[Góc điện ảnh] - Hành trình đến các vì sao - Interstellar
Tình yêu chính là động lực để ông bố dám nhảy vào hố đen để cứu lấy con mình. Lời hứa chính là kim chỉ nam để ông tìm mọi cách quay về.
Xin chào cả nhà,
Mình mới rủ vợ đi xem Interstellar nhân dịp bộ phim 10 năm chiếu lại tại Việt Nam, và với cá nhân mình đây là lần thứ ba. Khác với mấy lần trước, lần này, mình đã là người có nhiều kiến thức hơn về vũ trụ, khoa học, nên mình cảm nhận được nhiều hơn những cài cắm chi tiết cũng như logic kịch bản.
Bộ phim là sự pha trộn giữa lý thuyết và thực hành, giữa tình cảm và lý trí, giữa con người và vũ trụ bao la. Dưới đây là một số quan sát và giải thích riêng của mình về những lý thuyết được đề cập trong phim, và cách đạo diễn đã tài tình sắp xếp nó để đưa nó lên hơn cả một bộ phim điện ảnh - nó có tính chất khoa học trong đó.
Bài viết mong muốn giúp mọi người hiểu hơn về những lý thuyết được áp dụng trong phim. Do những hiểu biết của cá nhân mình về vũ trụ vẫn còn hạn chế, nên nếu cách diễn giải có gì sai thì cũng mong nhận được góp ý và diễn giải của mọi người.
Sự ra đời của Vũ Trụ
Môn Vũ Trụ học không được dạy ở Việt Nam đủ sâu, phần vật lý lượng tử được dạy nhanh ở cuối lớp 12, trùng với thời điểm ôn thi đại học. Vô hình chung, chúng ta dành nhiều thời gian với những vấn đề ở Trái Đất hơn là vũ trụ - quan điểm rất thực dụng đúng với tinh thần của trong phim.
Theo lý thuyết Big Bang, vũ trụ được sinh ra từ một vụ nổ lớn, các hành tinh được hình thành sau vụ nổ, các thiên hà cho đến giờ vẫn đang giãn nở. Về mặt lý thuyết, khoảng cách giữa các hành tinh sẽ ngày càng xa nhau hơn (Universe Expansion).

Về mặt lý thuyết, khoảng cách giữa các hành tinh sẽ ngày càng xa nhau hơn (Universe Expansion)
Với việc vũ trụ giãn nở như thế, thì quỹ đạo của các hành tinh cũng sẽ là tương đối với nhau theo thời gian. Nhà vật lý học Einstein đã đưa ra công thức e= mc2 cùng thuyết tương đối để lý giải rất nhiều về vũ trụ. Trong đó, khác với Newton cho rằng hai vật thể bất kỳ sẽ có lực hút với nhau dựa trên trọng lượng, thì Einstein cho rằng mọi hành tinh đều đang chuyển động theo một lực hút chung theo không gian 4 chiều: Không Thời Gian (Spacetime), nằm trên một tấm chăn vô hình khổng lồ.


Einstein cho rằng mọi hành tinh đều đang chuyển động theo một lực hút chung theo không gian 4 chiều: Không Thời Gian (Spacetime), nằm trên một tấm chăn vô hình khổng lồ.
Nếu như vụ nổ Big Bang là khái niệm về việc vũ trụ mở ra từ một vật thể đơn - điểm kỳ dị - Singularity ra vô tận, thì Hố Đen Vũ Trụ (Black Hole) lại là nơi mà mọi thứ khi bị hút vào đều co lại ở mức độ siêu nén.

Bạn có thể tưởng tượng là ở đâu đó ngoài kia có một cánh cửa mở ra một không gian vô tận, và một chỗ nào đó thì mọi thứ sẽ bị hút lại và nén vào.

Vũ trụ không khác mấy một chiếc bể bơi với nơi thì bơm nước vào, nơi lại hút nước ra. Một cánh của mở ra phun vào mọi thứ, và một cánh cửa hút hết lại và nén mọi thứ vào nhau.

Vũ trụ không khác mấy một chiếc bể bơi với nơi thì bơm nước vào, nơi lại hút nước ra. Một cánh của mở ra phun vào mọi thứ, và một cánh cửa hút hết lại và nén mọi thứ vào nhau.
Đằng sau những cánh cửa đó là thế giới như thế nào? Chúng ta chưa có câu trả lời.
Thế nên mới có những câu hỏi là ai tạo ra vũ trụ? Chúng ta có đang sống trong một thế giới giả lập hay không?
Mối tương quan vũ trụ với lượng tử
Có những sự tương quan kỳ lạ giữa vũ trụ bao la và thế giới lượng tử (siêu nhỏ - quantum). Một cái thì zoom-out vô tận cấp vũ trụ, một cái thì lại thu nhỏ vô tận cấp nguyên tử, hạt và vật chất.
Cách các hành tinh xoay quanh nhau một cách nào đó cũng giống như các nguyên tử nguyên tố electron xoay quanh proton vậy.

Cách các hành tinh xoay quanh nhau một cách nào đó cũng giống như các nguyên tử nguyên tố electron xoay quanh proton vậy.
Lực hút giữa các hành tinh ở cấp độ vũ trụ và lực hấp dẫn ở cấp độ nguyên tố nguyên tử giống và khác nhau thế nào? Làm sao để có thể tạo ra lực hấp dẫn hoặc tắt nó đi như một chiếc công tắc?
Click vào đây 👇 để khám phá mối liên quan
Đó là câu hỏi mà tiến sĩ Brand đã cố trả lời trong phương trình của mình ở phim.
Phương trình của Brand
Phương trình này nhằm giải quyết bài toán đặt ra: làm sao để đưa toàn bộ loài người lên một chiếc phi thuyền cao và phóng lên vũ trụ.
Con người chúng ta lên vũ trụ bằng cách phóng tên lửa để thắng trọng lực của trái đất, và sau đó trôi vào không gian theo quỹ đạo của các hành tinh và vật thể.

Theo Einstein, thì các hành tinh đều đang xoay quanh một chiếc chăn ly tâm khổng lồ. Chúng ta ra xa khỏi phạm vi lực hấp dẫn của từng vật thể thì sẽ trôi nổi giống như các hành tinh vậy.
Sẽ cần rất nhiều năng lượng để có thể tách trọng lượng của hai vật ra khỏi nhau. Bom nguyên tử được sinh ra dựa trên cơ chế chia tách hạt nguyên tử ra làm đôi, kích hoạt các nguyên tử khác và tế bào khác cứ thế tách nhau ra. Việc phân tách sẽ tạo ra năng lượng cấp số mũ của trọng lượng một nguyên tử theo tốc độ bình phương của ánh sáng (rất lớn). Nếu không tách rời thì các nguyên tử sẽ dính rất chặt vào nhau.

Bản chất chúng ta - một sinh vật - living organism, là một tập hợp các tế bào, với các nguyên tử nguyên tố tạo nên nó (nguyên tử => phân tử => tế bào). Các tế bào có cơ cấu để có thể dính chặt được vào nhau.

Phương trình mà Giáo sư Brand (Michael Caine) làm việc trong phim là một nỗ lực để hoàn thiện lý thuyết về trọng lực lượng tử (quantum gravity). Cụ thể, ông cố gắng dung hòa giữa thuyết tương đối rộng của Einstein (giải thích lực hấp dẫn ở quy mô lớn, như hành tinh và lỗ đen) và **cơ học lượng tử** (giải thích các hiện tượng ở quy mô nhỏ, như hạt hạ nguyên tử). Đây là một bài toán khoa học thực tế vẫn chưa được giải quyết hoàn toàn trong vật lý hiện đại.
Phương trình này sẽ giúp con người kiểm soát trọng lực (manipulate gravity). Con người theo kế hoạch A, cần phải nâng một trạm vũ trụ khổng lồ với cả triệu người ra khỏi quỹ đạo quay của trái đất. Chúng ta phải học cách tách được trọng lượng của toàn bộ nhân loại ra khỏi lực hấp dẫn của toàn bộ hành tinh.
Và dù có dữ liệu trên Trái Đất, như chúng ta biết, trong phim, Giáo sư Brand thừa nhận rằng ông đã từ bỏ "Kế hoạch A" từ lâu vì ông tin rằng phương trình không thể giải được với dữ liệu hiện có. Ông cần dữ liệu từ bên trong một lỗ đen (cụ thể là singularity – điểm kỳ dị), nơi các quy luật vật lý thông thường bị phá vỡ.
Singularity có thể coi là nơi mà mọi thứ to nhất sẽ bị nén chặt lại theo mức độ đơn bào, lực hút ở đó hẳn là rất đặc biệt.
Điều này dẫn đến việc Cooper phải hy sinh để lấy dữ liệu từ lỗ đen Gargantua.
Lỗ đen vũ trụ Gagantua khác worm hole như thế nào?
Như nói ở trên, lỗ đen là nơi mà mọi vật thể sẽ bị nén lại từ cấp độ hành tinh thành một thứ siêu nhỏ trong Singularity.
Về mặt lý thuyết, Cooper đáng ra đã bị nén thành những tế bào, hoặc như sợi mỳ Spaghetti (có hẳn từ spaghettification cho hiện tượng này).

Về mặt lý thuyết, Cooper đáng ra đã bị nén thành những tế bào, hoặc như sợi mỳ Spaghetti (có hẳn từ spaghettification cho hiện tượng này).
Khác với lỗ đen, worm hole (lỗ sâu) hoạt động như một cánh cửa thần kỳ. Không có nén gì ở đây cả, worm hole được minh hoạ như có hai ô tròn trên một mặt phẳng, và có một chiếc bút chì chọc qua.


worm hole được minh hoạ như có hai ô tròn trên một mặt phẳng, và có một chiếc bút chì chọc qua.
Trong phim, ai đó đã đặt một worm hole ở gần sao Thổ. Với việc Trái Đất chắc chắn diệt vong, con người tò mò muốn biết ai đã làm việc này, và cử 12 phi thuyền với 12 phi hành gia do thám từ nhiều năm trước.
Điều này có nghĩa là các nhà du hành này sẽ chui qua lỗ sâu để đi đến một nơi nào đó của vũ trụ mà có thể không thuộc phạm vi có thể quan sát được (observable universe).
Observable universe là nơi mà tốc độ ánh sáng vẫn có thể cho chúng ta quan sát được các hành tinh, chủ yếu là từ sau vụ nổ big bang.
Vậy còn trước Big Bang thì sao? Nó có thể là một địa điểm vô cùng xa xôi mà con người chúng ta không thể bay tới do sự giãn nở của Big Bang.
Nhưng wormhole có thể đưa chúng ta đến đó.
Điểm mình thấy rất thích ở phim đấy là một quả cầu trong suốt đa chiều (hình cầu) như một hành tinh được hình thành, thay vì một cánh cổng hình tròn. Đạo diễn đã rất tinh tế suy luận là các tấm ảnh sẽ cho ra một không gian hai chiều, nhưng nhìn bằng mắt nó sẽ phải là đa chiều hơn.

Bản chất của wormhole là sự tưởng tượng của các nhà khoa học, chứ con người chưa bao giờ chụp ảnh được. Thành ra chúng ta đang được quan sát một "wormhole" dựa trên kỹ xảo của đạo diễn và kiến thức vũ trụ của ông cùng ekip.
Và bạn có thể thấy rõ hơn sự liều lĩnh và độ vĩ đại của nhiệm vụ Lararus ở trong phim.
Cooper không chỉ đi trôi nổi vào các hành tinh trong hệ mặt trời chúng ta, ông ta và tuỳ tùng đã thực sự đi theo vào một cánh cửa dẫn đến một xó xỉnh nào đó (có thể ở ngoài observable universe) mà không ai biết là xa bao nhiêu, trước khi lao vào blackhole ở thiên hà đó.
Sao rơi từ hố đen ông ta lại về được trái đất?
Vậy tại sao Cooper lại quay lại trái đất vào cuối phim?
Chẳng phải ông đã lao vào hố đen, và đáng ra bị nghiền nát như phân tử rồi hay sao? (spaghettification)
Lý do ở đây là ai đó đã đặt một chiếc Tesseract (khối không gian đa chiều) vào trong Gagantua đợi sẵn Coopers và Tars.


Giả định ở đây là đã có các sinh vật bậc cao (Chúa, sinh vật ngoài hành tinh, người đến từ tương lai?) có hiểu biết về công nghệ và vũ trụ cao cấp. Họ tạo ra một khối không gian đa chiều như một thiết bị có thể co giãn và di chuyển như một cánh cửa thần kỳ.
Trong không gian đa chiều ấy, chiều không gian thứ 4 là thời gian trở thành một khoảng không gian vật lý để Cooper có thể di chuyển tự do giữa các mốc thời gian khác nhau.
Họ đã "bắt" được Cooper vào thời điểm ông phóng ra khỏi phi thuyền và chuẩn bị nén Spaghetti, rồi nhét ông vào khối Tesseract.
Trong khối đó, ông được truy cập vào không gian của tủ sách để có thể tiếp cận được với con gái ông. Ông cũng được liên lạc với Tars để nắm tín hiệu từ Blackhole.
Họ giúp ông có cách để truyền tín hiệu đó vào nhịp dao động của chiếc đồng hồ chạy để trên giá sách đó cả năm trời.
Và khi xong việc, họ thả ông vào thời gian mà loài người đã hoàn thành trạm vũ trụ plan A và chuẩn bị quay quanh sao Thổ.
Một chi tiết hay đấy là trình tự thời gian của Coopers khác với trình tự diễn ra của câu chuyện theo mốc thời gian. Coopers gửi tin nhắn STAY cho Murph để ngăn chính mình rời đi trước khi truyền tín hiệu toạ độ để mình tìm thấy NASA, trong khi câu chuyện tìm NASA diễn ra trước khi Cooper về an ủi Murph.
Ở trong Tesseract, thời gian là các điểm tương đối, có thể đi lại hai chiều được đối với Coopers, nên vẫn đảm bảo logic.
Những sinh vật bậc cao này rất có thể chính là những người đã tạo ra worm hole để thách thức con người và sau đó tính toán để Cooper hoàn thành sứ mệnh cho Lararus. Họ làm chủ được công nghệ du hành giữa không gian và thời gian, giữa các mặt phẳng đa chiều.
Vũ trụ có thể có nhiều chiều không gian mà chúng ta không thể quan sát được. Giống như một chú kiến không chạm râu sẽ không nhận diện được ta, mắt chúng ta sẽ không thể thấy được những gì đang xảy ra ở cấp độ phân tử và vũ trụ.
Vĩ thanh
Ở lần thứ ba xem phim, kiến thức về vũ trụ và công nghệ đã giúp tôi enjoy hơn quá khứ rất nhiều. Trong quá khứ, tôi có ấn tượng mình bị ngợp bởi câu chuyện cha con và du hành vũ trụ mà thôi.
Lần thứ ba này, khi đã có con gái, cảnh Coopers dứt con ra đi khiến tôi rơi nước mắt. Ông hiểu nếu ông ở lại, ông sẽ không làm được gì đáng kể để cứu con mình và thế giới. Bản thân ông cũng đã thấy mình vô dụng trong thời cuộc.

Nhưng ông ra đi, ông có thể không có ngày trở về, và xa rời con ông mãi mãi. Ông sẽ chỉ còn sống trong ký ức của cô bé mà thôi.
Khi rơi vào Gagantua, Cooper không biết sự có mặt của Tesseract ở trong. Ông đã chấp nhận phản bội lời hứa với con mình, và xác định hy sinh.
Ngay khi nhìn thấy con, ký ức đầu tiên là khi ông gặp con lần cuối trước khi đi. Phản ứng đầu tiên của ông là gào thét và tìm cách ngăn chính mình ra đi. Ông không chấp nhận quyết định cũ và hối hận quay xe với lời hứa của mình.

Ngay khi nhìn thấy con, ký ức đầu tiên là khi ông gặp con lần cuối trước khi đi. Phản ứng đầu tiên của ông là gào thét và tìm cách ngăn chính mình ra đi. Ông không chấp nhận quyết định cũ và hối hận quay xe với lời hứa của mình.
Ông cũng giống Mann, không thắng được lý trí và hành động theo cảm xúc. Thứ cảm xúc muốn gặp lại người thân đã khiến ông sẵn sàng phá huỷ mission, nhưng thất bại. Cũng chính thứ cảm xúc ấy khiến ông liều lĩnh và hoàn thành việc docking để có cơ hội trở về.
10 năm sau khi xem phim lần đầu, tôi giật mình khi thấy bộ phim đã thật hơn rất nhiều. AI đã có mặt trong cuộc sống của tôi, và tôi hiểu docking scene kia chỉ có thể hoàn thành khi con người có sự giúp đỡ của nó, kể cả tín hiệu từ hố đen để cứu con người cũng vậy. Và Hà Nội của tôi cũng có nhiều ngày nồm u ám như bụi sa mạc trong đó.

Và Elon Musk thì đang cố đưa con người lên sao Hoả.
Nhưng dù sao, thì chúng ta vẫn có những thứ không bao giờ thay đổi. Con người luôn rất con người, và tình cảm cha con chính là động lực để họ dám làm những điều phi thường.
Tình yêu chính là động lực để ông bố dám nhảy vào hố đen để cứu lấy con mình. Lời hứa chính là kim chỉ nam để ông tìm mọi cách quay về.
"Đừng đi dò dẫm trong đêm đen tối Hỡi kẻ già hãy cháy và thét lên Để cơn giận chống chọi trong ánh sáng lụi tàn Vì con, bố phải ra đi Và sẽ trở về Vì bố hứa với con"

Bản gốc từ bài thơ của Dylan Thomas
Do not go gentle into that good night,
Old age should burn and rave at close of day;
Rage, rage against the dying of the light.
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Nếu hay, chia sẻ giúp mình nhé. Bạn có hiểu giống như mình trong các khái niệm vũ trụ của phim không?
Theo dõi blog link dưới đây 👇 để không bỏ lỡ những bài viết tương tự
Bài viết gốc:

Quan điểm - Tranh luận
/quan-diem-tranh-luan
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất
Hãy là người đầu tiên bình luận bài viết này