thì đây sẽ là giải pháp phù hợp. Kiểu lâu ngày không gặp nhau, người yêu ít quan tâm, tự nhiên một hôm dẫn đi ăn, dẫn đi ks đổi gió thì sẽ thấy cảm xúc ngập tràn, yêu đương thắm thiết.
Còn nếu như chẳng thiếu thốn gì (như khi đã là vợ chồng), việc này thành ra thừa thãi. Nó không đem lại cảm xúc mãnh liệt như với ny hay một mqh vụng trộm nên không phải giải pháp tối ưu.
Các cặp đôi yêu nhau (mà chưa cưới) nhưng qhtd thường xuyên cũng không áp dụng cách này được.
Một điều cơ bản ai cũng biết: Chịch nhiều thì cũng chán thôi. Kể cả đối phương có tuyệt vời đến mấy thì cũng vẫn có cảm giác chán vào một lúc nào đấy. Người ta nói món gì, dù ngon tới đâu, ăn mãi cũng chán. Vậy nên trong những trường hợp này, cách hay là nên đổi địa điểm, đổi cách làm sao cho đối phương (hoặc chính mình) thấy sự mới lạ.
Cách 2: Có thêm 1 mqh khác
Cách này không phải là không có cơ sở. Nhiều nghiên cứu về lý do ngoại tình đã chỉ ra "ngoại tình là 1 cách để khiến 1 mqh bớt nhàm chán", nó đúng với người đi ngoại tình. Bởi họ có 1 cảm giác phiêu lưu, mạo hiểm, giấu diếm khiến họ bớt để tâm tới sự nhàm chán kia. Và khi mqh nhàm chán kia có thêm 1 thứ xen vào, nó khiến thay đổi trạng thái của họ, khiến nó không còn bình thường nữa. Nó phá vỡ cái yếu tố "bình thường mới" và tạo cho họ cảm xúc.
Một yếu tố nữa của việc ngoại tình là nó khiến họ (người ngoại tình) có tâm lý có lỗi với đối phương và họ muốn bù đắp lỗi lầm ấy bằng cách chiều chuông đối phương hơn, làm thứ gì đó mới lạ hơn để thu hút sự chú ý của đối phương sang hướng khác, để đối phương nghĩ họ vẫn đang yêu mình. Khi bản thân họ đã thoát ra khỏi cái cảm giác chán, nhạt, họ sẽ dễ nghĩ tới những điều mới lạ hơn - thứ mà trước đây họ không sao nghĩ tới được.
Tất nhiên nguyên nhân của ngoại tình không chỉ có thế, đó chỉ là một trong số các nguyên nhân thôi. Hậu quả của ngoại tình thì ai cũng biết, và đó là việc không được luật pháp và xã hội đồng tình. Ở đây tôi muốn chỉ ra rằng nó tác động thế nào tới việc thay đổi sự nhạt, chán trong 1 mqh.
Một số người tôi biết còn có cách "ngoại tình fake". Họ tạo ra 1 đối tượng ảo để cho đối phương biết. Mục đích là muốn làm đối phương ghen, đối phương phải sợ mất họ, để từ đó đối phương phải thay đổi, phải hành động thoát ra khỏi sự nhàm chán, nếu không sẽ bị mất. Cách này khá nguy hiểm bởi không thể lường trước được đối phương sẽ phản ứng thế nào, có đúng như mong đợi không, hay nó lại là chất xúc tác đẩy nhanh hơn quá trình tan vỡ của mqh.
Cách 3: thêm muối
Ai cũng biết là cần thêm muối, nhưng thêm như thế nào mới là vấn đề. Nó giống việc "làm sao để giúp mình bớt nhạt khi tán gái" vậy. Có người làm rất dễ nhưng có người làm rất khó. Họ cũng biết, cũng cố gắng làm nhưng không thành công.
Có một điều rất buồn cười là: thứ mình nghĩ là muối lại không phải là muối. Thứ mình cố gắng làm lại không phải là cái đối phương mong muốn. Thứ mình làm, người khác thấy ấn tượng, nhưng đối phương lại không cảm nhận được.
Việc thêm muối, quan trọng nhất phải là "gãi đúng chỗ ngứa".
Cái này không phải dễ đâu nhé, bởi vì:
- Đối phương còn chẳng biết họ muốn gì.
- Đối phương biết nhưng họ không chịu nói ra.
- Ta biết đối phương muốn gì nhưng ta không làm được như vậy, hoặc ta không muốn mình phải chủ động trước, mà muốn đối phương chủ động cơ.
Để phá vỡ thế khó này, hai người cần phải làm được 1 việc đó là: ngồi xuống và nói cho nhau nghe. Đó là lúc cả hai đều phải nói và đều phải biết lắng nghe. Rất nhiều người không làm nổi việc này và họ thà đổ vỡ mqh còn hơn là lắng nghe đối phương.
"Biết lắng nghe" này không phải chỉ nghe bằng tai, mà là đặt mình vào hoàn cảnh đối phương để hiểu vì sao họ khó chịu. Cũng không phải để nghe giải thích. Bản thân tôi cũng gặp rất nhiều vấn đề khi ngồi lắng nghe vợ mình nói. Bởi khi cô ấy nói tới 1 điều, tôi mô tả lại nó dưới góc nhìn của tôi, rằng khi làm vậy thì tôi không có ý đó, nhưng cô ấy cho rằng tôi đang giải thích, bao biện.
Khi họ khó chịu vì 1 điều, đơn giản là điều ấy cần phải được thay đổi, chỉ có như vậy thôi, không trình bày.
Nếu hai người chưa bao giờ ngồi nói chuyện với nhau, lắng nghe nhau thì rất khó để làm được điều này ngay. Khi mqh đang tốt đẹp cũng cần lắng nghe, khi nó nhạt đi thì càng phải được lắng nghe. Nếu không luyện, không đối diện với nhau, không thật sự mong muốn "thêm muối", "bớt nhạt" thì sẽ không thể thành công được. Mà cũng không phải chỉ 1 lần là xong ngay. Nó đòi hỏi 1 sự kiên trì nữa. Không đủ về lượng sẽ không bao giờ thay đổi được về chất.
Cuối cùng, biết là 1 chuyện, làm được hay không lại là chuyện khác.
27/04/2022